Kinh tế chia sẻ: Nền tảng cho sự phát triển

Thứ ba, 23/10/2018 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cần có chính sách khuyến khích để mô hình kinh tế chia sẻ phát triển, bởi đây sẽ là tiền đề cho việc thu hút đầu tư, tăng lợi nhuận cho các ngành trong tương lai.

Cần nhận thức đúng

Báo Công luận
 

Nhận thức đúng về kinh tế chia sẻ sẽ giúp các doanh nghiệp có định hướng phát triển phù hợp (Ảnh TL)

 

Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là một mô hình tương lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng).

Đây là một khái niệm không phải là mới. Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên là ví dụ nổi tiếng trong doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) như máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cũng như trong kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) như giặt là tự phục vụ.

Nhưng có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một loạt rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới. Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ. Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu dùng. Và thứ ba, các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).

Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính quyền với các thông tin đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ.

Một tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua một thị trường trực tuyến), giá trị của những mặt hàng có thể tăng cho doanh nghiệp, cho các cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Đề án kinh tế chia sẻ (KTCS) vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đề án được xây dựng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về mô hình KTCS, từ đó phát huy những mặt tích cực và giảm thiểu rủi ro của mô hình kinh tế này ở Việt Nam.

Dự thảo Đề án nêu rõ, KTCS được hiểu là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả phí hoặc trả một khoản chi phí với tính chất điển hình thông qua các công cụ Internet.

Bản chất của KTCS là sự cộng tác tiêu dùng, người tham gia cùng nhau tiếp cận với sản phẩm hoặc dịch vụ hơn là sở hữu cá nhân về sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Đối tượng tham gia KTCS có hể là người sử dụng cá nhân, doanh nghiệp xã hội/hợp tác xã, doanh nghiệp phi lợi nhuận, DN vì lợi nhuận, cộng đồng địa phương hoặc khu vực công/chính phủ.

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia đến từ Đại sứ quán Australia nhìn nhận, việc nhận thức đúng bản chất của KTCS là vấn đề quan trọng. Hiện trên thế giới, ở nhiều nước phát triển, người ta gọi KTCS dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Kinh tế hỗn hợp, kinh tế nền tảng…

“Việc nhận thức đúng sẽ giúp cho chúng ta có những định hướng phát triển phù hợp, khuyến khích đổi mới sáng tạo thay vì “chỉ đi hót những gì của người khác sáng tạo nên trong mô hình kinh doanh mới này”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Nghiên cứu về sự phát triển của KTCS, đại diện Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mô hình KTCS đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 5 năm với Easy Taxi, sau đó là Uber và Grab. Các doanh nghiệp Việt đã có những startup cạnh tranh, đặc biệt là sau khi Uber rút khỏi Đông Nam Á như: FastGo, Go-Viet, Aber…

Tuy nhiên, quản lý nhà nước rất lúng túng, gặp nhiều khó khăn với loại hình mới này. Doanh nghiệp truyền thống phản ứng nhưng buộc phải chấp nhận thay đổi để cạnh tranh. Người tiêu dùng cũng có những phản hồi tích cực, chấp nhận phương thức mới.

“Thúc đẩy các startup trong nước, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ số và các loại hình kinh doanh mới, song dường như các startup trong nước đang thất thế so với các doanh nghiệp ngoại”- đại diện Viện Chiến lược phát triển nhận xét.  

Hứa hẹn những bước ngoặt lớn

Báo Công luận
 

Vấn đề nổi lên và quan trọng nhất trong KTCS là cạnh tranh công bằng (Ảnh TL)

 

KTCS đang nổi lên ở các nhóm nghề như dịch vụ vận tải (Uber, Grab…); dịch vụ du lịch và khách sạn (Airbnb, VRBO); dịch vụ lao động, việc làm, dịch vụ tài chính...

TS. Tuệ Anh cho biết và thông tin thêm rằng, doanh thu toàn cầu từ các công ty cung cấp nền tảng ứng dụng kinh tế chia sẻ đạt 15 tỷ USD vào năm 2014 (theo Pwc, UK) và dự báo sẽ đạt đến 335 tỷ USD vào năm 2025 - tăng gấp 22 lần trong vòng 10 năm.

Về cơ hội đối với Việt Nam, các chuyên gia đánh giá đánh giá, kinh tế chia sẻ sẽ tạo ra phương thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội kinh doanh mới dựa trên nền tảng số, ứng dụng công nghệ 4.0. Thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Nhìn về cách tiếp cận với mô hình kinh doanh mới, chuyên gia Nguyễn Đình Cung cho rằng, mô hình kinh doanh mới hình thành đều có yếu tố của thị trường và muốn có cạnh tranh công bằng phải có chính sách cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

“Chính sách chúng ta phải thay đổi như thế nào thì mới xử được với những mô hình kinh doanh mới xuất hiện như mô hình KTCS” - ông Nguyễn Đình Cung cho biết thêm.

Đồng quan điểm, nhiều ý kiến tại Tọa đàm nhấn mạnh, với KTCS, Chính phủ cần khuyến khích ủng hộ cái mới và điều chỉnh bất cập sau nhằm thúc đẩy phát triển các ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ số, từ đó tạo ra áp ứng đổi mới cho các DN và tạo ra tiện ích cho người tiêu dùng.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng ban Chính sách dịch vụ công thuộc CIEM - người chắp bút xây dựng Dự thảo Đề án KTCS - cho biết thêm: Vấn đề nổi lên và quan trọng nhất trong KTCS là cạnh tranh công bằng. Và để có được cạnh tranh công bằng, việc ủng hộ cái mới xuất hiện là rất tốt, nhưng mô hình kinh doanh mới cũng phải đảm bảo cạnh tranh công bằng mới những mô hình kinh doanh truyền thống.

KTCS cũng sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam.

Phương Thảo

Tin khác

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp