(CLO) Là huyện duy nhất của Ninh Bình có biển, địa bàn rộng, dân số đông. Sau hơn 12 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, Kim Sơn đã hoàn thành các điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Huyện cuối cùng của tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới
Những năm qua, huyện Kim Sơn luôn vượt kỳ vọng, duy trì mức phát triển kinh tế cao. Đặc biệt, xác định rõ tầm quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nên huyện Kim Sơn dày công tập trung mọi nguồn lực để đưa huyện đi đầu trong sự nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.
Huyện Kim Sơn đã khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, là địa phương dẫn đầu về phát triển kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản, là vựa lúa của tỉnh Ninh Bình.
Minh chứng rõ nhất được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của huyện Kim Sơn. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2016 đến nay, huyện Kim Sơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định so với mặt bằng chung của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) các ngành kinh tế của huyện năm 2021 đạt 8.930 tỷ đồng, ước năm 2022 đạt 9.660 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2021 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 7,1 %/năm; năm 2022 đạt 8,2% (trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 9,3%; Dịch vụ tăng 12,6%).
Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 30,3% năm 2016 xuống dưới 27% năm 2022. Mặc dù tỷ trọng trong nền kinh tế giảm xuống nhưng đến nay Kim Sơn vẫn là địa phương dẫn đầu của tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản. Là vựa lúa của tỉnh Ninh Bình, sản lượng lương thực bình quân đạt trên 100 nghìn tấn/năm, chiếm đến 1/3 sản lượng lương thực toàn tỉnh; sản lượng thuỷ sản đạt trên 30 nghìn tấn mỗi năm.
Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng trên 49% trong tổng giá trị sản xuất. Trước đây ngành công nghiệp của huyện chủ yếu là công nghiệp cá thể sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp nhưng đến nay đã có nhiều ngành sản phẩm mới được đưa vào sản xuất kinh doanh như sản phẩm may mặc, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí…. Đến nay toàn huyện có 120 doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng, có 25 làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm chiếu cói mỹ nghệ xuất khẩu và sản xuất rượu.
Các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm trên 23% giá trị sản xuất toàn huyện. Những năm tới đây huyện Kim Sơn xác định và tập trung đầu tư ngành dịch vụ và du lịch sẽ là ngành kinh tế đầu tàu kích thích tăng trưởng kinh tế của huyện.
Thành tựu về kinh tế đã cho phép Kim Sơn đạt được những thành công nhất định trong công tác giảm nghèo và thực hiện tiến bộ xã hội. Thu nhập bình quân/người hàng năm tăng từ 25 triệu đồng (2015) tăng lên 49,98 triệu đồng (2020) và năm 2022 là trên 57,2 triệu đồng; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 11,71% (2015) xuống còn 2,80% (2020) và năm 2022 là 1,24%. Phấn đấu đến năm 2025 giảm còn dưới 1%.
Tiềm năng, nội lực kinh tế của huyện Kim Sơn càng có ý nghĩa hơn khi thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội. Đến nay, 100% số xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; các xã đã lắp đặt biển báo, chỉ dẫn giao thông, xây dựng rãnh thoát nước, vỉa hè, lắp đặt đường điện chiếu sáng, trồng đường hoa, cây xanh ven các trục đường và ở các khu dân cư. Toàn huyện hiện có 13,4 km đường hoa, 142 bồn hoa, trồng được 18.670 cây các loại ở địa bàn các xã như: Hồi Ninh, Kim Trung, Quang Thiện, Yên Lộc...
Khu Trung tâm thể dục, thể thao, với các hạng mục như: Sân vận động có sức chứa lên tới 4 nghìn khán giả, nhà thi đấu đa năng, sân tennis, bể bơi và các công trình phụ trợ
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện, đến xã, thôn, xóm đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí. 100% xã có nhà văn hóa với diện tích từ 300m2 trở lên, quy mô 200 chỗ ngồi trở lên, có sân khấu, các phòng chức năng đầy đủ trang thiết bị theo quy định.
Công tác giáo dục được quan tâm, huyện Kim Sơn đã chỉ đạo đầu tư xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các cấp học. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên không ngừng được nâng cao. Việc thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý, điều chuyển giáo viên đảm bảo cân đối cơ cấu của các trường để thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhờ đó, chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT của huyện Kim Sơn luôn xếp ở thứ hạng cao trong tỉnh Ninh Bình.
Về lĩnh vực y tế, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, củng cố mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cơ sở vật chất được kiên cố hóa đạt chuẩn, đủ các giường, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. 100% các trạm y tế xã đầy đủ trang thiết bị...
Khu hành chính công của huyện Kim Sơn
Đến nay, 23/23 xã của huyện Kim Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 33 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới đạt 99,53%.
Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là trên 7.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước là trên 3.600 tỷ đồng; vốn đóng góp của cộng đồng dân cư là trên 2.100 tỷ đồng.
Trước những thành tựu kể trên, ngày 18/8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 968/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Giao UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Kim Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, toàn diện, và bền vững
Xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, cũng giống như nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, huyện Kim Sơn đang dồn lực để xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Theo đó, huyện Kim Sơn đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới đảm bảo “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền vững; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao”.
Quang cảnh đường phố thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn. Ảnh Anh Tuấn - Báo Ninh Bình.
Trong đó, giai đoạn 2022 - 2025 duy trì, nâng cao 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới; giữ vững số xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (23/23 xã); Duy trì, giữ vững 01 xã Đồng Hướng đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, mỗi năm ít nhất có 26 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (đến năm 2025 có 111/277 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu).
Giai đoạn 2025 - 2030 phấn đấu huyện Kim Sơn là huyện nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 là ≥ 65 triệu đồng; Tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông 100%; kênh mương cứng hóa đạt 35%; Tỷ lệ thôn, xóm, khu phố có nhà văn hóa đến năm 2025 đạt 100%.
Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là 06 trường (Mầm non: 02; Tiểu học; 02; THCS: 02); tỷ lệ người dân tham gia BHXH đạt 95%; Hằng năm số xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn vững mạnh về Quốc phòng - An ninh đạt 92%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi đến năm 2025 đạt ≤ 13,9%.
Khu công viên văn hóa cộng đồng huyện Kim Sơn...
Phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm 2/3 số hộ nghèo so với cuối năm 2025 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Trong các năm từ 2022 đến hết 2025, số hộ nghèo của huyện giảm bình quân 422 hộ/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Kim Sơn sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để cải thiện, nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra, xây dựng địa phương ngày càng phát triển toàn diện và vững chắc.
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Chỉ trong 1h đồng hồ buổi trưa, trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp ghi nhận 6 trận động đất, trong đó có đến ba trận có độ lớn 3.4 gây rung lắc mạnh vùng tâm chấn.
(CLO) Lực lượng chức năng đã làm việc với tài xế xe tải cố ý vượt rào chắn đường ngang, khi chắn đang dịch chuyển đóng đường ở thành phố Huế. Chiếc ô tô đã va chạm và làm cong vênh một gác chắn, gãy một gác chắn.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.