Kinh tế Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tăng trưởng nhanh, chú trọng phát triển bền vững

Thứ sáu, 26/07/2024 06:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong suốt 13 năm đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tại nhiều sự kiện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, vị thế của Việt Nam đã, đang và tiếp tục được nâng tầm ở mọi mặt của đời sống, văn hóa - xã hội, ngoại giao, đặc biệt là trên “mặt trận” kinh tế.

Kinh tế tăng trưởng nhanh, chú trọng đến sự phát triển bền vững

Tại các hội nghị bàn về phát triển kinh tế đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

kinh te viet nam duoi su lanh dao cua tong bi thu nguyen phu trong tang truong nhanh chu trong phat trien ben vung hinh 1

Dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, vị thế của Việt Nam đã, đang và tiếp tục được nâng tầm ở mọi mặt của đời sống, văn hóa - xã hội, ngoại giao, đặc biệt là trên “mặt trận” kinh tế. (Ảnh: ST)

Tổng Bí thư đặc biệt khuyến khích việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Những biện pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua khó khăn mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai​.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt chú trọng việc giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Nhờ vậy, trong giai đoạn 2011 - 2024, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể, trong giai đoạn này, GDP Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định từ 5% - 7%.

Ngay cả trong giai đoạn 2020 - 2021, bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng dương. Trong đó, năm 2020 ghi nhận mức tăng 2,91%, năm 2021 ghi nhận mức tăng 2,58% và bước vào giai đoạn phục hồi vào năm 2022 với mức tăng lên tới 8,02%.

Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế chính là nhờ vào các chỉ đạo kịp thời của Tổng Bí thư về các chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Các biện pháp này bao gồm việc miễn giảm thuế, phí và hỗ trợ tài chính để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động. 

Đồng thời, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các dự án xây dựng hạ tầng đồng bộ và hiện đại​.

Về thương mại, nhờ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011- nay luôn duy trì mức tăng ấn tượng, chuyển từ một quốc gia nhập siêu sang xuất siêu.

Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế đạt 203,6 tỷ USD, nhập siêu 9,6 tỷ USD, thì đến năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 683 tỷ USD, tăng 3,4 lần so với năm 2011. Cá biệt, vào năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục, đạt 731 tỷ USD, xuất siêu đạt 12 tỷ USD.

Về đầu tư, năm 2011, vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam chỉ khiêm tốn ở mức 14,7 tỷ USD, thì sang giai đoạn năm 2017 - 2018, dòng vốn đăng ký đầu tư FDI vào Việt Nam thiết lập mức kỷ lục lần lượt ghi nhận là 35,88 tỷ USD và 35,46 tỷ USD. Tuy nhiên, việc thu hút FDI trong giai đoạn này phát sinh nhiều vấn đề về công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, tháng 8/2019, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Có thể coi Nghị quyết 50-NQ/TW là thay đổi chiến lược trong thu hút đầu tư FDI, Việt Nam chuyển sang giai đoạn thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Nhờ định hướng đúng đắn, chỉ đạo kịp thời của Đảng, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã thay đổi tăng về số lương và nâng cao về chất lượng. Năm 2023, FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng lên mức 36,61 tỷ USD.

Trong đó, các dự án FDI trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, phân phối điện, tài chính - ngân hàng đang chiếm tỷ trọng rất cao, đây đều là những ngành có giá trị cao, có tác động lan tỏa tới nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hội nhập sâu với kinh tế thế giới

Bên cạnh các giá trị tăng thêm của nền kinh tế, dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế.

Hiện tại, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia, vùng lãnh thổ, quan hệ kinh tế với hơn 221 đối tác. Trong quan hệ song phương, cấp quan hệ cao nhất: Đối tác Chiến lược toàn diện, Việt Nam có quan hệ với 7 quốc gia là: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.

kinh te viet nam duoi su lanh dao cua tong bi thu nguyen phu trong tang truong nhanh chu trong phat trien ben vung hinh 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng 26/1/2021. (Ảnh: VGP)

Ngoài Trung Quốc là nước thiết lập quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược với Việt Nam sớm nhất từ năm 2008, 6 nước còn lại thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong giai đoạn từ năm 2011 cho tới nay.

Đơn cử như Liên bang Nga thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012, Ấn Độ năm 2016, Hàn Quốc năm 2022, ba nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam trong hai năm 2023 và năm 2024.

Đáng chú ý, chỉ trong hơn 6 tháng (từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024), Việt Nam đã nâng cấp đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với 3 đối tác lớn là Mỹ (tháng 9/2023), Nhật Bản (tháng 11/2023) và Úc (tháng 3/2024).

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết và gia nhập 17 Hiệp định thương mại tự so song và đa phương (FTAs) thế hệ mới, trong đó có nhiều Hiệp định FTAs mang tính khu vực như Cộng đồng ASEAN (AC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEPT) giữa các đối tác ASEAN với các quốc gia ngoài khu vực ASEAN là Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Newzealand, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - 27 đối tác EU (EVFTA)… 

Hầu hết, Việt Nam đều có FTAs với các siêu cường kinh tế thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ….

Với quy mô GDP hơn 435 tỷ USD năm 2023, đứng thứ 35 thế giới, dân số 100 triệu người, cùng sự đổi thay nhanh chóng về hạ tầng giao thông, Việt Nam đang được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về môi trường đầu tư, sự ổn định chính trị và kiên định đường lối phát triển.

Với mục tiêu năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp, năm 2045 trở thành nước phát triển, Việt Nam đang hướng đến những mục tiêu cao hơn, kỳ vọng hơn trong đó lĩnh vực then chốt là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển nền kinh tế năng động, hiệu quả và đặc biệt là định hướng phát triển nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, mục tiêu phát thải 0% năm 2050.

Những dấu ấn đậm nét của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, khẳng định kinh tế tư nhân là 1 trong 3 nòng cốt và tạo vị thế mới trong hội nhập quốc tế thể hiện sự định hướng đúng đắn, chỉ đạo sát thực, hiệu quả của Đảng ta, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”, đây chính là lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng 26/1/2021.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô
Nhiều công ty phương Tây rút lui khỏi Trung Quốc

Nhiều công ty phương Tây rút lui khỏi Trung Quốc

(CLO) Theo báo cáo công bố tuần này của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, Trung Quốc đang dần mất đi sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư cho các công ty phương Tây.

Kinh tế vĩ mô
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp nhiều hơn thẩm quyền cho UBND

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp nhiều hơn thẩm quyền cho UBND

(CLO) Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ phân cấp nhiều hơn thẩm quyền cho UBND, những phân cấp này phù hợp với các chính sách pháp luật trong nước.

Kinh tế vĩ mô