Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi

Kỳ 2: Con nhím Điện Biên Phủ - Chiến thuật đặc biệt của kế hoạch Navarre

Thứ năm, 04/04/2024 11:12 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Con nhím quân sự khổng lồ” tức Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - được coi là chiến thuật đặc biệt của Kế hoạch đầy tham vọng này.

Tháng 5/1953, tướng Navarre trở thành Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương và cho ra đời bản Kế hoạch mang tên chính vị tướng này, mà theo đánh giá của Lanien - Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ là “chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hy vọng đủ mọi điều”. Trong đó, “con nhím quân sự khổng lồ” tức Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - được coi là chiến thuật đặc biệt của Kế hoạch đầy tham vọng này.

Từ hành trình nhận diện vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào - Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng. Điện Biên Phủ có một dạng địa hình khá đặc biệt, bốn bên là núi hoặc những quả đồi nối tiếp nhau. Ở giữa có một dải đất bằng phẳng giống như một thung lũng lọt thỏm giữa trùng điệp của núi non. Dải đất bằng phẳng đó được tô đậm bởi cánh đồng Mường Thanh rộng lớn.

Theo nhiều tài liệu, không phải chỉ đến cuối năm 1953, sau khi thất bại ở hầu khắp các chiến trường trong kế hoạch Nava nhằm bình ổn Việt Nam, Điện Biên Phủ mới được Pháp để mắt tới. Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ luôn là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam châu Á.

Các đời Tướng Pháp tại Đông Dương đều đánh giá rất cao vị trí chiến lược của Ðiện Biên Phủ. Tướng René Cogny từng có ý định “xây dựng một căn cứ bộ ở Ðiện Biên Phủ”. Đặc biệt, tướng Raoul Salan - người tiền nhiệm của Navarre - có lẽ là tướng Pháp trăn trở nhất về vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ. Tướng Raoul Salan từng chỉ rõ sự cần thiết phải thiết lập ngay một trung tâm đề kháng tại Ðiện Biên Phủ để bảo vệ cho Luang Prabang và Thượng Lào. Tuy nhiên, thực tế đã không cho phép Salan thực hiện ý đồ đó. 

ky 2 con nhim dien bien phu  chien thuat dac biet cua ke hoach navarre hinh 1

Là người kế nhiệm Salan, tướng Navarre không phải không quan tâm đến Ðiện Biên Phủ mà cái chính là trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, ông ta tập trung ưu tiên “tiến công ở phía Nam vĩ tuyến 18 và miền Trung Ðông Dương; đặc biệt là tìm cách giải quyết Liên khu 5, giữ thái độ phòng ngự chiến lược ở phía Bắc vĩ tuyến 18 và cố tránh tổng giao chiến ở đó”.

Tuy nhiên, trong thâm tâm, Navarre đã luôn có những trăn trở về việc thiết lập những căn cứ “lục - không quân hỗn hợp” hoặc những “căn cứ trận địa” để bảo vệ trực tiếp nước Lào nhưng chưa biết đặt căn cứ đó ở đâu. Mọi chuyện “chỉ thành hình hài” vào tháng 11/1953 khi Navarre phát hiện Ðại đoàn 316, sau đó thêm hai đại đoàn nữa là 308 và 312 hành quân lên Tây Bắc, và tướng Pháp này chợt nhớ lời của người tiền nhiệm Salan về thung lũng Điện Biên Phủ. Một quyết định đã được Navarre đưa ra.

Có thể thấy rõ về quyết định của tướng Pháp này trong bức điện mật ngày 20/11/1953 của Tổng chỉ huy Navarre gửi về Paris. Bức điện viết: “Đại đoàn 316 tiến lên Tây – Bắc đe dọa nghiêm trọng đồn binh Lai Châu và có nghĩa là trong một thời gian ngắn sẽ tiêu diệt lực lượng maquis (Chỉ lực lượng binh lính người Thái được tổ chức trong cái gọi là Binh đoàn không vận hỗn hợp) của ta tại vùng thượng du. Tôi đã quyết định có một hành động ở Điện Biên Phủ là căn cứ hành binh đã được dự định cả 316 mà nếu ta chiếm lại sẽ bảo đảm che chở được cho Luông Phabăng, nếu không làm như vậy, chỉ trong vài tuần nữa, Luông Phabăng sẽ bị nguy hiểm nghiêm trọng”. 

Cũng chính ngày 20/11 đó, Pháp chính thức nhảy dù, đánh chiếm Điện Biên Phủ. Việc tiến hành xây dựng Ðiện Biên Phủ trở thành lô cốt chiến lược của quân đội Pháp tại thung lũng lòng chảo cũng chính thức bắt đầu.

Tới sự ra đời của “Con nhím Điện Biên Phủ”

Chỉ sau 3 ngày từ 20 đến  22/11, sáu tiểu đoàn dù, khoảng 4.500 lính đã được ném xuống Điện Biên Phủ. Trong vòng 10 ngày (từ 23/11 đến 3/12/1953), quân đội Pháp đã thả hàng ngàn chiếc dù hàng với đủ loại vũ khí phương tiện cung cấp cho chiến trường Điện Biên Phủ. Những cuộn dây thép gai, phuy-ét xăng, đạn dược, thực phẩm những khối đạn pháo và phương tiện đủ loại được thả xuống Điện Biên Phủ.

Cùng với đó, ngay sau ngày 20/11, lính công binh thuộc đại đội lính dù công binh số 17 (17è CPG), với sự hỗ trợ của lính dù thuộc quyền chỉ huy của Bigeard bắt đầu san lấp mặt bằng khu vực sân bay. Để hỗ trợ nhiệm vụ này, ngày 21/11/1953, lần đầu tiên ở Đông Dương và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Pháp, một máy ủi được một máy bay C119 thả dù xuống Điện Biên Phủ và sau đó một máy ủi thứ hai được thả dù xuống.

Đến ngày 25/11, đường băng đã sẵn sàng cho việc bắt đầu vận chuyển tiếp tế: Từ dây thép gai cho đến quân trang, từ túi đựng đất cho đến thiết bị làm bếp, chưa kể đến đạn dược các loại dành cho pháo binh cũng như các tiểu đoàn bộ binh. Ngày 25/11, chiếc Dakota đầu tiên đã hạ cánh xuống Điện Biên Phủ. Từ 20/11 đến 7/12/1953, không vận Pháp hoạt động hết công suất phục vụ cho việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: Trong 18 ngày, 1.760 tấn thiết bị các loại đã được chuyển đến đây, tức gần 100 tấn/ngày. Đầu tháng 12 năm 1953, những công trình hiện đại đã bắt đầu mọc lên ở thung lũng lòng chảo. De Castries được chỉ định làm chỉ huy trưởng Tập đoàn cứ điểm quan trọng này.

Trong việc xây dựng “con nhím Điện Biên Phủ”, sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế là hết sức quan trọng. Đến đầu tháng 3/1954, quân địch tập trung tại Điện Biên Phủ lên đến 16.200 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 đơn vị pháo binh, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đơn vị xe vận tải với 200 xe, cùng một đơn vị không quân thuộc loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung (Phân khu Trung tâm), Nam (Phân khu Isabelle) với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương. Trong 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự riêng biệt. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc. Một số cứ điểm còn có hầm ngầm. Hàng rào dây thép gai bao quanh các cứ điểm dày từ 50 đến 200 mét. Ngoài ra còn có các bãi mìn dày đặc và hàng rào điện sát mặt đất.

Nhiều cứ điểm nằm sát cạnh nhau tạo thành cụm cứ điểm, bao gồm 8 cụm cứ điểm yểm trợ lẫn nhau theo kiểu “phòng ngự liên hoàn” với những “trung tâm đề kháng phức hợp”, có lực lượng cơ động và hỏa lực riêng, có hệ thống công sự vững chắc xung quanh có hàng rào dây thép gai dày đặc và có khả năng phòng ngự độc lập. Những cụm cứ điểm này được gọi theo thứ tự A, B, C... căn cứ vào thời gian hoàn thành việc xây dựng. 

Tám cụm cứ điểm này được tổ chức thành ba phân khu, mỗi phân khu đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Trong 3 phân khu, Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất lấy trận địa trung tâm nằm giữa thung lũng Mường Thanh, có cơ quan chỉ huy Tập đoàn cứ điểm GONO, trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, phía Đông phân khu có cả một hệ thống cao điểm rất lợi hại, giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu. Tại đây bố trí 6 trung tâm đề kháng, trong đó, trung tâm đề kháng Béatrice - Him Lam gồm 3 cứ điểm 1, 2, 3 có trách nhiệm bảo vệ từ xa cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, không nằm trong Phân khu Trung tâm nhưng vẫn do Phân khu Trung tâm trực tiếp chỉ huy.

Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ có thể phối hợp yểm hộ cho tất cả các cứ điểm. Căn cứ thứ nhất ở Mường Thanh gồm một tiểu đoàn pháo 105mm, một đại đội pháo 155mm và 16 khẩu cối 120mm. Căn cứ thứ hai ở Hồng Cúm có một tiểu đoàn pháo 105mm. Hỏa lực của mỗi cứ điểm thường có: 4 khẩu súng đại liên, 40 đến 45 khẩu súng tiểu liên, 9 khẩu súng trung liên, 9 khẩu súng phóng lựu đạn, 2 khẩu súng cối 60mm và 1 khẩu pháo không giật 57mm. Ở những cứ điểm quan trọng, quân số được tăng thêm thì vũ khí cũng được tăng thêm tùy theo sự cần thiết. Đặc biệt còn có thêm vũ khí mới như súng phun lửa, các phương tiện chống đạn khói và súng hồng ngoại để bắn vào ban đêm mà không cần đèn.

Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - PC.GONO (Hầm De Castries) được đặt ở vị trí trung tâm lòng chảo Điện Biên Phủ, cách cứ điểm A1 về phía Tây chừng 500m theo đường chim bay; cách cầu Mường Thanh khoảng 300m về phía Tây Nam. Hầm được thiết kế và xây dựng bằng các vật liệu chắc chắn đủ sức chịu đựng sự công phá của các loại hỏa lực của đối phương.

Điều đáng nói là khi xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Navarre đã cho xây dựng 2 sân bay, sân bay chính là Mường Thanh và sân bay dự bị là Hồng Cúm. Mục đích của việc xây dựng 2 sân bay này là để nhận quân tăng viện của Pháp từ Hà Nội và một số cảng hàng không khác lên phục vụ cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Theo đó, hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 quân, đảm bảo nguồn tiếp viện trong quá trình tác chiến. Một cầu hàng không nối liền sân bay Điện Biên với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai được thiết lập hoạt động tấp nập từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Mức hoạt động của máy bay có khi lên đến 200 chuyến một ngày, mọi thứ đều phải nhờ máy bay chuyển đến tận nơi hoặc thả xuống pháo, đạn, thuốc men, dây thép gai, lương thực, thậm chí cả nước đá, rau tươi và nhiều thứ khác.

Với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, thời điểm đó, Pháp, Mỹ đua nhau tâng bốc “tập đoàn cứ điểm vững chắc nhất Đông Nam Á” với những lời lẽ cao ngạo như: “Đây là một pháo đài bất khả xâm phạm”, “một tập đoàn cứ điểm đáng sợ”; “Là một chiến lũy vĩ đại Véc-đoong của Pháp (thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất) nay lại có mặt ở Đông Dương; “Sẽ giáng cho Việt Minh một trận thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ”, “Sẽ làm cho pháo binh Việt Minh câm họng...”, là “cỗ máy nghiền nát mọi cuộc tấn công của Việt Minh”…. 

Còn Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương - người từng có mặt trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) chia sẻ: “Ngày ấy, tôi mới 24 tuổi và không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến ‘con nhím quân sự khổng lồ’ (căn cứ Điện Biên Phủ) của thực dân Pháp; để rồi sau này, ta càng thấm thía hơn tinh thần, ý chí chiến đấu và sự hy sinh anh dũng của quân dân ta, làm nên chiến thắng gây chấn động địa cầu”.

Hà Anh

Tin mới

Tổng thống Trump nói sẽ đàm phán trực tiếp với Iran về hạt nhân

Tổng thống Trump nói sẽ đàm phán trực tiếp với Iran về hạt nhân

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.

Thế giới 24h
Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trong xử lý các dự án tồn đọng kéo dài

Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trong xử lý các dự án tồn đọng kéo dài

(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.

Tin tức
Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X khởi tranh: Sân chơi lớn của công nhân viên chức Thủ đô

Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X khởi tranh: Sân chơi lớn của công nhân viên chức Thủ đô

(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).

Nghề báo
Dự báo thời tiết ngày 9/4: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 9/4: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, trưa chiều trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Môi trường và cuộc sống
Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất: Tôn vinh đóng góp, lan tỏa giá trị

Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất: Tôn vinh đóng góp, lan tỏa giá trị

(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.

Nghề báo
Nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế

Nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).

Tin tức
Xây dựng tối thiểu 5 bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội

Xây dựng tối thiểu 5 bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội

(CLO) Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2035, xây dựng tối thiểu 5 bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Tin tức
Khởi động hành trình phát triển doanh nghiệp sinh thái rừng

Khởi động hành trình phát triển doanh nghiệp sinh thái rừng

(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.

Công luận 24H
Lần đầu tiên công bố nhiều tài liệu về cảng biển Việt Nam

Lần đầu tiên công bố nhiều tài liệu về cảng biển Việt Nam

(CLO) Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Đời sống văn hóa
Hàn Quốc nổ súng cảnh báo tại Khu Phi quân sự với Triều Tiên

Hàn Quốc nổ súng cảnh báo tại Khu Phi quân sự với Triều Tiên

(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.

Thế giới 24h
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược

Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược

(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.

Tin tức
Nhận định Bayern Munich vs Inter Milan, 2h ngày 9/4 tại Champions League

Nhận định Bayern Munich vs Inter Milan, 2h ngày 9/4 tại Champions League

(CLO) Nhận định Bayern vs Inter, 2h ngày 9/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số Bayern vs Inter cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn liên hoàn trên đèo Bảo Lộc

Nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn liên hoàn trên đèo Bảo Lộc

(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.

Công luận 24H
Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương phát tích từ lời thề ước của cha ông từ ngàn xưa, chính hội thường diễn ra vào ngày 12 tháng Ba âm lịch.

Đời sống văn hóa
Khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam

Khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại di tích Trung ương Cục miền Nam

(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Tin tức
Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn