(CLO) Ngày 9/12, tại Hà Nội, Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) quốc gia Việt Nam phối hợp UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo khoa học "Đầu tư và tài trợ cho văn hóa: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam", với sự tham dự của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật...
Phát biểu tại Hội thảo, TS. KTS Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng, các ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo đều có sự thống nhất về quan điểm đối với các vấn đề trọng tâm.
Theo đó, các ý kiến đều cho rằng cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cụ thể nhằm tăng đầu tư công, thu hút và đa dạng nguồn đầu tư tư cho văn hóa.
Đồng thời, cần thực hiện nghiên cứu và đánh giá toàn diện về thực trạng đầu tư và tài trợ cho văn hóa trong làm cơ sở cho việc tư vấn xây dựng chính sách đầu tư và tài trợ cho văn hóa phù hợp với cơ sở khoa học và thực tiễn của ngành. Tiếp nhận có chọn lọc từ những bài học kinh nghiệm về các mô hình đầu tư và tài trợ cho văn hóa của các quốc gia khác.
Theo ông Long, cần sớm xây dựng cơ chế và chính sách về đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa. Ưu tiên triển khai đầu tư và tài trợ cho các dự án có tiềm năng, thế mạnh thuộc lĩnh vực thiết kế, âm nhạc, mỹ thuật công cộng, nhằm định vị thương hiệu
“Chúng tôi hy vọng những vấn đề đặt ra từ hội thảo sẽ trở thành một phần của quá trình vận động và xây dựng, thực thi có hiệu quả các chính sách về đầu tư công cho văn hóa. Khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tham gia, đóng góp, chung tay đầu tư cho ngành văn hóa từ khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức quốc tế và các cá nhân trong thời gian tới” - TS. KTS Phạm Tuấn Long nhấn mạnh.
Theo Viện VHNT quốc gia Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc dân tộc và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Đầu tư và tài trợ cho văn hóa không chỉ giúp bảo tồn di sản văn, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo mà còn tạo nguồn lực để hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các mô hình đầu tư và tài trợ thành công trong lĩnh vực văn hóa. Qua đó, tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, việc triển khai các dự án đầu tư và tài trợ cho văn hóa gặp nhiều khó khăn do thiếu khung pháp lý rõ ràng và sự hỗ trợ từ chính quyền. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa còn thiếu đồng bộ, dẫn đến việc khai thác nguồn lực không hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các ấn phẩm sách báo và cuộc hội thảo khoa học trong lĩnh vực này cũng khiến các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà đầu tư tiềm năng khó khăn trong tìm kiếm thông tin chuyên sâu. Điều này không chỉ hạn chế hả năng tiếp cận kiến thức mà còn làm giảm cơ hội kết nối và hợp tác giữa các bên liên quan. Nhiều sáng kiến và dự án tiềm năng không được phát triển hoặc triển khai một cách hiệu quả.
Tại hội thảo, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Quốc Trung nhấn mạnh: "Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư vào văn hóa, mặc dù chưa nhiều, nhưng dự kiến trong tương lai, mức đầu tư sẽ còn tăng hơn nữa. Tuy nhiên, một vấn đề dễ nhận thấy là việc đầu tư thường diễn ra một cách dàn trải, thiếu tập trung và đồng bộ. Đặc biệt, là thiếu mục tiêu cụ thể và đánh giá hiệu quả đầu tư một cách khách quan.
Nếu không đánh giá đúng, chúng ta sẽ không thể xây dựng chiến lược phù hợp và xác định chính xác những mục tiêu cũng như khu vực cần đầu tư. Tất cả những yếu tố này dẫn đến tình trạng mặc dù Nhà nước đã và đang đầu tư, nhưng những người làm văn hóa, nghệ sĩ vẫn cảm thấy thiếu thốn, và không có cơ hội tiếp cận hay sử dụng những nguồn lực đầu tư đó".
Xuyên suốt hội thảo có khoảng 20 tham luận, ý kiến phát biểu được trình bày, thảo luận. Ba nhóm vấn đề đáng chú ý được tập trung phân tích thực trạng, giải pháp, gồm: Đầu tư và tài trợ cho văn hóa tại Việt Nam - Góc nhìn đa chiều; Đầu tư và tài trợ cho văn hóa - Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra; Đầu tư và tài trợ cho văn hoá - Mục tiêu, công cụ chính sách cùng những sáng kiến định vị thương hiệu "Thành phố sáng tạo Hà Nội" để cùng đưa ra hướng phát triển, bài học gợi mở giúp phát triển nền văn hoá Việt Nam.
Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia hội thảo gồm: PGS, TS Nguyễn Thị Thu Phương (Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam); Tiến sĩ, kiến trúc sư Phạm Tuấn Long (Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm); nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Quốc Trung (Tổng Giám đốc Công ty Thanh Viet Production); Tiến sĩ Hà Huy Ngọc (Trưởng phòng Kinh tế Vùng và địa phương, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); ông Jérémy SEGAY (Tùy viên nghe nhìn khu vực Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam); ông Emmanuel Cerise (Đại diện Vùng Ile-de-France tại Hà Nội, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam)...
(CLO) 3 di sản được vinh danh bao gồm: Lễ hội rằm tháng Ba huyện Minh Hóa (thuộc loại hình lễ hội truyền thống), Hát tuồng bội xã Hưng Trạch (Bố Trạch) và Hát sắc bùa huyện Minh Hóa và TP. Đồng Hới (thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian).
(CLO) Deepfake đang trở thành công cụ nguy hiểm trong các âm mưu tống tiền trực tuyến. Mới đây, hơn 100 công chức Singapore, bao gồm các bộ trưởng, đã bị tống tiền qua email với video deepfake yêu cầu tiền chuộc. Các vụ việc này làm nổi bật mối đe dọa ngày càng gia tăng từ AI, không chỉ đối với chính trị gia mà còn với tất cả mọi người.
(CLO) Nga cáo buộc lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công một chiếc xe của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên hợp quốc vào ngày 10/12, và cho rằng có thể có người đã thiệt mạng trong vụ việc.
(CLO) Chiều 11/12, trả lời chất vấn về lĩnh vực đô thị tại phiên họp thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho rằng, tách được toàn bộ nguồn thải và bổ cập nước là giải pháp căn cơ để làm sạch các dòng sông ở nội thành Hà Nội.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: ADB dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam đạt 6,6%; Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát động toàn thành phố xử lý rác thải, nước thải; TPHCM chi 15,7 tỉ đồng miễn phí vé Metro số 1 trong 30 ngày…
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có ý kiến chỉ đạo tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các Trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh.
(CLO) Cảnh sát Hàn Quốc đã thực hiện cuộc đột kích Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 11/12. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã có hành động tự tử, nhưng bất thành.
(CLO) Khoảng 3-5 tấn cá chim nuôi trong hồ của một hộ dân ở Hà Tĩnh bất ngờ chết hàng loạt, ước tính tổng thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Hiện chủ hồ đi thuyền và sử dụng các vật dụng vớt, thu gom số lượng cá chim chết trắng nổi trên hồ để đưa đi xử lý, phòng tránh ô nhiễm môi trường
(CLO) Ngày 10/12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết các cuộc đàm phán liên quan đến xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ bắt đầu ngay vào "vào mùa đông này", khi Ba Lan chuẩn bị đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1 tới.
(CLO) Ngày 11/12, lãnh đạo UBND phường Mỹ Xá (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy lớn ở khu vực Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ, vận chuyển phát nhanh Thái Tuấn (tại đường N4, Khu công nghiệp Hòa Xá).
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) 3 di sản được vinh danh bao gồm: Lễ hội rằm tháng Ba huyện Minh Hóa (thuộc loại hình lễ hội truyền thống), Hát tuồng bội xã Hưng Trạch (Bố Trạch) và Hát sắc bùa huyện Minh Hóa và TP. Đồng Hới (thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian).
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Những tháng cuối năm, hàng nghìn lượt du khách đổ về đất cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn trắng tinh, vàng rực hay vạt đồi hoa mận trái mùa trắng tinh khôi mà đẹp như mơ và cả những cây hồng chín đỏ lừ quả sai lúc lỉu khiến du khách “mê” quên cả lối về.
(CLO) Không chỉ mang đến tiếng cười và những khoảnh khắc giải trí, chương trình “2 Ngày 1 Đêm” còn tạo dấu ấn đặc biệt khi khéo léo lồng ghép giá trị văn hóa Việt qua những bộ trang phục truyền thống. Từng chặng đường, từng điểm đến, khán giả lại được chiêm ngưỡng những thiết kế đậm bản sắc dân tộc, làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.
(CLO) Ban tổ chức cho biết, trong 9 ngày diễn ra, lễ hội đã tiếp đón khoảng 30 vạn người tham gia trải nghiệm. Đây là số lượng người tham dự nhiều nhất từ trước đến nay đối với một lễ hội sáng tạo tại Hà Nội.
(CLO) Tác phẩm “Bài văn về trứng vịt lộn” của tác giả Trần Khắc Khoan đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác truyện tranh 2024 và tác giả sẽ tham dự Liên hoan truyện tranh Angoulême vào đầu năm 2025.
(CLO) Hưởng ứng Festival hoa Đà Lạt và chào mừng Tết Dương lịch 2025, ngành Đường sắt tổ chức các chương trình âm nhạc miễn phí phục vụ du khách trên tuyến tàu cổ Đà Lạt - Trại Mát.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Bảo tàng Hà Nội và di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây sẽ thu phí các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào tham quan.