(NB&CL) Mới đây, Tổng cục Thống kê (GSO) đã công bố tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I/2022 với rất nhiều thông tin tích cực. Theo các chuyên gia, chương trình phục hồi đã tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
5 động lực hỗ trợ kinh tế tăng trưởng trong năm 2022
Theo Tổng cục Thống kê, GDP trong quý I/2022 tăng 5,03%. Cho dù mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn thời điểm xuất hiện đại dịch COVID-19, thế nhưng đã tăng mạnh so với năm 2020 và năm 2021.
Nhận định về sự tăng trưởng 5,03% trong quý I/2022, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng: Tăng trưởng GDP vượt mốc 5% và tăng dần qua các quý. Điều này cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để kinh tế không lỡ nhịp với đà phục hồi đã phát huy hiệu quả.
Theo bà Hương, một trong những lực đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng đó là nhờ vào các chương trình phục hồi kinh tế của Quốc hội và Chính phủ. Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Cùng với đó, sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình phục hồi đã tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
“Kinh tế - xã hội nước ta ba tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại”, bà Hương nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lê Trung Hiếu - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết có 5 động lực giúp GDP quý I/2022 tăng 5,03%.
Thứ nhất, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%. Trong đó, nhiều ngành sản xuất tăng trưởng rất mạnh như, linh kiện điện thoại tăng 19%, bột ngọt tăng 15,7%, ô tô tăng 13,4%,...
Đặc biệt, ngành khai khoáng tăng trưởng 1,23%, đây là mức tăng trưởng dương kể từ quý I/2016, chủ yếu do khai thác than và quặng kim loại tăng đáp ứng thị trường tiêu thụ đang thuận lợi, giá cao. Riêng than đá xuất khẩu quý I/2022 tăng tới 216%.
Thứ hai, ngành nông nghiệp tiếp tục thể hiện là trụ đỡ nền kinh tế trong lúc khó khăn với mức tăng trưởng khá 2,45%. Kết quả đạt được do lúa vụ mùa Đồng bằng sông Cửu Long được mùa với năng suất tăng 7,4 tạ/ha; ngành chăn nuôi đang dần phục hồi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý I năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, khu vực dịch vụ có tăng trưởng khởi sắc, khi nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19 đã sôi động trở lại như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; ngành vận tải, kho bãi; ngành bán buôn và bán lẻ; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Thứ tư, hoạt động thương mại và dịch vụ dần sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước.
Quý I/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn quý I năm 2020 và 2021: tăng 3,5% và 2,6%).
Thứ năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2022 đạt 176,4 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.
Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 809 triệu USD. Riêng nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 82,4 tỷ USD tăng 14% so cùng kỳ năm trước (chiếm đến 94% tổng kim ngạch nhập khẩu).
“Như vậy các doanh nghiệp đã chủ động về nguồn nguyên liệu nhập khẩu để thúc đẩy sản xuất trong các tháng tiếp theo phục vụ xuất khẩu”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Kiểm soát lạm phát tốt
Trước khi có thông tin chi tiết về tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội quý I/2022, một số dự báo lo ngại, lạm phát của Việt Nam sẽ gia tăng do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, trên thực tế, báo cáo của GSO cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021. Tính chung quý I, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.
Bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết: Có nhiều lý do dẫn tới việc CPI của Việt Nam không tăng quá mạnh trong quý I/2022.
Bà Oanh nhấn mạnh: Sự xung đột tại Ukraine đã khiến nhóm hàng năng lượng, như dầu mỏ, khí đốt tăng cao trong thời gian qua. Thế nhưng, nhiều nhóm hàng hóa khác lại có xu hướng giảm.
Đơn cử, như nhóm ngành lương thực, thực phẩm sau Tết Nguyên đán có xu hướng giảm. Ví dụ như thịt lợn đã giảm 2,72%. Hoặc giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI giảm 0,23%.
Tương tự, giá thuê nhà ở giảm 15,14% so với cùng kỳ năm trước do nhiều hộ gia đình giảm giá hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm CPI giảm 0,07%.
Theo bà Oanh, một lý do khác là sự chủ động trong điều hành giá của Chính phủ trong thời gian qua. Đơn cử, Chính phủ đã giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/2; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.
“Công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá”, bà Oanh nói.
Áp lực vẫn còn rất lớn
Tuy nhiên, bà Oanh dự báo, dù trong quý I kiểm soát lạm phát tương đối tốt, song áp lực về cuối năm vẫn còn rất lớn và việc đạt mục tiêu lạm phát khoảng 4% của Quốc hội là một thử thách không dễ dàng.
“Theo đánh giá của chúng tôi, áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm sẽ rất lớn. CPI tháng 3 tăng khá cao so với tháng 2, đi ngược với quy luật tháng sau Tết Nguyên đán sẽ giảm so với tháng trong Tết”, bà Oanh nhận định.
Nhấn mạnh về điều này, bà Oanh cho biết: Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn. Trong bối cảnh hàng hóa thế giới tăng cao, rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi.
“Xăng dầu chiếm tỷ trọng không cao trong rổ hàng hóa CPI của Việt Nam, nhưng với tốc độ hiện nay, đà tăng chắc chắn sẽ tạo ra áp lực chi phí ẩn, bởi đó là nguyên liệu đầu vào cho hầu hết ngành công nghiệp”, bà nói thêm.
Ông Lê Trung Hiếu - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê dự báo, năm 2022, kinh tế Việt Nam có thể xảy ra 2 kịch bản.Thứ nhất, với giả định chiến tranh Nga - Ukraine vẫn căng thẳng nhưng sớm kết thúc trong 6 tháng đầu năm; dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với biến chủng mới nhưng cơ bản vẫn tăng trưởng quý II đạt khoảng 5,5%, quý III đạt khoảng 7,5% và quý IV tăng 6,1% và cả năm đạt 6,0% như kịch bản ban đầu.Thứ hai, với giả định chiến tranh Nga – Ukraine hạ nhiệt trong tháng 4; dịch COVID-19 được kiểm soát, biến chủng mới ảnh hưởng nhẹ hơn Omicron Tăng trưởng quý II đạt khoảng 6,1%; quý III và quý IV giữ nguyên theo Nghị quyết 01 và cả năm đạt 6,5% như kịch bản ban đầu.
(CLO) Ngày 26/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Trong đó, Nghị định quy định rõ về đăng ký cư trú cho người chưa thành niên.
(CLO) Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thuế quan có thể sẽ một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự chính sách của ông.
(CLO) Tiền đạo Nguyễn Xuân Son có thể ra mắt đội tuyển Việt Nam ở trận gặp Myanmar tại lượt trận cuối cùng bảng B giải AFF Cup 2024, vào ngày 21/12 tới.
(CLO) Mặc dù đã có những cải cách đối với luật lao động nhập cư, Đức vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lao động có tay nghề. Một nghiên cứu mới cho thấy tình trạng này phải được lấp đầy bởi những lao động nước ngoài.
(CLO) Ngày 27/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo ‘giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tạp chí trực thuộc các Hội ngành toàn quốc’.
(CLO) Theo đánh giá của hãng tin Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ sử dụng khoản tiền 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng ở phương Tây để gây sức ép trong các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine tới đây.
(CLO) Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ủng hộ chính sách của bà về người tị nạn, Nga và nền kinh tế khi giới thiệu cuốn hồi ký mới tại Berlin. Những người chỉ trích cho rằng cuốn sách hơn 700 trang này không mang lại nhiều thông tin mới.
(CLO) VN-Index giảm nhẹ phiên giao dịch ngày 27/11 với thanh khoản sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng mừng là giới đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng với nhiều mã cổ phiếu bluechips.
(CLO) Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng), Chùa Tam Chúc phối hợp với Hiệp hội văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức lễ hội giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện số 55/CĐ-BGTVT gửi các đơn vị trong ngành về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
(CLO) Trụ sở cũ của TAND huyện Chư Sê (Gia Lai) bị một nhóm công nhân đưa phương tiện máy móc vào phá dỡ hoàn toàn. Hiện không thể xác định được chất lượng và giá trị tài sản thu hồi của công trình.
(CLO) Trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp ghi nhận 12 trận động đất chỉ trong 1 ngày, trong đó có trận động đất mạnh đến 3.8 độ gây rung lắc mạnh vùng tâm chấn và các huyện lân cận.
(CLO) Là một bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, các tạp chí văn nghệ ở nhiều địa phương đã từng bước đổi mới, từ khâu sản xuất nội dung đến ứng dụng các nền tảng số để tiếp cận thêm nhiều độc giả. Các sản phẩm của tạp chí văn nghệ địa phương đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần.
(CLO) Hội nghị thường niên Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) thu hút khoảng 400 đại lý du lịch hàng đầu Ấn Độ, sẽ tạo cơ hội lớn để quảng bá du lịch Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thị trường quốc tế.
(CLO) Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước tính tăng 15,72% so với cùng kỳ năm 2023.
(CLO) Đây là đánh giá của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh vừa được tổ chức.
(CLO) Ngày 27/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận tiếp và làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do ông Steve L.Green, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Hoa Kỳ làm trưởng đoàn về dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh và kế hoạch phát triển ngành y tế Thái Bình.
(CLO) Các quan chức và doanh nhân Ukraine đang xây dựng chiến lược nhằm thuyết phục Tổng thống Donald Trump rằng "một Ukraine mạnh mẽ có thể hỗ trợ các mục tiêu chính trị của ông".
(CLO) Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo đó đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định về giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao.
(CLO) Hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực Đồng bằng Bắc bộ năm 2024 là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.
(CLO) Theo đài phát thanh địa phương Cuban Radio Marti, hiện tại khoảng 50% lãnh thổ Cuba đang trong tình trạng mất điện do cuộc khủng hoảng năng lượng trên hòn đảo này.
(CLO) Vào Ngày Tưởng niệm các nạn nhân của Holodomor tại Ukraine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, bà Bridget Brink, tuyên bố rằng Nga lại một lần nữa sử dụng lương thực như một công cụ quyền lực và ép buộc.