(CLO) Kinh tế Nga chững lại khi GDP dự kiến giảm 1-2% năm 2025, bất chấp tăng trưởng 4,1% năm nay nhờ chi tiêu quân sự.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga được dự báo sẽ suy giảm trong năm 2025 và năm tiếp theo, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều biến động.
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hôm thứ Sáu tuần trước đã công bố dự báo này khi quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 21% - mức cao kỷ lục được áp dụng từ tháng 10 nhằm kiềm chế tình trạng kinh tế quá nóng.
Một người phụ nữ đi ngang qua một văn phòng đổi tiền ở Moscow. Ảnh: Natalia Kolesnikova
Các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine đã phần nào cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, GDP của nước này vẫn tăng trưởng cao hơn dự báo nhờ chi tiêu quân sự.
Dù vậy, việc nền kinh tế chững lại đặt ra câu hỏi về tính bền vững của chính sách chi tiêu quân sự của Tổng thống Vladimir Putin, nhất là khi lạm phát leo thang và thị trường lao động rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực.
Ngân hàng Trung ương Nga quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 21% nhằm kiềm chế lạm phát - hiện ở mức 9,9%, gấp hơn hai lần mục tiêu 4% mà ngân hàng này đặt ra.
Theo dự báo, GDP của Nga trong năm 2024 tăng 4,1%, cao hơn mức dự kiến hồi tháng 10, chủ yếu nhờ nhu cầu trong nước tăng mạnh hơn dự đoán. Trong khi đó, GDP của Mỹ trong cùng năm chỉ tăng 2,8%.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nga dự báo GDP nước này sẽ giảm xuống mức từ 1-2% trong năm 2025, thậm chí có thể chạm đáy 0,5% vào năm 2026, trước khi phục hồi nhẹ lên 1,5-2,5% vào năm 2027.
Áp lực lạm phát vẫn ở mức cao, trong khi nhu cầu trong nước tăng nhanh hơn khả năng mở rộng nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Nga cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng do thương vong trong xung đột Ukraine, làn sóng di cư tránh nghĩa vụ quân sự và cuộc khủng hoảng dân số ngày càng rõ nét.
Lạm phát tại Nga dự kiến sẽ giảm xuống mức 7-8% trong năm nay, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 4% mà Ngân hàng Trung ương đặt ra cho năm 2027.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, nhận định chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ giúp hạ nhiệt nền kinh tế, đồng thời khẳng định tốc độ tăng trưởng trong ba năm tới sẽ phù hợp với dự báo hồi tháng 10.
Trang tin độc lập The Bell cho biết giá cả leo thang cùng với sự sụt giảm trong hoạt động cho vay có thể khiến Nga đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp đi kèm lạm phát cao – một kịch bản đầy rủi ro cho nền kinh tế.
Báo cáo của The Bell cũng nhấn mạnh, nguyên nhân chính khiến lạm phát ở mức cao là do chi tiêu chính phủ, đặc biệt là cho quốc phòng.
Vì GDP phản ánh tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế theo giá hiện tại, việc giá cả tăng cao do lạm phát có thể khiến chỉ số GDP tăng, ngay cả khi sản lượng thực tế không thay đổi.
Tổng thống Vladimir Putin vẫn nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, theo Reuters, các tài liệu nội bộ của chính phủ cho thấy nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm giá dầu giảm, áp lực ngân sách gia tăng và tình trạng nợ xấu trong khối doanh nghiệp.
(CLO) Bên cạnh sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng, để phòng ngừa nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề, cơ sở sản xuất, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong công tác phòng cháy chữa cháy để bảo đảm tài sản, tính mạng của chính mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
(CLO) Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung. Không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩn bổ sung.
(CLO) Chuyển đổi xanh cho thị trường bất động sản Việt Nam không chỉ là một xu hướng tất yếu mà còn là một bước đi quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh, giảm tác động tiêu cực đến môi trường
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(CLO) BYD nhận hơn 4.700 khiếu nại chỉ trong một tuần sau khi công bố tính năng lái thông minh miễn phí, châm ngòi tranh cãi gay gắt với người tiêu dùng.
(CLO) Lầu Năm Góc hôm thứ Tư cho biết họ đang chỉ đạo các lãnh đạo quân đội đề xuất danh sách cắt giảm ngân sách khoảng 50 tỷ USD trong tài khóa 2026 để tái phân bổ vào các ưu tiên quốc phòng của Tổng thống Donald Trump.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao 19.389,8 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Thụy Hòa 3, xã Hà Hồi.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2025. Nghị định được ban hành sẽ góp phần tiếp tục hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân tập trung vốn vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
(CLO) Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trước ngày 31/12/2025, dự án đường trục phía Nam Thủ đô phải hoàn thành và đưa vào khai thác sau 17 năm triển khai xây dựng.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự tại đoàn đại biểu Quốc hội tại một số địa phương.
(CLO) Nhiều quy định mới trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Công Thương giải thích rõ. Trong đó, có những mục tiêu và nguyên tắc điều hành được "cải cách" để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích các bên.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành kết luận số 42, chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án trị giá hơn 37 tỷ đồng này do Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Cục Kiểm lâm và Cục Lâm nghiệp) làm chủ đầu tư.
(NB&CL) Từ ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 - một trong những sự kiện đa phương lớn nhất do Việt Nam chủ trì tổ chức trong năm 2025. Diễn đàn được tổ chức vào thời điểm đặc biệt: Kỷ niệm 80 năm thành lập nước Việt Nam hiện đại, 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN…
(CLO) Mới đây, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đề xuất xây dựng thêm 5 cầu vượt tại 5 nút giao có lưu lượng phương tiện lớn nhằm xử lý tình trạng ùn tắc. Giải pháp này cũng tăng khả năng kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố.
(CLO) Hôm qua (19/2), tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với ông Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
(CLO) Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hải Dương vừa công bố danh sách 20 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên, tổng số tiền chậm đóng đến hết ngày 15/2 hơn 7,7 tỷ đồng.
(CLO) Bộ Tài chính tiết lộ, nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác,...
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua nhiệm vụ quy hoạch 2 khu công nghiệp và đồ án quy hoạch 1 khu công nghiệp rộng hàng trăm ha ở 3 huyện.
(CLO) Đây là công trình khởi công mới đầu tiên trong số 21 công trình tiêu biểu đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình lựa chọn khởi công, khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề nghị lùi thời hạn hiệu lực của quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
(CLO) Đồng rúp Nga đã tăng mạnh sau những tín hiệu cho thấy Tổng thống Donald Trump đang tìm cách nhanh chóng kết thúc cuộc chiến kéo dài ba năm tại Ukraine.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: Sản xuất bán dẫn là lĩnh vực tỉnh đặc biệt quan tâm nhằm đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Lãnh đạo tỉnh cùng các Sở, ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai.