(NB&CL) Thanh tra tỉnh Kon Tum, chính quyền huyện Kon Plong và thị trấn Măng Đen đã chỉ ra hàng loạt sai phạm khi dự án bảo tồn hoa phong lan bị chủ đầu tư “núp bóng” để xây dựng nhà hàng cơm niêu. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, không bị xử lý.
Thời gian qua, dư luận tại huyện Kon Plong (tỉnh Kon Tum) bức xúc gửi đơn đến nhiều cấp chính quyền phản ánh việc dự án bảo tồn hoa phong lan rừng để phát triển du lịch thị trấn Măng Đen bị chủ đầu tư sử dụng sai mục đích. Theo phản ánh của người dân, chủ đầu tư dự án chỉ xây dựng một diện tích nhỏ để trồng hoa lan. Tuy nhiên, phần diện tích này không được chăm sóc nên hiện nay đã bị bỏ hoang. Trong khi đó, phần lớn diện tích dự án được chủ đầu tư là hợp tác xã Lan rừng Măng đen xây dựng nhà hàng “cơm niêu Măng Đen”.
“Sự việc này kéo dài nhiều năm qua, chúng tôi cũng có đơn phản ánh đến các cấp chính quyền nhưng hiện nay nhà hàng trái phép trên đất dự án bảo tồn lan rừng vẫn ngang nhiên tồn tại. Người dân ở đây mong đất dự án được sử dụng đúng mục đích ban đầu”, anh Lê T.T (trú thị trấn Măng Đen, bức xúc.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 10/12/2018, UBND tỉnh Kon Tum có quyết định giao 4.425m2 đất tại tiểu khu 488, thôn Măng Đen, xã Đăk Long (nay là thị trấn Măng Đen), huyện Kon Plong cho hợp tác xã Lan rừng Măng Đen thuê đất trả tiền hàng năm trong thời hạn 50 năm.
Ngày 24/1/2019, UBND tỉnh Kon Tum cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT-0420 cho diện tích đất trên của HTX Lan rừng Măng Đen. Mục đích cho thuê đất của UBND tỉnh Kon Tum nhằm đầu tư bảo tồn, phát triển các loại hoa phong lan được thực hiên nhằm phát triển du lịch sinh thái. Tuy vậy, đến năm 2022, trên diện tích đất được UBND tỉnh Kon Tum cho HTX Lan rừng Măng Đen thuê mọc lên một hệ thống nhà hàng đồ sộ với tên gọi “cơm niêu Măng Đen”.
Ngày 10/10/2022, UBND huyện Kon Plong giao Phòng Tài nguyên môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện và UBND thị trấn Măng Đen tiến hành kiểm tra hiện trạng xây dựng công trình và lập biên bản đình chỉ hoạt động để xác định hiện trạng và xử lý các bước tiếp theo. Cơ quan chức năng xác định, về đất đai, HTX có hành vi lấn chiếm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, với diện tích 324,28m2, bao gồm: nhà khung gỗ 2 tầng, mái ngói, vách kính, tường xây bằng gạch thẻ với diện tích 22,5m2; sân bê tông 317,7m2.
Hợp tác xã cũng tự ý chuyển đất trồng cây hằng năm sang đất phi nông nghiệp với diện tích 134,5m2 để xây dựng nhà khung sắt. Ngoài ra, chủ đầu tư còn có hành vi lấn chiếm đất rừng sản xuất với diện tích 6.115,9m2 và xây tường rào bằng gạch, bê tông với chiều dài 222,9m, chiều cao 2m. Về xây dựng, HTX có hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không phép với diện tích 381,9m2; gồm 3 nhà khung gỗ và 1 nhà khung sắt vách tôn.
Ngày 7/10/2022, ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ký quyết định công bố Kết luận Thanh tra của Thanh tra tỉnh Kon Tum. Cụ thể, kết luận Thanh tra số 3337 cho hay dự án bảo tồn hoa phong lan có nhiều sai phạm.
“Kết quả đầu tư dự án, trên thực địa nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng nhà lưới diện tích 1.500m2 nhưng không hiệu quả, đã tháo dỡ. Nhà đầu tư có thay đổi một số hạng mục đầu tư kinh doanh, không đầu tư nuôi phong lan rừng trong nhà lưới, đầu tư mới dịch vụ ăn uống, giải khát… nhưng chưa thực hiện đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”, kết luận nêu.
Ngoài ra, kết luận Thanh tra cũng chỉ ra sai phạm của nhà đầu tư khi đã xây dựng tường rào bao quanh trên diện tích 0,19ha rừng thuộc lâm phần của UBND thị trấn Măng Đen quản lý; chưa cho nhà đầu tư thuê và quản lý diện tích đất rừng này.
Dự án sử dụng đất chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ của dự án đầu tư đã được phê duyệt kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa, vi phạm điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã giao các sở: Kế hoạch và Đầu tư, TN&MT, Xây dựng, Nông thôn và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND huyện Kon Plông chỉ đạo chấn chỉnh và có giải pháp khắc phục sai phạm đối với DA Bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan phục vụ du lịch đã đề cập ở trên; đồng thời đề xuất hướng xử lý.
Chủ đầu tư chây ì, chính quyền chậm xử lý
Vi phạm tại dự án bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan rừng để phục vụ du lịch được phát hiện, chỉ đạo xử lý từ tháng 10/2022 nhưng đến nay, nhà hàng xây dựng trái phép vẫn tồn tại.
Theo quan sát của PV vào đầu tháng 4/2023, nhà hàng “Cơm niêu Măng Đen” vẫn mở cửa đón khách từ sáng đến tối. Các công trình vi phạm mà Thanh tra tỉnh Kon Tum, chính quyền huyện Kon Plong chỉ ra vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí còn được đầu tư hoành tráng hơn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nhật Trường - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kon Plong cho biết, những vi phạm tại dự án đã được các cơ quan chức năng huyện nắm rõ. Trong thời gian qua, chính quyền địa phương cho chủ đầu tư tự tháo dỡ, xử lý các vi phạm. Ông Trường thừa nhận, đến nay chủ đầu tư vẫn không khắc phục.
Theo ông Trường, ngày 21/3/2023, UBND thị trấn Măng Đen chủ trì cùng đại diện phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã kiểm tra và lập biên bản làm việc với bà Phan Thị Xuyến - thành viên Hợp tác xã Lan rừng Măng Đen về nội dung: Công trình xây dựng hoàn thiện tháng 5/2022, tại lô số 16, khoảnh 4, tiểu khu 488, tổ dân phố số 2, đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum.
Mới nhất, tại buổi giao ban đầu tháng 4/2023, ông Đặng Quang Hà - Chủ tịch UBND huyện Kon Plong đã chỉ đạo các ngành liên quan của huyện và thị trấn Măng Đen tiếp tục theo dõi và tham mưu phương án xử lý thích hợp các vi phạm của dự án trên.
“Trong tuần đầu tháng 4/2023, mà hợp tác xã khắc phục sai phạm không xong thì huyện sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nếu họ không tự tháo dỡ thì chúng tôi sẽ lên phương án cưỡng chế”, ông Nguyễn Nhật Trường nhấn mạnh.
Dự án bảo tồn hoa phong lan rừng nhằm phát triển du lịch của UBND tỉnh Kon Tum là chủ trương đúng đắn nhằm phát triển du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên, dự án đã và đang bị chủ đầu tư làm “biến tướng” để sử dụng sai mục đích. Dư luận đang chờ đợi những biện pháp xử lý nghiêm minh của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.