Kinh tế thế giới giữa thời điểm khủng hoảng ngân hàng toàn cầu

Thứ hai, 20/03/2023 19:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra với Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) vào tuần trước dần tác động đến nền kinh tế thế giới vốn đã bị gián đoạn bởi đại dịch, chiến tranh, lệnh trừng phạt, căng thẳng địa chính trị và những cú sốc khí hậu.

Căn nguyên của cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thắt chặt các điều kiện tiền tệ sau nhiều năm thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Trong những năm gần đây, cả Fed và ECB đều giữ lãi suất gần bằng 0 và khiến thanh khoản tràn ngập nền kinh tế, đặc biệt là để đối phó với đại dịch. Hậu quả là gây ra lạm phát vào năm 2022 và cả hai ngân hàng trung ương hiện đang thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất để kiềm chế.

Các ngân hàng như SVB nhận tiền gửi ngắn hạn và sử dụng để đầu tư dài hạn. Ngân hàng trả lãi cho các khoản tiền gửi và nhắm đến lợi nhuận cao hơn cho các khoản đầu tư dài hạn. Khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất ngắn hạn, lãi suất trả cho tiền gửi có thể vượt quá thu nhập từ đầu tư dài hạn. Trong trường hợp đó, thu nhập và vốn của ngân hàng giảm, các ngân hàng có thể cần huy động thêm vốn để duy trì. Trong trường hợp cực đoan, một số ngân hàng có thể sụp đổ.

kinh te the gioi giua thoi diem khung hoang ngan hang toan cau hinh 1

Khủng hoảng ngân hàng dần tác động đến nền kinh tế thế giới. Theo ekathi merini.

Điều này có thể xảy ra với cả một ngân hàng có khả năng thanh toán nếu người gửi đột ngột tìm cách rút tiền gửi của họ. Do tài sản của ngân hàng bị ràng buộc trong các khoản đầu tư dài hạn nên thiếu thanh khoản để cung cấp tiền mặt cho những người gửi đang có ý định rút tiền. SVB đã không chống chọi được và nhanh chóng bị chính phủ Hoa Kỳ tiếp quản.

Hiện tượng này là một rủi ro thường thấy nhưng có thể tránh được theo ba cách. Đầu tiên, các ngân hàng nên giữ đủ vốn để bù lỗ. Thứ hai, các ngân hàng trung ương nên cung cấp thanh khoản khẩn cấp nhằm chấm dứt tình trạng hoảng loạn. Thứ ba, bảo hiểm tiền gửi của chính phủ sẽ giúp người gửi tiền yên tâm.

Trường hợp của SVB không đảm bảo được cả 3 điều kiện trên. Đầu tiên, SVB đã để bảng cân đối kế toán của mình bị suy giảm nghiêm trọng và các cơ quan quản lý đã không phản ứng kịp thời. Thứ hai, vì những lý do không rõ ràng, các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã đóng cửa SVB thay vì cung cấp thanh khoản khẩn cấp cho ngân hàng trung ương. Thứ ba, bảo hiểm tiền gửi của Hoa Kỳ chỉ bảo đảm các khoản tiền gửi lên tới 250.000 đô la Mỹ, và do đó không ngăn được việc rút tiền của những người gửi với số tiền lớn.

Câu hỏi trước mắt là liệu đây có phải khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng quy mô lớn hay không. Sự gia tăng lãi suất thị trường do việc thắt chặt của Fed và ECB cũng đã làm suy yếu các ngân hàng khác. Hiện tại đã xảy khủng hoảng ngân hàng, những người gửi tiền có nhiều khả năng sẽ hoảng loạn hơn.

Trong tương lai, vấn đề này có thể được khắc phục nếu các ngân hàng trung ương trên thế giới cung cấp thanh khoản dồi dào cho các ngân hàng đang phải đối mặt với việc rút tiền. Vì lý do này, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đã cung cấp tiền vay cho Credit Suisse. Cục Dự trữ Liên bang đã hỗ trợ khoản vay mới trị giá 152 tỷ đô la cho các ngân hàng Hoa Kỳ trong những ngày gần đây.

Tuy nhiên, cho vay khẩn cấp phần nào ảnh hưởng đến nỗ lực kiểm soát lạm phát của các ngân hàng trung ương. Bằng cách đẩy lãi suất lên cao, hoạt động rút tiền của ngân hàng sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Tuy nhiên, nếu giữ lãi suất quá thấp, áp lực lạm phát có thể sẽ kéo dài.

Các ngân hàng trung ương sẽ cố gắng đạt được cả hai: lãi suất cao hơn cộng với thanh khoản khẩn cấp, nếu cần. Đây là cách tiếp cận đúng nhưng đi kèm với chi phí. Các nền kinh tế Mỹ và châu Âu đã trải qua tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại. Cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ khiến lạm phát ngày càng đình đốn và có thể đẩy Mỹ và châu Âu vào suy thoái.

Anh Tuấn (Theo ekathi merini)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp