(CLO) Lệnh trừng phạt sâu rộng đã làm xáo trộn chuỗi cung ứng của Nga và khiến nhiều công ty phải tranh giành nguồn hàng cung ứng của các thương hiệu nước ngoài.
Kể từ khi Nga chịu trừng phạt nặng nề nhất vào tháng 3, một số nhà kinh tế đã dự đoán nền kinh tế nước này sẽ sụp đổ nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện điều này vẫn chưa xảy ra: nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt, nội tệ phục hồi đã và đang “nạp pin” cho kinh tế Moscow.
Thay vào đó, sự vắng bóng rõ rệt nguồn hàng nhập khẩu khiến các nhà kinh tế ở cả Nga và phương Tây cho rằng đang đẩy đất nước này “lùi lại” hàng thập kỷ. Nga đang cố gắng vận hành một nền kinh tế hiện đại mà không có khả năng nhập khẩu nhiều linh kiện, nguyên liệu thô và công nghệ quốc tế.
Các biện pháp trừng phạt đang khiến Nga khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Ảnh: FT.
Cuộc sống cách biệt đồ “Tây”
Giới phân tích cho rằng lệnh trừng phạt đang dần âm ỉ len lỏi vào toàn bộ nền kinh tế - từ các ngân hàng cần máy chủ để xử lý các khoản thanh toán cho đến ngành chăn nuôi gia cầm - vốn đã dựa vào Hà Lan với tư cách là nhà cung cấp gà giống để nuôi thịt, sản xuất trứng.
Trong khi đó, các công ty nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn lốp máy kéo, trong khi các công ty hàng không không thể đảm bảo các linh kiện nước ngoài để sửa chữa máy bay của họ.
Dữ liệu từ các đối tác thương mại của Nga cho thấy nhập khẩu của Nga đã giảm 20-25% kể từ khi bắt đầu chiến tranh - một đòn giáng mạnh đối với một quốc gia đã gắn bó nhiều thập kỷ trong nền kinh tế toàn cầu.
Khó có thể tìm thấy một ngành công nghiệp nào ở Nga không phụ thuộc vào nhập khẩu, Elina Ribakova, nhà kinh tế học tại Viện Tài chính Quốc tế nhận định.
Trong trung hạn, các biện pháp trừng phạt có thể sẽ khiến nền kinh tế Nga thụt lùi nhiều năm. Người tiêu dùng nội địa sẽ buộc phải điều chỉnh lại để lựa chọn hàng hóa và năng dùng hàng nội địa hơn.
Cuộc sống của người Nga sẽ đơn giản hơn, tuy kiếm được ít tiền nhưng sẽ bớt việc luôn chân luôn tay, một nhà tài phiệt Nga đang bị trừng phạt cho biết.
Cuối cùng, tương lai kinh tế dài hạn của Nga phụ thuộc vào việc liệu Moscow có thể nhanh chóng sản xuất các sản phẩm nội địa thay thế cho hàng hóa nước ngoài mà nước này không còn tiếp cận được hay không, hay tìm nguồn hàng tương tự từ các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc.
Lĩnh vực sản xuất ô tô chịu ảnh hưởng nhất
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu, trong tháng 5, xuất khẩu từ Mỹ sang Nga đã giảm 85% so với cùng tháng năm trước.
Ngân hàng Thế giới (WB), IMF và các tổ chức khác dự báo nhập khẩu của Nga trong cả năm nay sẽ giảm 1/4 so với năm trước. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, Nga đã nhập khẩu ít hơn 4,5 tỷ USD mỗi tháng so với năm 2021.
Máy bay MC-21-310 (tên quốc tế là MS-21), được trang bị động cơ Aviadvigatel PD-14 của Nga, thực hiện chuyến bay thử nghiệm ở sân bay Ramenskoye thuộc vùng Moscow, Nga. Ảnh: Reuters.
Nhu cầu nhập khẩu cũng giảm khi nền kinh tế bước vào suy thoái và lạm phát bắt đầu siết chặt thu nhập của các hộ gia đình, trong khi ngày càng nhiều công ty phương Tây có chi nhánh ở Nga đều theo phòng trào thoái lui.
Do sự thiếu hụt các bộ phận nhập khẩu, sản xuất ô tô là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cụ thể, sản lượng của ngành giảm gần 80% trong tháng 9 so với cùng tháng năm trước. Động thái này đã khiến các quan chức phải nới lỏng một số yêu cầu an toàn trong mùa hè đối với hệ thống phanh chống trượt và đệm an toàn.
Dòng xe Lada nổi tiếng nhất nhì nước Nga. Ảnh: Sưu tầm.
Theo một phân tích công nghiệp được công bố vào tháng 12, rất nhiều nhà sản xuất và người bán ô tô phương Tây đã bán đi các doanh nghiệp Nga đến nỗi chỉ còn lại 14 nhà sản xuất ô tô trên thị trường cho người mua Nga. Tất cả đều là thương hiệu Trung Quốc ngoại trừ ba thương hiệu nội địa, trong đó có Lada mang tính biểu tượng của Liên Xô.
Một tỷ phú thân cận với Điện Kremlin cho biết lợi nhuận tiềm năng từ các mặt hàng nhập lậu cao đến mức hàng hóa xa xỉ sẽ luôn được đưa vào nước này, bất kể lệnh trừng phạt.
Kinh tế Nga vẫn tránh được những cơn “cuồng phong”
Cho đến nay, nền kinh tế Nga đã tránh được những dự đoán tồi tệ nhất. Các nhà kinh tế đang ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm từ 3,5 đến 5,5% trong năm nay.
Điều này một phần là do doanh thu xuất khẩu năng lượng vẫn mạnh và Nga đang ngày càng tìm được những người mua thay thế cho dầu mỏ của mình.
Các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính đã gây tổn hại cho nền kinh tế Nga, nhưng không nhiều như các cường quốc phương Tây kỳ vọng. Ảnh: Internet.
Trong khi đó, nhiều quốc gia đã gia tăng xuất khẩu sang Nga góp phần định tuyến lại thương mại. Ước tính, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan sang Nga đã và đang tăng lên. Trong khi EU xuất khẩu hàng hóa sang Nga ít hơn 43% trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, thì Trung Quốc xuất khẩu nhiều hơn 23%.
Tuy nhiên, trong dài hạn, Nga có thể chịu rủi ro do hạn chế nhập khẩu làm giảm tiềm năng nâng cấp công nghệ. Nhiều người cho rằng các ngành công nghiệp địa phương sẽ thay thế sản xuất thường kém hiệu quả hơn, trong khi dòng nhập khẩu từ thị trường chợ đen không ổn định.
Trên diện rộng, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước Nga đang tìm cách ứng phó với sự sụt giảm nhập khẩu.
Vào tháng 7, Nga đã bổ nhiệm Bộ trưởng Thương mại lâu năm Denis Manturov vào một vị trí cấp cao trong chính phủ với nhiệm vụ khôi phục chuỗi cung ứng. Ông Manturov tuyên bố sẽ duy trì “chủ quyền công nghệ” của Nga và coi việc thay thế hàng nhập khẩu là “vấn đề an ninh quốc gia”.
Một cuộc khảo sát về các công ty Nga vào tháng 4 cho thấy 2/3 đang phải vật lộn với chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Vào mùa hè, con số đó đã giảm xuống còn 50%.
Giám đốc điều hành cấp cao của một công ty công nghệ lớn của Nga cảnh báo về tác động lâu dài của tình trạng thiếu vi mạch máy tính. Nếu lệnh trừng phạt kéo dài từ hai đến bốn năm, thì việc trả tiền để nhập những con chip phổ biến nhất với giá gấp đôi giá thị trường vẫn đáng giá.
Tuy nhiên, nếu chúng tồn tại lâu hơn, giám đốc điều hành tin rằng Nga sẽ buộc phải chuyển sang sử dụng chip của Trung Quốc.
Người này cho biết thêm, việc mở rộng năng lực sản xuất bộ vi xử lý của Nga ngang với Trung Quốc - hiện đang phải vật lộn với các hạn chế xuất khẩu của Mỹ - có thể sẽ tiêu tốn 50 tỷ đô la một năm trong 10 năm và thậm chí sau đó không được đảm bảo sẽ hoạt động.
Tự chủ – Tự sáng tạo - Tự phát triển
Khi sa lưới, nhiều người sẽ tìm cách vùng vẫy, số khác sẽ tự tìm lối thoái theo những cách riêng. Có lẽ, nhiều doanh nghiệp tại Nga cũng đang tự cứu mình theo những cách như vậy.
Ngay sau khi các gói trừng phạt đầu tiên được đưa ra, Grigory Bolotin, người đứng đầu Nhà máy Máy điện Cheboksary đã vạch ra một bản đồ khổng lồ về công việc kinh doanh của mình - một nhà máy rộng lớn bên bờ sông Volga, phía đông Mátxcơva, chuyên sản xuất xe nâng, máy kéo và các máy móc hạng nặng khác - và truy tìm tất cả các chuỗi cung ứng.
Đối với các thành phần quan trọng khác, họ tìm thấy những thứ có thể thay thế trong nước. Các động cơ Nhật Bản được sử dụng trong xe nâng hàng đã được hoán đổi bằng các động cơ thay thế được sản xuất tại Minsk, thủ đô của đồng minh Nga Belarus.
“Tất nhiên, động cơ Minsk ồn hơn, kém tiết kiệm hơn, kém tin cậy hơn. Nhưng nó ở đó, nó có sẵn. Và mọi người đã quen với nó,” ông Bolotin nói.
Nhìn chung, doanh nghiệp này đã thành công. Nhưng ông Bolotin cho rằng tác động trên diện rộng của việc hạn chế nhập khẩu đối với chất lượng và trình độ công nghệ đang rất rõ rệt. “Chúng tôi có thể sẽ không thể sản xuất thiết bị có cùng trình độ công nghệ như các sản phẩm do các nước phương Tây cung cấp. Nhưng ngay bây giờ, khách hàng Nga đã dẫn thích ứng”.
Phần Lan là nước xuất khẩu chính sang Nga các hóa chất được sử dụng trong tẩy trắng giấy. Sau khi ngừng vận chuyển, một số nhà máy bột giấy của Nga đã phải học cách không sử dụng hoặc bắt đầu tự sản xuất hóa chất tẩy trắng. Dù bước đầu chưa thể mỹ mãn, nhưng cũng có thể coi là “tia sáng” nơi cuối con đường.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
Hưởng ứng Tháng Thanh niên – tháng 3, năm 2025, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Ngày 3/4, Nam A Bank đã đồng hành cùng Trường Đại học Việt Đức tổ chức Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”. Hoạt động này thu hút đông đảo học giả quốc tế, chuyên gia kinh tế, tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà nghiên cứu, giáo sư đầu ngành của Cộng hòa Liên bang Đức tham dự.
Thông báo được đưa ra vào ngày 1/4/2025, trong đó Cục An toàn thực phẩm Đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa đối với 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) do Công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TPHCM nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn.
Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ngay hôm nay để được trải nghiệm phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn từ BAC A BANK.