Kinh tế tiếp tục khởi sắc, GDP của Việt Nam cả năm 2024 có thể đạt được mức tăng 6 - 6,5%

Thứ năm, 04/07/2024 08:08 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Kinh tế Việt Nam quý II năm 2024 tiếp tục khởi sắc sau đà tăng trưởng trong quý I. Nhờ đó, mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 đạt 6 - 6,5% là có khả năng thực hiện được.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý II/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 6,93%, đây là mức tăng quý II cao thứ 2 trong giai đoạn 2020 - 2024, chỉ thấp hơn mức 7,99% của quý II/2022. Nhờ đó, GDP trong 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận ở mức 6,42%.

Nhận định về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: Kinh tế Việt Nam quý II năm 2024 tiếp tục khởi sắc sau đà tăng trưởng trong quý I. Nhờ đó, mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 đạt 6 - 6,5% là có khả năng thực hiện được.

+ Với mức tăng trưởng GDP 6,42% trong 6 tháng đầu năm 2024, bà đánh giá thế nào về bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam?

- Có thể thấy rằng, kinh tế Việt Nam quý II năm 2024 tiếp tục khởi sắc sau đà tăng trưởng trong quý I.

Trong đó, một số chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng tích cực. Đơn cử, tiêu dùng cuối cùng có mức tăng trưởng khá, điều này cho thấy, người dân đã có nhu cầu chi tiêu về thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn, chi tiêu cơ bản cũng như chi tiêu cho các sở thích cá nhân được cởi mở hơn sau một thời gian dài chịu áp lực từ dịch COVID-19 dẫn tới thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tích lũy tài sản 6 tháng đầu năm tăng 6,72%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,4% năm 2021, cao hơn nhiều mức tăng 2,87% và 3,52% năm 2020, 2022 và mức tăng khiêm tốn 0,92% năm 2023, trong đó, tích lũy tài sản cố định tăng 6,53%.

Để đạt được điều này, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ ngành và địa phương triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài được cải thiện rõ nét trong 6 tháng đầu năm 2024.

kinh te tiep tuc khoi sac gdp cua viet nam ca nam 2024 co the dat duoc muc tang 6  65 hinh 1

Nhiều ngành nghề kinh tế đang tăng trưởng tích cực. Ảnh: TCXD

Ngoài ra, xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng sôi động trong quý II với mức tăng 16,39%, tính chung 6 tháng tăng trưởng 16,89%.

Với kết quả này, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng trong quý II và 6 tháng đầu năm năm 2024. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 368,53 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5%, cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Trong đó, một số mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm như: mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện; Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may…

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố khó khăn. Đơn cử, áp lực lạm phát trong nước vẫn đang thường trực.

Mặt bằng giá cả trong nước vẫn ở trong tầm kiểm soát nhưng cũng đang tạo áp lực lên chỉ số giá trong nước do điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình như điện, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế.

Giá thịt lợn tăng do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị, cuộc xung đột ở Biển Đỏ, Nga - Ukraine khiến giá hàng hóa, giá xăng dầu, giá cước vận tải tăng,... làm gia tăng chi phí sản xuất.

Kinh tế Việt Nam đồng thời đối mặt rủi ro tỷ giá cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ sản xuất sẽ gây áp lực lên giá nguyên liệu đầu vào.

Tôi cho rằng, nội lực của nền kinh tế chưa mạnh, các doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo tuy tăng trưởng tốt nhưng mức độ bền vững còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các ngành; khó khăn trong sản xuất còn tiềm ẩn do cầu trong nước và quốc tế chưa khôi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.

+ Trên cơ sở kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024, theo bà, kinh tế Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 đã được Quốc hội thông qua?

- Có thể thấy rằng, kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn mức tăng trưởng mục tiêu cận trên tại Nghị quyết 01 đề ra 5,5% - 6% là một dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.

Kết quả này cho thấy hiệu quả của những nỗ lực, sát sao, kịp thời trong điều hành Chính sách của Chính phủ, Nhà nước, Bộ ngành và sự cố gắng, quyết tâm của các địa phương, doanh nghiệp, người dân trên con đường khôi phục và phát triển kinh tế.

Trong nửa đầu năm 2024, nền kinh tế thế giới vẫn đang ở mức phục hồi chậm, tình hình thế giới nhiều bất ổn, khó dự báo.

Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2024, các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 so với các dự báo đưa ra trước đó, điều này sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm.

+ Bà có thể đưa ra một số dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2024?

- Căn cứ diễn biến tình hình thế giới, kết quả hoạt động kinh tế trong nước 6 tháng đầu năm và một số nhận định về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm, nếu không có biến động lớn, có khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6 - 6,5%.

Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5% vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội.

Đồng thời, chúng ta phải đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.

+ Vậy, để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên, bà có khuyến nghị gì?

- Trên góc độ sử dụng, tôi cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; đặc biệt sát sao kiểm tra, giám sát thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công để đảm bảo hoàn thành mục tiêu và lan tỏa tới các ngành kinh tế khác.

Việt Nam cần ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, nhanh đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng, góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chúng ta cũng cần xây dựng và thực hiện mạnh mẽ các chính sách, chương trình thúc đẩy tiêu dùng hộ dân cư. Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dân.

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa tại các địa phương có các sản phẩm đặc thù, lợi thế.

Đối với xuất, nhập khẩu, tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng tốt và tiếp tục đẩy nhanh đàm phán, ký kết, thúc đẩy các hiệp định thương mại song phương và đa phương để mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm.

+ Xin cảm ơn bà!

Việt Vũ (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

TS. Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đề xuất đưa các sản phẩm đồ uống vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không hữu hiệu, vì sắc thuế này sẽ tạo tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn hơn lợi ích có thể đạt được.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đảm bảo hoạt động vay tiêu dùng an toàn với cam kết 'Chỉ vay khi thực sự cần'

Đảm bảo hoạt động vay tiêu dùng an toàn với cam kết 'Chỉ vay khi thực sự cần'

(CLO) Mới đây, khoảng 1.000 công nhân, người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) đã cam kết "Chỉ vay khi thực sự cần" với mục tiêu vay tiêu dùng an toàn, cũng như tạo thói quen quản lý tài chính hiệu quả.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều công ty xe điện Trung Quốc chuyển hướng sang các thị trường mới nổi khi Mỹ, EU tăng thuế

Nhiều công ty xe điện Trung Quốc chuyển hướng sang các thị trường mới nổi khi Mỹ, EU tăng thuế

(CLO) Giữa những cáo buộc từ phương Tây về trợ cấp khiến xe điện (EV) của Trung Quốc trở nên rẻ một cách không công bằng, một số nhà sản xuất ô tô nước này đã bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường mới nổi thân thiện hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng điện gió ở châu Âu vẫn còn nhiều nút thắt

Tăng trưởng điện gió ở châu Âu vẫn còn nhiều nút thắt

(CLO) Việc chờ đợi nhiều năm để có được giấy phép kết nối vào lưới điện đang kìm hãm công suất điện gió ở châu Âu, Reuters đưa tin, trích dẫn WindEurope, nhóm vận động hành lang của ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Open Banking & OneBank by Nam A Bank tiếp tục nhận giải thưởng uy tín quốc tế

Open Banking & OneBank by Nam A Bank tiếp tục nhận giải thưởng uy tín quốc tế

Hệ sinh thái Ngân hàng số Nam A Bank tiếp tục tục nhận 2 giải thưởng quốc tế, khẳng định những bước đột phá trong chiến lược sáng tạo số, chất lượng sản phẩm - dịch vụ hàm lượng công nghệ cao của Ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

Thị trường - Doanh nghiệp