(CLO) Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum, từ năm 2023 đến nay, các ngành, địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản. Qua đó, đã nhắc nhở các đơn vị và xử phạt 7 trường hợp khai thác trái phép.
Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum công bố, trên toàn tỉnh hiện có 75 mỏ khoáng sản (đá, cát, đất san lấp, đất sét làm gạch) được cấp phép còn trong thời hạn khai thác theo thẩm quyền của UBND tỉnh cấp.
Trong đó, số lượng mỏ đá tập trung tại một số địa phương: Huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Đăk Hà, Đăk Glei, Kon Rẫy và TP Kon Tum; mỏ cát xây dựng được cấp phép nhiều tại TP Kon Tum, Kon Rẫy, Đăk Tô, Đăk Glei. Riêng về 5 mỏ đất sét được cấp tập trung tại TP Kon Tum.
Với số lượng mỏ khoáng sản lớn, nằm phân tán ở nhiều địa phương do vậy việc quản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ theo quy định của pháp luật luôn được các ngành, địa phương của tỉnh Kon Tum chú trọng quan tâm.
Trọng tâm của công tác này, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đây được xem là cách làm hiệu quả để từng bước đưa hoạt động quản lý khoáng sản tại các địa phương đi vào nền nếp, hạn chế thất thoát tài nguyên.
Để triển khai hiệu quả Chỉ thị đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản bao gồm: Không lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy định, khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế, khai thác gây tổn thất lớn khoáng sản. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chỉ đạo trên, thời gian gần đây tại một số địa phương TP Kon Tum, huyện Kon Rẫy đã tập trung công tác chỉ đạo, quản lý chặt chẽ chống thất thoát tài nguyên khoáng sản và khai thác trái phép.
Tại huyện Kon Rẫy hiện có 21 mỏ khoáng sản được cấp phép, khai thác với 11 mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường, 2 mỏ đá… Trong 3 năm qua, huyện đã được cấp phép 7 mỏ khoáng sản thông qua hình thức đấu giá tập trung. Riêng năm 2024 địa phương đã đề xuất UBND tỉnh đưa 5 vị trí mỏ vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Với hành động và giải pháp cụ thể trong hoạt động quản lý tài nguyên, từ năm 2021 đến nay, huyện Kon Rẫy đã tổ chức khoảng 500 đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Qua đó đã phát hiện 4 vụ việc ở mức độ phục vụ nhu cầu cá nhân tại chỗ, không mua bán, tuy nhiên UBND các xã cũng đã tuyên truyền, lập biên bản xử phạt hành chính.
Theo ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy: Cùng với việc thường xuyên phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp kiểm tra, kiểm kê hoạt động khai thác thông qua các thiết bị giám sát từ xa. Huyện cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản chấp hành các quy định của pháp luật; kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tạo công việc làm thường xuyên cho người dân tại chỗ, hỗ trợ an sinh tại địa phương.
Tại TP Kon Tum hiện có 21 mỏ khoáng sản gồm 10 mỏ cát, 5 mỏ đất sét, 6 mỏ đất san lấp và đá xây dựng. Trong đó, riêng mỏ cát làm vật liệu xây dựng có 8 mỏ đang cận hạn khai thác, trong năm 2025 có 4/8 mỏ cát sẽ hết phép khai thác theo giấy phép được cấp. Đây là các mỏ có nhiều nguy cơ khai thác khoáng sản ngoài tọa độ, khai thác vượt trữ lượng được cấp hoặc không chấp hành các quy định giám sát trong hoạt động khai thác tại mỏ vật liệu.
Do đó, hoạt động giám sát, kiểm tra các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn luôn được triển khai đồng bộ từ trên xuống dưới góp phần xử lý hiệu quả các vụ việc khai thác trái phép xảy ra tại địa bàn quản lý.
Đầu tháng 8 vừa qua, sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an phường Nguyễn Trãi, TP Kon Tum đột xuất kiểm tra tại khu vực hạ lưu đập Đăk Tía (thuộc tổ 5, phường Nguyễn Trãi) thì phát hiện nhóm người đang có hoạt động dưới lòng sông, nghi ngờ đang khai thác cát trái phép.
Qua điều tra bước đầu, nhóm người vận hành thiết bị dưới sông khai nhận đang làm việc cho một doanh nghiệp tại TP Kon Tum. Tuy nhiên không ai chứng minh được các giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác nêu trên.
Sau khi tiếp nhận, bàn giao UBND phường Nguyễn Trãi đã lập biên bản vi phạm và tịch thu giữ tang vật vi phạm gồm một đầu bơm, hút cát và khoảng hơn 3 m3 cát để xử lý theo quy định.
UBND TP Kon Tum đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Phú Mỹ Hưng Kon Tum với số tiền 50 triệu đồng về hành vi khai thác cát trái phép. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp khai thác trái phép phải cải tạo, phục hồi môi trường, đưa khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn.
Nhận định chung về hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp và việc kiểm tra, giám sát của các địa phương trong tỉnh thời gian qua, ông Võ Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cho biết: Thông qua công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của địa phương trong toàn tỉnh cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khai thác mỏ chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động.
Cùng với việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn toàn tỉnh, tỉnh Kon Tum đảm bảo công tác quy hoạch, đấu giá, khai thác khoáng sản cung ứng nhu cầu trong tỉnh và các công trình xây dựng, thi công hạ tầng giao thông tại địa phương.
(CLO) Tổ chức Wikimedia Foundation, tổ chức phi lợi nhuận điều hành bách thư toàn khoa mở này, đã công bố danh sách hàng năm về các trang Wikipedia được truy cập nhiều nhất
(CLO) Chiều 4/12, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đăng tải dòng trạng thái trên trang cá nhân với nội dung về việc rút đơn kiện tỉ phú Gerard Richard Williams III. Nam ca sĩ mong mọi người có cái nhìn rộng lượng và bỏ qua sự cố không vui này.
(CLO) Ban cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng vừa có báo cáo đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện, các hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.
(CLO) Để đảm bảo hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025, người trồng hoa ở làng Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) miệt mài chong đèn xuyên đêm, giúp cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm, sẵn sàng phục vụ nhu cầu dịp Tết.
(CLO) Ngày 3/12, Meta thông báo đang tìm kiếm các nhà phát triển điện hạt nhân có thể giúp công ty đạt được mục tiêu về trí tuệ nhân tạo (AI) và môi trường.
(CLO) Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã kịp phân bổ hơn 100 tỷ USD tài trợ từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một trong những luật khí hậu đặc trưng của Mỹ.
(CLO) YouTube phát hành Báo cáo Xu hướng 2024, làm nổi bật các chủ đề thịnh hành, nội dung sáng tạo, âm nhạc và tác động văn hóa toàn cầu, khẳng định vị thế của nền tảng này.
(CLO) Công ty TNHH đầu tư xây dựng Khánh Chi Hà Nam vừa bị xử phạt 12 triệu đồng do thi công, cải tạo Quốc lộ 1A qua huyện Thường Tín, Hà Nội cẩu thả, làm rơi vãi vật liệu khiến nhiều xe máy trượt ngã.
(CLO) Từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận hơn 114.900 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 18 ca tử vong. Bệnh đang diễn biến khó lường và mở rộng phạm vi lưu hành, gây áp lực nặng nề lên hệ thống y tế.
(CLO) Ngày 4/12, các nhà lập pháp Pháp sẽ tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm, sự kiện có khả năng phế truất chính phủ của Thủ tướng mới nhậm chức Michel Barnier.
(CLO) Apple có thể ra mắt iPhone gập đầu tiên vào năm 2026 với thiết kế dạng sách, sử dụng iPadOS. Liệu đây có phải bước đột phá mới của Apple trong thị trường điện thoại gập?
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu Công ty Minh Phúc Group tạm dừng việc khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân.
(CLO) Sáng 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
(CLO) Ngày 4/12, Công an tỉnh Hải Dương vừa ra cảnh báo về tình trạng các đối tượng lừa đảo “giả danh thám tử,” "chat sex” để thu thập thông tin nhạy cảm của nạn nhân rồi tống tiền.
Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
(CLO) Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 673/KH-QLTTNB đôn đốc, giám sát triển khai kế hoạch đấu tranh chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.
Tối 03/12/2024, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.
(CLO) Hơn 600 camera được triển khai lắp đặt ở hơn 190 điểm, trải đều rộng khắp trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An. Trong đó, tập trung tại các nút giao thông như: vòng xuyến, ngã ba, ngã tư các tuyến đường chính nội thị, các tuyến giao thông trọng điểm và các mục tiêu quan trọng… là các cửa ngõ giao thông, khu vực tập trung dân cư.
(CLO) Thanh Hóa đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát vào năm 2025. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
(CLO) Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về dừng hoạt động các cơ sở, hộ gia đình tái chế kim loại vi phạm tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tính đến 17h ngày 2/12, có thêm 23 hộ sản xuất tại thôn Mẫn Xá tự nguyện phá dỡ ống khói, lò đốt, lò tái chế kim loại.
(CLO) Lãnh đạo UBND TP HCM yêu cầu các địa phương sau sắp xếp phải hỗ trợ người dân chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến đời sống, an sinh xã hội với nguyên tắc không thu các loại phí, lệ phí.
(CLO) Sáng 3/12, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá đang tạm giữ một số mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ; trong đó có một số mặt hàng có dấu hiệu là hàng giả.