(NB&CL) Đặt giả thuyết, nếu tình hình căng thẳng giữa Nga - Ukraine tiếp tục leo thang, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 của Việt Nam sẽ rất khó thực hiện, nhất là việc kiềm chế lạm phát dưới 4%.
Kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc
Trong tuần qua, cả thế giới đã hướng mọi sự chú ý vào “chảo lửa” Ukraine, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.
Sau hơn 1 tuần căng thẳng leo thang, nền kinh tế toàn cầu đã “ngấm đòn”, khi thị trường tài chính từ Á, Âu tới Mỹ đều trải qua giai đoạn “đẫm máu”. Đồng thời, giá dầu thế giới không ngừng lập “đỉnh mới”, khiến quá trình hồi phục kinh tế của nhiều quốc gia bị chậm lại.
Chưa dừng lại tại đó, các lệnh trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và các nước đồng minh liên tục được ban hành, điều này không chỉ gây tổn hại tới kinh tế các nước có liên quan, mà ngay cả các nước nằm ngoài vùng chiến sự cũng đang phải hứng chịu hậu quả từng ngày.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế nhận định: Bất kỳ sự bất ổn địa chính trị nào cũng gây ra các tác động nhất định với nền kinh tế toàn cầu. Sự xung đột giữa các quốc gia càng lớn, là “siêu cường” kinh tế, thì sự ảnh hưởng tiêu cực càng lớn.
Nhìn vào thực tế có thể thấy, sau hơn 1 tuần căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Giá dầu thế giới đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng, thậm chí có thời điểm lên tới 105 USD/thùng, mức giá cao nhất kể từ năm 2014.
TS. Cấn Văn Lực phân tích: Giá dầu tăng, đương nhiên các chi phí vận tải tăng theo, nhất là cước vận tải quốc tế, khiến hàng hóa cơ bản đều tăng. Các doanh nghiệp sản xuất cũng phải đối mặt với tình trạng chi phí sản xuất leo thang.
Đồng thời, nhiều hàng hóa tăng giá như “tát nước theo mưa” sau giá dầu, sẽ khiến lạm phát toàn cầu dần trở nên tồi tệ. Đồng tiền nội địa của nhiều quốc gia mất giá, khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường tài chính tìm đến các kênh đầu tư trú ẩn an toàn hơn, và an toàn nhất là vàng. Đó chính là nguyên nhân, vì sao giá vàng trong tuần vừa qua tăng giá chóng mặt, có thời điểm tăng tới 2.100 USD/ounce.
“Nếu bình quân giá dầu tăng thêm 30% - 40%, thì sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm 0,3% - 0,5%. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay ước đạt 44,5% sẽ khó thành công”, ông Lực nói.
Kinh tế Việt Nam liệu có bị ảnh hưởng?
Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế cao, là đối tác thương mại quan trọng của nhiều nước trong khối liên minh quân sự NATO và cũng là “bạn hàng” thân thiết đối với Nga.
Giống như thế giới, kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị kéo vào “vòng xoáy” chiến sự tại Ukraine. Ông Cấn Văn Lực đặt giả thuyết, nếu tình hình chiến sự tiếp tục leo thang trong vài tuần tới, mục tiêu tăng trưởng GDP 6% - 6,5% trong năm 2022 sẽ rất khó thực hiện.
“Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu tình hình căng thẳng hai nước tiếp tục leo thang, vì chúng ta là nước nhập siêu xăng dầu. Năm ngoái, Việt Nam nhập siêu khoảng 6,3 tỷ USD, giá dầu tăng đương nhiên tình trạng nhập siêu sẽ tăng”, ông Lực nói.
Trích dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê, ông Lực nói: Giả sử giá dầu thế giới tăng 10%, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ giảm 0,5%. Trong khi đó, ông Lực dự báo giá xăng có thể tăng bình quân 30% - 40% so với cuối năm ngoái, như vậy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể giảm 1% - 2% so với dự báo, lạm phát cũng sẽ tăng vượt qua ngưỡng 4%.
Đồng tình với nhận định này, đại diện của VinaCapital cảnh báo về tình trạng lạm phát gia tăng. Đại diện của VinaCapital phân tích, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.
Về phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế, bao gồm cả đầu tư công chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào sẽ có rủi ro khan hiếm nguồn cung trực tiếp do căng thẳng Ukraine - Nga gây ra.
Tuy nhiên, chuyên gia của VinaCapital cũng cho rằng rủi ro đề cập phía trên không ảnh hưởng nhiều đến triển vọng của các doanh nghiệp thuộc ngành có lợi thế cạnh tranh bền vững và hưởng lợi từ câu chuyện tăng trưởng dài hạn của Việt Nam như: ngân hàng, khu công nghiệp, dịch vụ nội địa và hạ tầng, bao gồm hạ tầng giao thông, hàng hải và năng lượng.
Sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Mỹ và các quốc gia đồng minh thông báo chặn kết nối của một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, được thành lập vào năm 1973 và có trụ sở tại Bỉ. Đây là hệ thống truyền tin nhắn giao dịch toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc loại Nga ra khỏi SWIFT sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nga và ngay cả các đối tác thương mại với quốc gia này.
Theo đánh giá mới nhất của VnDirect, việc loại Nga ra khỏi SWIFT sẽ tác động rất lớn tới các dự án của nước này tại Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến cuối tháng 2/2022, Nga đang đầu tư 151 dự án tại Việt Nam, với tổng giá trị lên đến 953 triệu USD. Như vậy, Nga đứng vị trí thứ 24 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hầu hết, các dự án đầu tư của Nga chủ yếu tập trung ở lĩnh vực năng lượng.
VnDirect nhấn mạnh: Các lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc chặn kết nối SWIFT của hệ thống tài chính Nga sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là các dự án điện và dầu khí.
Tuy nhiên, những dự án này đều có quy mô nhỏ và đang dừng lại ở giai đoạn thăm dò tìm kiếm và chưa được triển khai tiếp. Do đó việc ngưng trệ khai thác không ảnh hưởng nhiều đến quy mô của của ngành.
Bằng mọi giá phải kìm hãm đà tăng của giá xăng dầu trong nước
Nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, điều quan trọng nhất được rất nhiều ý kiến chuyên gia ủng hộ, chính là kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu trong nước. Theo một logic thông thường, giá dầu tăng sẽ khiến chi phí đầu vào nhiều ngành tăng, giá tăng kéo theo lạm phát tăng. Từ đó lãi suất sẽ tăng và giá chứng khoán bị áp lực giảm giá.
Hiện nay, có 2 yếu tố tác động tới giá xăng dầu trong nước, đó là giá dầu thế giới và các khoản thuế, phí liên quan tới giá xăng dầu. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới liên tục tăng trong thời gian vừa qua là điều bất khả kháng, Việt Nam không thể can thiệp vào sự điều chỉnh của giá dầu thế giới.
Vậy, việc kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu chỉ còn cách giảm thuế, nhất là thuế bảo vệ môi trường. Được biết, một lít xăng dầu hiện nay đang phải “cõng” 11.000 đồng tiền thuế, phí các loại.
Ông Cấn Văn Lực kiến nghị: Chính phủ và Bộ Công Thương bám sát diễn biến giá dầu, đảm bảo lượng cung ứng xăng dầu và tăng cường thanh tra để hạn chế hiện tượng trục lợi chính sách.
“Đồng thời, Chính phủ đảm bảo đầy đủ cung ứng hàng hóa, dịch vụ đầy đủ trong nước, tránh hiện tượng khan hiếm cục bộ hoặc khan hiếm không đáng có”, ông Cấn Văn Lực nói.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.