(CLO) Iran đang phải chịu lạm phát, đồng tiền mất giá và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này có thể lý giải tại sao Iran đã tuyên bố không muốn tục leo thang xung đột với Israel.
Theo các nhà lãnh đạo tại Tehran, Iran đã xuất khẩu nhiều dầu hơn bao giờ hết trong 6 năm qua, bất chấp các lệnh trừng phạt lớn do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt vào năm 2018.
Tháng trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết xuất khẩu dầu đã "tạo ra hơn 35 tỷ USD" vào năm 2023. Nhật báo Financial Times dẫn lời ông nói rằng “mặc dù đối thủ của Iran muốn ngừng xuất khẩu nhưng hôm nay, chúng tôi có thể xuất khẩu dầu tới bất kỳ nơi nào chúng tôi muốn với mức chiết khấu tối thiểu”.
Lạm phát tăng vọt
Tuy nhiên, đối với chính quyền Iran, hàng tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ là nguồn lực để duy trì sự ổn định chính trị trong nước, chứ chưa thể phục vụ cho bất cứ cuộc chiến lớn nào. Hiện tại, phần lớn người dân Iran đang phải chịu tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế, dẫn đến sự mất giá của đồng tiền quốc gia, đồng rial.
Lạm phát của Iran gần đây đã đạt đến tầm cao mới, lên tới khoảng 40% trong tháng Hai. Djavad Salehi-Isfahani, giáo sư kinh tế tại Viện Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ), cho biết bất kỳ sự trầm trọng nào do căng thẳng địa chính trị leo thang sẽ chỉ khiến giá tiêu dùng của Iran tăng thêm.
Giáo sư Salehi-Isfahani cũng lưu ý rằng đồng USD đã tăng khoảng 15% so với đồng rial của Iran trong những tuần gần đây, trong bối cảnh có những lo ngại về xung đột gia tăng với Israel.
Vị chuyên gia về Trung Đông này nhấn mạnh: “Sự mất giá tỷ giá hối đoái rất nhanh chóng dẫn đến giá cả cao hơn, bởi vì Iran nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa và nhiều mặt hàng họ sản xuất bên trong Iran cũng có thành phần nhập khẩu”.
Theo giáo sư Salehi-Isfahani, mức sống của tầng lớp trung lưu Iran cũng giảm mạnh trong những năm gần đây và hiện “trở lại 20 năm trước”.
Dầu là nguồn thu chính
Theo nhà cung cấp dữ liệu Statista của Đức, đóng góp quan trọng nhất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran năm 2022 là lĩnh vực dịch vụ với 47%, tiếp theo là công nghiệp (40%) và nông nghiệp (12,5%).
Phần lớn doanh thu của ngành công nghiệp Iran đến từ ngành dầu mỏ, với hơn 90% lượng dầu thô được vận chuyển sang Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây ít có tác động đến hoạt động buôn bán dầu mỏ giữa Tehran với Bắc Kinh, nhưng các nhà lãnh đạo Iran ngày càng lo ngại rằng các cơ sở sản xuất dầu mỏ có thể trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công quân sự của Israel.
Sau cú sốc ban đầu sau lệnh trừng phạt năm 2018 của cựu Tổng thống Donald Trump, Iran đã quay trở lại 80% khối lượng xuất khẩu trước đây. Hầu hết chuyên gia cho rằng điều này là do việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.
"Nền kinh tế Iran thực sự đã tăng trưởng, một phần nhờ xuất khẩu dầu tăng... mức tăng GDP lên tới khoảng 5% mỗi năm, không tệ so với những gì diễn ra trong khu vực nói chung sau đại dịch COVID-19”, giáo sư Salehi-Isfahani nói. Ông nói thêm rằng nhiều nguồn tài chính đã được đầu tư vào việc mở rộng quân đội và các biện pháp ổn định chế độ khác.
Nhưng ở Iran, một lượng đáng kể nguồn thu của nhà nước được cho là đã biến mất vào cơ cấu không rõ ràng. Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) - một lực lượng bán quân sự tinh nhuệ trong lực lượng vũ trang Iran, và nhiều tổ chức tôn giáo được cho là kiểm soát các bộ phận trung tâm của nền kinh tế.
Những lực lượng này không phải nộp thuế và cũng không phải nộp bảng cân đối kế toán. Họ chủ yếu chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh Iran, Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Mặc dù doanh thu xuất khẩu dầu ngày càng ổn định trong những năm gần đây, Iran vẫn chưa phải là một đối thủ nặng ký về kinh tế. Với dân số khoảng 88 triệu người, Iran lớn hơn gần 10 lần so với Israel, nơi có 9 triệu người. Tuy nhiên, GDP của nước này vào năm 2022 lại thấp hơn đáng kể, kết thúc năm ở mức 413 tỷ USD, so với 525 tỷ USD của Israel.
Không dễ bảo vệ các mỏ dầu
Khả năng Iran duy trì cuộc chiến với Israel phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu các lệnh trừng phạt mới của phương Tây có thể làm giảm đáng kể xuất khẩu dầu của Iran hay không.
Trong ba tháng đầu năm nay, Tehran đã bán được trung bình 1,56 triệu thùng (một thùng là khoảng 159 lít) dầu thô mỗi ngày. Hầu như tất cả những thứ này đã đến Trung Quốc. Theo nhà cung cấp dữ liệu Vortexa, đây là khối lượng cao nhất kể từ quý 3 năm 2018.
Fernando Ferreira, người đứng đầu bộ phận Dịch vụ rủi ro Địa chính trị của Tập đoàn Năng lượng Rapidan của Mỹ, nói với báo Financial Times rằng "người Iran đã thành thạo nghệ thuật lách lệnh trừng phạt".
Nếu nói vậy, liệu nền kinh tế Iran hiện đã chuẩn bị cho khả năng leo thang quân sự với Israel hay chưa? Theo giáo sư Salehi-Isfahani thì Iran "chưa sẵn sàng" duy trì một cuộc xung đột quân sự kéo dài.
“Đó là lý do tại sao họ rất cẩn thận để không can dự quá nhiều vào cuộc chiến ở Gaza. Thay vì có ý định gây tổn hại, cuộc tấn công mà họ đã thực hiện nhằm vào Israel mang tính biểu tượng nhiều hơn", giáo sư Salehi-Isfahani đưa ra nhận định.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Marius Borg Høiby, 27 tuổi, con trai của Mette-Marit, người vợ của Thái tử Haakon Magnus, vừa bị cáo buộc liên quan đến vụ hiếp dâm thứ hai chỉ vài ngày sau khi bị bắt giữ vì nghi vấn tương tự.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.