Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Thứ năm, 28/03/2024 10:28 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vì sao, Ðiện Biên Phủ - từ chỗ không có trong Kế hoạch Navarre của Bộ chỉ huy quân Pháp, lại trở thành quyết chiến điểm của kế hoạch Navarre? Vì sao Ðiện Biên Phủ không có trong Kế hoạch tác chiến Ðông - Xuân 1953 - 1954 của Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam lại trở thành điểm quyết chiến chiến lược với quân Pháp. Đi tìm câu trả lời cho những băn khoăn này cũng chính là giải đáp cho câu hỏi: Vì sao, Điện Biên Phủ lại trở thành “Điểm hẹn lịch sử” - chiến trường tâm điểm của cuộc chiến lớn nhất thế kỷ XX.

Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi

LTS: Sau “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn”, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của quân dân ta đã kết thúc bằng một chiến thắng vĩ đại, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” đã đặt dấu chấm hết cho ách đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Bài liên quan

Từ quyết tâm “kết thúc chiến tranh trong danh dự” của Pháp

Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, dù đã huy động tiềm lực kinh tế, quân sự đến mức cao nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được mục đích cơ bản đề ra, là tiêu diệt Chính phủ cách mạng và lực lượng kháng chiến, thiết lập lại nền cai trị trên toàn Đông Dương như trước năm 1945 mà ngược lại còn chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỷ phrăng. Thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thế phòng ngự, bị động đối phó với các cuộc tiến công của chủ lực ta, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Mặt khác, những khó khăn về kinh tế, tài chính và phong trào đấu tranh phản chiến tại nước Pháp ngày càng dâng cao, đẩy Chính phủ Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới.

ky 1 vi sao dien bien phu hay duong toi diem hen lich su hinh 1

Thung lũng Điện Biên Phủ trước ngày quân Pháp nhảy dù xuống và chiếm đóng. Ảnh: Getty Images

Trong tình thế ấy, năm 1953, tướng Henri Eugène Navarre - người được đánh giá là “một nhà chiến lược văn võ kiêm toàn” - được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, gánh vác trọng trách thay đổi lại tình hình. Navarre đã đề ra kế hoạch quân sự mang tên mình với hy vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Điều đáng chú ý là ban đầu trong bản kế hoạch 18 tháng đầy tham vọng này, Điện Biên Phủ chưa hề chiếm một vị trí quan trọng, thậm chí, không hề được nhắc tới.

Về phía ta, theo Đại tá, PGS, TS Trần Ngọc Long, tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã họp bàn kế hoạch chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954). Mục đích của đợt hoạt động này là nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thất bại Kế hoạch Navarre của Pháp; tạo nên bước chuyển biến mới cho cuộc kháng chiến. Về nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, chỉ đạo tác chiến, Bộ Chính trị xác định: Chọn nơi địch sơ hở, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh; giữ vững quyền chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng. Thấu triệt tinh thần trên, dưới sự chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu QÐNDVN đã khẩn trương triển khai xây dựng đề án tác chiến trên các hướng: Tây Bắc và Thượng Lào; đồng bằng Bắc Bộ; Trung - Hạ Lào và phát triển sang Cam-pu-chia; bắc Tây Nguyên của Liên khu 5. Thực hiện triển khai hướng tiến công chính là Tây Bắc, giữa tháng 11/1953, Đại đoàn 316 lên đường theo hướng Lai Châu. Ðiều đáng lưu ý là trong Ðề án hoạt động quân sự Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta không nhắc tới Ðiện Biên Phủ.

Tới sự xuất hiện bất ngờ của “điểm hẹn lịch sử”

Theo Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Như Khôi, tháng 11/1953, giữa lúc có một không khí lạc quan về việc thực hiện kế hoạch Navarre trong giới chức Pháp - Mỹ thì Bộ Chỉ huy địch nhận được tin tức tình báo có một đơn vị chủ lực quân đội Việt Nam hành quân lên hướng Tây Bắc.

Không thể để mất toàn bộ vùng địa quân sự quan trọng Tây Bắc - Thượng Lào, ngày 20/11/1953, Navarre cho nhảy dù sáu tiểu đoàn cơ động tinh nhuệ xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ. Tiếp đó, Bộ Chỉ huy quân Pháp lại nhận được tin có nhiều đơn vị chủ lực, kể cả những đơn vị thiện chiến nhất của Việt Nam di chuyển lên hướng Tây Bắc. Hướng tiến công Tây Bắc của đối phương rõ dần.

ky 1 vi sao dien bien phu hay duong toi diem hen lich su hinh 2

Nhóm chiến lược của Pháp: Rene Cogny (đầu tiên bên trái), De Castries (không đội mũ) và Henri Navarre (giữa). Ảnh: DTInews

Bộ Chỉ huy quân Pháp tính rằng với việc chiếm giữ vị trí chiến lược then chốt Điện Biên Phủ, sẽ có điều kiện để mở rộng chiếm giữ cả vùng Tây Bắc và Thượng Lào, đồng thời buộc ta phải chấp nhận một trận công kiên lớn mà ưu thế thuộc về phía Pháp với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại hơn hẳn đối phương.

Đế quốc Mỹ còn tính xa hơn, Điện Biên Phủ là một căn cứ lục quân, không quân lợi hại, có thể phục vụ cho mưu đồ xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Á sau này. Vì thế, cần phải giữ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào.

Với lực lượng mạnh, được tổ chức phòng ngự vững chắc, được chi viện bằng không quân, Điện Biên Phủ sẽ trở thành nơi thu hút, gây tổn thất lớn cho quân chủ lực Việt Nam. Như thế, đồng bằng Bắc Bộ sẽ không bị uy hiếp, lực lượng cơ động của Pháp sẽ có thời cơ bình định đồng bằng và mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn vào vùng căn cứ kháng chiến, làm thay đổi so sánh lực lượng và thế chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.

Một vấn đề đặt ra là Điện Biên Phủ ở giữa vùng rừng núi xa xôi, tiếp tế khó khăn, nhưng Navarre và giới quân sự Pháp, Mỹ tính toán chủ quan rằng vấn đề tiếp tế hậu cần của quân Pháp ở Điện Biên Phủ có thể khắc phục được nhờ sự chi viện bằng đường không của Pháp, Mỹ.

Trái lại, về phía Việt Nam, từ trung tâm hậu phương kháng chiến đến Điện Biên Phủ gần 500km đường mòn luồn rừng, leo núi, việc vận tải tiếp tế chủ yếu bằng gánh bộ sẽ khó khăn gấp bội, không thể giải quyết được nhu cầu hậu cần của hàng vạn quân. Cân nhắc thuận lợi, khó khăn của hai bên, theo họ, phần thắng chắc chắn thuộc về phía Pháp.

Từ tính toán đó, Navarre quyết định rút quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, đồng thời tăng viện, biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh gồm 21 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, ba tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng, một đại đội xe vận tải và một phi đội không quân thường trực 14 máy bay, tổng quân số lên tới 16.200 quân (chiếm 1/3 lực lượng quân cơ động của Pháp tập trung trên chiến trường Bắc Bộ), phần lớn là các đơn vị Âu - Phi tinh nhuệ, ngoài ra còn một số đơn vị lính ngụy được huấn luyện dài ngày và trang bị vũ khí tốt.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí 49 cứ điểm, tổ chức thành tám cụm cứ điểm liên hoàn. Mỗi cụm cứ điểm là một khu vực phòng thủ, một trung tâm đề kháng, có lực lượng phòng ngự và lực lượng cơ động, có hỏa lực mạnh, có các hàng rào kẽm gai và bãi mìn dày đặc xung quanh ngăn chặn đường tiến công từ ngoài vào.

Sân bay chính Mường Thanh và sân bay dự bị Hồng Cúm có thể hạ cánh gần 100 lượt máy bay mỗi ngày và chuyên chở khoảng 200 - 300 tấn quân dung, thả dù từ 100 - 150 binh sỹ.

Navarre còn dành 80% số máy bay của Pháp ở Đông Dương xuất phát từ sân bay Cát Bi, Gia Lâm và có sự chi viện của máy bay Mỹ từ tàu sân bay ở Vịnh Hạ Long thường xuyên bắn phá ác liệt vào đội hình chiến đấu và các tuyến đường vận tải tiếp tế của Việt Nam. Chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ gồm các sỹ quan được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm chiến trường.

Với một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có trong chiến tranh Đông Dương như thế, Bộ Chỉ huy quân Pháp huênh hoang Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm và thách thức quân đội kháng chiến Việt Nam nghênh chiến. Họ tin chắc sẽ thu hút và “nghiền nát chủ lực đối phương” và đây sẽ là giải pháp quyết định thắng lợi cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp, Mỹ.

Điện Biên Phủ ban đầu không có trong kế hoạch Navarre, nay đã trở thành quyết chiến điểm của kế hoạch Navarre.

Về phía ta, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp, nghe Tổng Quân ủy trình bày kế hoạch tác chiến mùa Xuân 1954, trong đó có phương án tác chiến tiến công Điện Biên Phủ và nhấn mạnh trận Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay.

Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tương quan lực lượng, điều kiện thực tại và triển vọng tình hình của hai bên, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy và chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.

Hà Anh

Tin mới

Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

Cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông Phạm Quang Linh

(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.

Tin tức
Công khai, minh bạch giá cước vận tải dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

Công khai, minh bạch giá cước vận tải dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5

(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.

Giao thông
Chính thức tăng phí cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Chính thức tăng phí cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Giao thông
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
'Địa đạo' đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng sau 2 ngày công chiếu

'Địa đạo' đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng sau 2 ngày công chiếu

(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.

Giải trí
Góp phần tạo khí thế cho lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất: Quảng Bình tiếp sức lực lượng diễu binh

Góp phần tạo khí thế cho lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất: Quảng Bình tiếp sức lực lượng diễu binh

(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đời sống
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh và đồng phạm gây thiệt hại nhà nước gần 100 tỷ đồng

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh và đồng phạm gây thiệt hại nhà nước gần 100 tỷ đồng

(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.

Vụ án
Chính sách thuế mới của Hoa Kỳ khiến những ngành công nghiệp nào của Việt Nam bị 'rung lắc'?

Chính sách thuế mới của Hoa Kỳ khiến những ngành công nghiệp nào của Việt Nam bị 'rung lắc'?

(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội ban hành khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng

Hà Nội ban hành khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m2/tháng

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 5/4: Bắc Bộ ngày nắng đẹp, Nam Bộ triều cường

Dự báo thời tiết ngày 5/4: Bắc Bộ ngày nắng đẹp, Nam Bộ triều cường

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.

Môi trường và cuộc sống
Vì sao Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh?

Vì sao Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh?

(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).

Vụ án
Xử lý cá nhân đăng thông tin sai sự thật về lực lượng Công an trên mạng xã hội

Xử lý cá nhân đăng thông tin sai sự thật về lực lượng Công an trên mạng xã hội

(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.

Chống tin giả
Hà Nội: Giao thông thông thoáng trước dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trước dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.

Công luận 24H
Khoảng 443.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam

Khoảng 443.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam

(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Giao thông
Sau Canada, du khách châu Âu 'tẩy chay' du lịch Mỹ

Sau Canada, du khách châu Âu 'tẩy chay' du lịch Mỹ

(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.

Du lịch
Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt nhận nhiệm vụ mới

Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt nhận nhiệm vụ mới

(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn