Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam: Hướng đi đúng nhưng... khó!

Thứ năm, 06/07/2023 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng, và “không thể đảo ngược”. Giới chuyên gia nhận định, chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu bằng cách giảm lãng phí, kích thích đổi mới và tạo việc làm.

Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tham gia tích cực vào tiến trình này. Tuy nhiên, khi mà quy mô vừa và nhỏ, hạn chế về năng lực công nghệ, tài chính là những khó khăn chính khiến doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, tổ chức sản xuất kinh tế tuần hoàn.

Còn nhiều rào cản

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 96% tổng số DN. Khu vực kinh tế này cũng đang sử dụng 47% lực lượng lao động và đóng góp 36% vào giá trị gia tăng vào nền kinh tế quốc gia. Chính vì thế, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của cộng đồng DNNVV có vai trò rất quan trọng và cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ “khắc phục” các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, mà đúng hơn, đó là một quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm duy trì và tái tạo vốn tự nhiên, thứ mà con người, cộng đồng và nền kinh tế phụ thuộc vào.

kinh te tuan hoan tai viet nam huong di dung nhung kho hinh 1

Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn cũng là một phương thức để nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc tiết kiệm tài nguyên, sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, đồng thời mở ra những cơ hội mới, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong những ngành, lĩnh vực mới.

“Như vậy, kinh tế tuần hoàn không có nghĩa là hy sinh kinh tế để bảo vệ môi trường mà là mô hình hướng tới mục tiêu kép, vừa bảo vệ môi trường, vừa phát triển kinh tế” – một chuyên gia kinh tế cho hay và nhấn mạnh thêm: Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp ích cho Việt Nam chuyển đổi kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn mang lại cơ hội kinh tế trị giá 4,5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu bằng cách giảm lãng phí, kích thích đổi mới và tạo việc làm. Do đó, cộng đồng DN Việt Nam, trong đó, đặc biệt là khu vực DNNVV cần góc nhìn mới để tham gia tích cực vào tiến trình này.

Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai tới nay, số DNNVV quan tâm đến loại hình này vẫn chưa nhiều. Trao đổi với báo giới, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) cho rằng, DNNVV ở Việt Nam tham gia vào kinh tế tuần hoàn còn hạn chế. Cũng có nhiều nguyên nhân và lý do cả về khách quan và chủ quan.

Theo đó, có thể do những vướng mắc liên quan tới nguồn lực, nhận thức, năng lực và tầm nhìn về lợi ích của kinh tế tuần hoàn. Nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất và DN sản xuất - kinh doanh vẫn lấy mục tiêu ngắn hạn về lợi nhuận mà chưa cân nhắc đến các lợi ích lâu dài, bền vững trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Bởi vì hiệu quả từ kinh tế tuần hoàn đến chậm hơn, không tác động nhanh và mạnh như mong đợi. Cũng có nhiều DN không có khả năng chờ đợi; cũng như là họ có thể đang cần kinh phí để triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn dẫn đến khó khăn do phải xoay xở dòng vốn.

Nói thêm về nguyên nhân, PGS.TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiêp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng, Việt Nam là một nước thu nhập trung bình thấp, nên gặp những khó khăn nhất định khi chuyển sang kinh tế tuần hoàn. Trong đó, thể chế, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện, thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy mô hình này phát triển, nguồn lực để thực hiện chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn của Nhà nước, DN còn hạn chế, ít DN đủ năng lực công nghệ và tái chế, tái sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng.

“Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố chưa quan tâm đúng mức đến chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, điển hình là hai thành phố lớn nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang loay hoay trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, mặc dù đã có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn xây dựng các nhà máy chế biến rác thành năng lượng điện và phân bón” – ông Mại thông tin.

Giới chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của cộng đồng DN, nhất là DNNVV Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, cần nhiều yếu tố cả từ tự thân bên trong cũng như bên ngoài DN; từ các cơ chế chính sách của Nhà nước tới việc triển khai hiệu quả của các địa phương. Ngoài ra, song song với việc phát triển kinh tế số hiện nay thì nền tảng kinh tế tuần hoàn kết hợp cùng kinh tế số cộng với yếu tố đổi mới sáng tạo cũng sẽ là động lực lớn để DN thay đổi.

Kinh tế tuần hoàn cần động lực thị trường

Một bài báo khoa học được công bố mới đây, dựa trên phân tích giới hạn tài nguyên, đã chỉ ra rằng 7/8 tài nguyên thiết yếu như đất, không khí, các chất dinh dưỡng… đã và đang tới ngưỡng cực hạn trên toàn cầu. Dẫn lại kết quả bài báo, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), tái khẳng định tầm quan trọng mang tính cấp thiết của việc triển khai ứng dụng kinh tế tuần hoàn cho nền kinh tế, như lời phát biểu của ông Janez Potocnik - đồng Chủ tịch Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn thế giới:“Tương lai là tuần hoàn, là xanh, hoặc là không có tương lai”!

Thực tế cho thấy, từ cộng đồng doanh nghiệp cho đến Chính phủ, chính quyền các cấp đã và đang ngày càng nhận thức được tính cấp thiết của mô hình kinh tế tuần hoàn, thể hiện qua những văn bản chính sách như Luật Bảo vệ môi trường 2020 lần đầu luật hóa khái niệm kinh tế tuần hoàn; Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; Đề án kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo hay các chính sách, chủ trương phát triển khu công nghiệp sinh thái, phát triển năng lượng tái tạo… phần nào cũng có bóng dáng của mô hình kinh tế tuần hoàn.

kinh te tuan hoan tai viet nam huong di dung nhung kho hinh 2

Cam kết trung hòa carbon của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 đã gây được tiếng vang lớn với cộng đồng quốc tế. Ông Quân cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới phải “ngưỡng mộ” Việt Nam khi đưa ra một cam kết quá mức tham vọng, nhất là khi đất nước vẫn đang trên đà phát triển. Năng lượng tái tạo được coi là giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán “net zero”.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur chỉ ra, năng lại tái tạo không thể đóng vai trò một giải pháp riêng lẻ để giải quyết vấn đề phát thải ròng, mà còn phải kết hợp với giải pháp ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Không chỉ ứng dụng trong năng lượng tái tạo, theo Viện trưởng ICED, kinh tế tuần hoàn có thể áp dụng đa ngành, đa lĩnh vực để giải quyết nhiều mục tiêu, vừa giảm phát thải, vừa mở ra cơ hội kinh tế và chia sẻ lợi ích tới nhiều bên liên quan.

Đơn cử như đối với ngành nông nghiệp. Trước đây, nông nghiệp đã ứng dụng rộng rãi một giải pháp dựa trên triết lý của nền kinh tế tuần hoàn là mô hình vườn – ao – chuồng. Giải pháp này mới chỉ dừng ở quy mô nông hộ nhưng phần nào chứng tỏ được sự thiết thực của kinh tế tuần hoàn.

Trong bối cảnh mới, áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nông nghiệp với góc nhìn rộng hơn, ông Quân cho biết, nhiều đơn vị hiện nay đang sử dụng phụ phẩm nông nghiệp không chỉ để làm phân bón mà còn chiết xuất ra nhiều chất quý như chitosan, omega 3… giúp giảm thiểu chất thải và gia tăng đáng kể giá trị kinh tế.

Hay như đối với bài toán phát triển đô thị. Thực tiễn cho thấy, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đang có chất lượng môi trường đi xuống một cách nghiêm trọng, với bầu không khí ngột ngạt, sông hồ ô nhiễm và lượng lớn chất thải rắn phát sinh chưa được kiểm soát triệt để.

Giải quyết bài toán ô nhiễm thông qua kinh tế tuần hoàn, theo ông Quân, sẽ tạo ra các mô hình kinh doanh để triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp. Lợi ích đem lại không chỉ là về môi trường mà còn những giá trị vượt xa hơn kỳ vọng, ví dụ như nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó thu hút lao động chất lượng cao, tiếp tục đóng góp tích cực cho kinh tế thành phố.

Mở ra nhiều cơ hội để giải quyết những bài toán lớn của nền kinh tế, tuy nhiên, mô hình kinh tế tuần hoàn cần triển khai và tiếp cận một cách đúng đắn. Ông Quân nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn cần được nhìn nhận là một mô hình kinh doanh, tức là các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, đều đồng thuận với nhau để triển khai thực hiện trên cơ sở đem lại lợi ích.

Song song với việc triển khai dưới dạng mô hình kinh doanh, cần phải lồng ghép vào đó các giải pháp về đổi mới sáng tạo cũng như tạo cơ chế tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện. “Kinh tế tuần hoàn cốt lõi là giải quyết bài toán đa mục tiêu một cách thông minh hơn, sáng tạo hơn và tăng cường các nguồn lực triển khai”, Viện trưởng ICED cho biết.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), cho biết, triển khai kinh tế tuần hoàn cần phải thiết lập được cơ chế thị trường, doanh nghiệp triển khai kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu kinh tế và từ đó đạt được mục tiêu về môi trường.

“Phải đi cùng doanh nghiệp, làm thế nào cho doanh nghiệp tự đầu tư vào chứ không được áp đặt, đó mới gọi là kinh tế tuần hoàn”, ông Chinh nói.

Ưu đãi về thuế, phí hay tiền thuê đất chỉ mang tính bước đầu, không thể giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực vào kinh tế tuần hoàn nếu không có động lực thị trường để tạo ra lợi ích bền vững. TS. Nguyễn Duy Thái - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam lấy ví dụ, có doanh nghiệp ở khu công nghiệp đã xử lý nước thải từ các nhà máy, nước đầu ra đáp ứng được điều kiện để cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp lại không có chức năng kinh doanh cấp nước, nên cuối cùng sản phẩm “vẫn bơ vơ ở đấy”.

Ông Thái nhận xét, trên thực tế, từ trước khi có các quy định, chính sách pháp luật về kinh tế tuần hoàn, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhận thức rất tốt và chủ động áp dụng nhưng còn vướng rất nhiều rào cản, từ quy hoạch, tiêu chuẩn cho đến thị trường. “Có những cái “má phanh” đang cản trở kinh tế tuần hoàn”, đại diện Hiệp hội Công nghiệp môi trường cho biết.

Để gỡ những cái “má phanh” ấy, theo ông Thái, một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng là cần phải có những chính sách định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn theo thị trường. Ở đó, phải làm rõ được cung, cầu trên thị trường như thế nào, vai trò điều hành của Nhà nước là gì và chính sách sản phẩm ra sao? “Không có chính sách khuyến khích nào hơn là việc nâng cao chất lượng sản phẩm tuần hoàn và nâng cao thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tuần hoàn”, ông Thái nói.

Đồng quan điểm, dưới góc nhìn một doanh nghiệp trực tiếp đối diện với những khó khăn khi triển khai kinh tế tuần hoàn, ông Sơn cho biết, ưu đãi về thuế, phí, tiền thuê đất chỉ là ở “giai đoạn lùi”, cần phải tạo cơ chế thị trường, tức là tạo ra dòng lợi nhuận bền vững, doanh nghiệp tham gia vào kinh tế tuần hoàn mới sống và phát triển được.

TS. Lại Văn Mạnh - Trưởng ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), bổ sung, câu chuyện của nhà máy DAP còn cho thấy vai trò của việc ban hành những tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Theo ông Mạnh, tiêu chuẩn không phải là công cụ kinh tế để khuyến khích hay ưu đãi, tuy nhiên, thông qua tiêu chuẩn, cơ quan quản lý mới có thể thực thi vai trò kiến tạo, thúc đẩy thị trường cũng như tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng.

Khánh An

Tin mới

Lập công ty ma rồi khai báo gian dối để nhập khẩu trái phép hàng hóa

Lập công ty ma rồi khai báo gian dối để nhập khẩu trái phép hàng hóa

(CLO) Công an TP HCM khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng để điều tra về tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới.

Vụ án
Hội báo Xuân tỉnh Lâm Đồng: Quy tụ gần 1.000 bản ấn phẩm báo Xuân của các cơ quan báo chí

Hội báo Xuân tỉnh Lâm Đồng: Quy tụ gần 1.000 bản ấn phẩm báo Xuân của các cơ quan báo chí

(CLO) Ngày 24/1, tại Khu triển lãm Hoà Bình (Phường 1, TP Đà Lạt), Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh và UBND TP Đà Lạt phối hợp tổ chức Hội báo Xuân 2025.

Công tác hội
Nhóm tác giả đoạt giải A Giải Diên hồng năm 2025 trao tặng toàn bộ giải thưởng cho gia đình khó khăn tỉnh Yên Bái

Nhóm tác giả đoạt giải A Giải Diên hồng năm 2025 trao tặng toàn bộ giải thưởng cho gia đình khó khăn tỉnh Yên Bái

(CLO) Ngày 24/1, Nhóm tác giả đoạt Giải A - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 đã trao tặng toàn bộ giá trị giải thưởng để giúp đỡ gia đình chị Đặng Thị Thêu, số nhà 34, đường Phùng Khắc Khoan, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Nghề báo
Robot viết thư pháp tại Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025

Robot viết thư pháp tại Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025

(CLO) Điểm nhấn ấn tượng tại Phố sách Xuân Ất Tỵ, thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả là sự xuất hiện và trình diễn viết thư pháp của robot Universal.

Đời sống văn hóa
Nhiều di tích mở cửa miễn phí dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nhiều di tích mở cửa miễn phí dịp Tết Ất Tỵ 2025

(CLO) Trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, nhiều di tích tại Huế và Hà Nội sẽ mở cửa miễn phí cho du khách tham quan.

Du lịch
Tổng thống Trump khẳng định sẽ sẵn sàng duy trì liên lạc với ông Kim Jong Un

Tổng thống Trump khẳng định sẽ sẵn sàng duy trì liên lạc với ông Kim Jong Un

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông sẵn sàng duy trì liên lạc với ông Kim Jong Un.

Thế giới 24h
Hàng triệu người dân Trung Quốc đổ về quê ăn Tết Nguyên đán

Hàng triệu người dân Trung Quốc đổ về quê ăn Tết Nguyên đán

(CLO) Ngày 24/1, hàng triệu người Trung Quốc đã đổ về các nhà ga và sân bay, mang theo vali lớn cùng quà tặng như giỏ trái cây để trở về quê hương đón Tết Nguyên đán bên gia đình.

Thế giới 24h
Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa

Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa

(CLO) Mới đây (ngày 24/1/2025), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 231/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa. Thời gian thí điểm nuôi biển công nghệ cao đến hết năm 2029.

Tin tức
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 25/1: Bắc Bộ sắp đón thêm không khí lạnh, trời mưa phùn

Dự báo thời tiết ngày 25/1: Bắc Bộ sắp đón thêm không khí lạnh, trời mưa phùn

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, đêm 25/1, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Bắc Bộ, trời rét đậm, vùng núi có khả năng xảy ra sương muối, băng giá. Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Môi trường và cuộc sống
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thêm nhiệm vụ

(CLO) Ngày 24/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng.

Tin tức
Chính phủ hỗ trợ gạo cho tỉnh Tuyên Quang dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Chính phủ hỗ trợ gạo cho tỉnh Tuyên Quang dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(CLO) Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 218,025 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Tuyên Quang để hỗ trợ cho nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tin tức
Ông Phạm Văn Thịnh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Ông Phạm Văn Thịnh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

(CLO) Chiều 24/1, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền.

Tin tức
Độc đáo nghi lễ thượng nêu trong Hoàng thành Huế

Độc đáo nghi lễ thượng nêu trong Hoàng thành Huế

(CLO) Theo thông lệ, trước tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Đây là một trong những nghi lễ đặc sắc tái hiện không khí Tết cổ truyền của dân tộc.

Đời sống văn hóa
Bắt tạm giam giám đốc công ty xâm phạm nghiêm trọng tài nguyên môi trường

Bắt tạm giam giám đốc công ty xâm phạm nghiêm trọng tài nguyên môi trường

(CLO) Ngày 24/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã khởi tố bị can và tống đạt Lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Đình Chiến do vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.

Vụ án
Nóng 18h: Quốc hội dự kiến họp bất thường từ ngày 12-17/2

Nóng 18h: Quốc hội dự kiến họp bất thường từ ngày 12-17/2

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Quốc hội dự kiến họp bất thường từ ngày 12-17/2; 15 tổ CSGT đi mô tô để giải quyết sự cố trên cao tốc Pháp Vân - quốc lộ 45; Sân bay Tân Sơn Nhất đón đến 150.000 khách, cao nhất từ trước đến nay…

Bản tin nóng 18h
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Cơ hội vươn mình mạnh mẽ

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam: Cơ hội vươn mình mạnh mẽ

(NB&CL) Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.

Góc nhìn
Kiên cường Việt Nam!

Kiên cường Việt Nam!

(CLO) Nếu có ai hỏi tôi tự hào gì về Việt Nam, tôi sẽ nói: “Sức sống kiên cường”. Kiên cường Việt Nam - một trong những đức tính cao đẹp của dân tộc ta, được hình thành và bồi đắp trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Kiên cường Việt Nam đã liên kết mỗi người dân, mỗi cộng đồng, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc biên cương, đất trời, hải đảo. Kiên cường Việt Nam, đã và đang tỏa sáng trong các thời điểm đầy thử thách, cam go, tự tin bước vào thế kỷ hội nhập toàn cầu, nâng vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Kiên cường Việt Nam đã giúp chúng ta trụ vững trong dồn dập thiên tai nối nhau cùng dịch bệnh hoành hành trong điều kiện biến đổi khí hậu khốc liệt chưa từng thấy, trở thành một trong những nguồn sức mạnh nội sinh quý giá.

Góc nhìn
Lọt “top” đẹp nhất thế giới, du lịch Việt làm gì để không bỏ lỡ cơ hội?

Lọt “top” đẹp nhất thế giới, du lịch Việt làm gì để không bỏ lỡ cơ hội?

(NB&CL) Tạp chí Mỹ US News & World Report công bố Việt Nam thuộc nhóm 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Lọt vào danh sách quốc gia đẹp nhất thế giới dựa trên ý kiến đánh giá của hơn 17.000 du khách trên khắp thế giới và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, quả là điều rất vui mừng. Việt Nam xứng đáng được vinh danh, bởi vì những năm gần đây đã nỗ lực để tạo ra các giá trị mới trên nền cảnh sắc thiên nhiên có sẵn, được du khách quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa vào năm 2025, Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước, đầu tư mạnh vào các địa điểm nổi tiếng.

Góc nhìn
Định danh tài khoản mạng xã hội: Thế giới ảo nhưng trách nhiệm phải thật

Định danh tài khoản mạng xã hội: Thế giới ảo nhưng trách nhiệm phải thật

(CLO) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.

Góc nhìn
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực: Phải làm nhưng làm cách nào?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực: Phải làm nhưng làm cách nào?

(CLO) Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Chủ trương này được cho là xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội được nhiều người quan tâm, đặc biệt trước thông tin cho rằng “Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới”. Theo chuyên gia, phân vùng phát thải thấp là mục đích tốt nhưng Hà Nội cần triển khai theo lộ trình, đáp ứng các điều kiện vận tải công cộng và phương tiện thay thế.

Góc nhìn
Xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tăng trưởng

Xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tăng trưởng

(NB&CL) Năm năm qua, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu kinh doanh toàn cầu thông qua Amazon. Số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon từ các đối tác bán hàng Việt Nam tăng hơn 300%. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon, tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” thông qua thương mại điện tử quốc tế là một hướng đi tiềm năng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng xuất khẩu như EcomEx để giới thiệu sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Góc nhìn
“Cưỡi trên con sóng AI”: Lối đi ngắn tới tăng trưởng thịnh vượng

“Cưỡi trên con sóng AI”: Lối đi ngắn tới tăng trưởng thịnh vượng

(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.

Góc nhìn
Phát triển điện hạt nhân: Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng quốc gia

Phát triển điện hạt nhân: Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng quốc gia

(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: “Liều thuốc mạnh” loại bỏ sự trì trệ, thiếu trách nhiệm

Tinh gọn bộ máy: “Liều thuốc mạnh” loại bỏ sự trì trệ, thiếu trách nhiệm

(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!

Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình!

(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Góc nhìn