(CLO) Trong quá trình thu thập thông tin, làm việc với chính quyền địa phương, nhóm phóng viên nhận thấy, một số đơn vị có biểu hiện “vô tâm”, thiếu trách nhiệm trong thực hiện Quy định quản lý, sử dụng nghĩa trang đã ban hành; có dấu hiệu của việc buông lỏng quản lý đất nghĩa trang nhân dân.
Như báo Nhà báo và Công luận (NB&CL) đã phản ánh, thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội diễn ra tình trạng “phân lô”, mua bán đất nghĩa trang trái pháp luật; thu tiền dịch vụ nghĩa trang như xây dựng mồ mả với giá “trên trời” từ Tiểu ban quản lý nghĩa trang, quản trang gây bức xúc trong dư luận. Vậy trên thực tế, việc quản lý đất nghĩa trang, công bố giá dịch vụ nghĩa trang được các địa phương thực hiện ra sao? Nhóm phóng viên đã có những tìm hiểu và nhận thấy nhiều sự thật “bất ngờ”.
Tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, cá nhân tự gom đất nông nghiệp, biến thành đất nghĩa trang, bán hàng hàng trăm suất mộ, trục lợi số tiền lớn. Ảnh: Khu nghĩa trang xã Tứ Hiệp.
Sau quá trình điều tra, làm rõ những dấu hiệu trong mua bán đất nghĩa trang trái phép, thu tiền dịch vụ bất hợp lý tại nghĩa trang làng Trung Lập, nhóm phóng viên đã liên hệ với UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Lĩnh Nam để làm việc.
Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, ngày 17/10/2017, UBND quận Hoàng Mai có văn bản số 3005/UBND-LĐTB&XH gửi UBND 14 phường về việc thực hiện quản lý nghĩa trang nhân dân trên địa bàn Quận. Trong đó, UBND quận Hoàng Mai yêu cầu UBND 14 phường ngoài thực hiện đúng theo Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND (Quyết định số 30) Ban hành Quy định quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn TP Hà Nội thì hằng năm vào thời điểm 30/6 và 31/12 phải báo cáo công tác quản lý nghĩa trang định kỳ qua phòng Lao động Thương Binh và Xã hội (LĐTB&XH) hoặc thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước để tổng hợp, báo cáo UBND Quận và UBND TP Hà Nội.
Tại phường Lĩnh Nam, ngày 4/4/2019, UBND phường này có Quyết định số 63/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn phường. Theo Quyết định, UBND phường Lĩnh Nam giao công chức Văn hóa – Xã hội tham mưu UBND phường quản lý nhà nước về việc quản lý, sử dụng nghĩa trang; Tham mưu xây dựng giá dịch vụ nghĩa trang để UBND phường trình UBND quận Hoàng Mai phê duyệt. Cùng với đó, công chức Tài chính – Kế toán tham mưu giúp UBND phường trong giải quyết các vấn đề về giá dịch vụ nghĩa trang, hướng dẫn quy định thu – chi, lập hồ sơ, sổ sách kế toán cho Tiểu ban quản lý nghĩa trang các làng.
Mặc dù UBND quận Hoàng Mai đã có chỉ đạo, UBND phường Lĩnh Nam ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn phường nhưng có dấu hiệu làm trái Quy chế được ban hành.
Theo UBND phường Lĩnh Nam, trên địa bàn có 3 nghĩa trang là: Nam Dư Thượng (Vườn Đừng); Trung Lập (Gò Sành); Thúy Linh. Tổng diện tích đất nghĩa trang hiện có là 5,84ha với 8.362 ngôi mộ tại 3 nghĩa trang.
Tại buổi làm việc với phóng viên có sự tham gia của ông Hoàng Việt – Phó Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam, ông Dương Văn Được – Trưởng Tiểu ban quản lý nghĩa trang làng Trung Lập (Tiểu ban) cùng một số thành viên trong Tiểu ban là ông: Dương Quốc Vang, Dương Văn Dũng. Điều bất ngờ là mặc dù có cơ sở hành lang pháp lý rất rõ ràng như đã nói ở trên nhưng cả lãnh đạo UBND phường cùng những người trong Tiểu ban đều “mơ hồ” khi được hỏi về việc quản lý tài chính, thu chi, về giá dịch vụ nghĩa trang theo quy định của UBND TP Hà Nội, UBND phường Lĩnh Nam.
Cũng tại buổi làm việc, phóng viên đề nghị ông Hoàng Việt cung cấp văn bản liên quan đến giá dịch vụ nghĩa trang được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt, văn bản báo cáo của Tiểu ban đến UBND phường định kỳ hằng năm về quản lý, thu chi tài chính… thì vị Phó Chủ tịch phường này không cung cấp được.
Tuy nhiên, ông Hoàng Việt khẳng định: Về nội quy, quy chế quản lý nghĩa trang chắc chắn là do UBND phường phê duyệt, còn về mức giá (giá dịch vụ nghĩa trang) thì theo ông nhớ còn quy định theo “giá thị trường”. “Các cụ họp với các loại đối tượng, thu bao nhiêu tiền từ 20-50-70 triệu, có biên bản của các cụ, chữ ký của người đi họp. Hiện văn bản phường chưa tìm được nhưng mình biết chắc chắn là có, còn duyệt theo hướng là căn cứ vào giá trị thị trường hiện tại chứ không phải là đưa ra mức cụ thể. Bởi ngày mai giá đất lên, giá chôn cất lên thì không thể áp một giá chung được”, ông Việt thông tin.
Cũng theo ông Hoàng Việt, về việc Kế toán phường hướng dẫn các Tiểu ban quản lý lập sổ sách, quy định mức giá dịch vụ nghĩa trang theo quy định của pháp luật thì hầu hết các cụ “chép tay” vào sổ sách. Công tác quản lý không có biểu công khai hay văn bản gì, hoàn toàn hệ thống sổ sách các cụ chép tay hết.
Tại buổi làm việc với UBND phường Lĩnh Nam có ông Hoàng Việt - Phó Chủ tịch UBND phường (bên trái ngoài cùng), ông Dương Văn Được (thứ 3 từ trái qua phải) cho rằng mình còn không nắm được Quy chế do UBND phường Lĩnh Nam ban hành về quản lý nghĩa trang trong đó có nêu rõ về kiểm soát, giá dịch vụ, thu chi tài chính.
Nói thêm về việc áp giá đối với người dân có nhu cầu đất nghĩa trang để chôn cất người thân, ông Dương Văn Được – Trưởng Tiểu ban quản lý nghĩa trang làng Trung Lập (Tiểu ban) cho rằng, để có thể áp giá thì Tiểu ban đã đi tham khảo giá từ các Tiểu ban khác trên địa bàn phường Lĩnh Nam. “Chúng tôi tiếp nhận công việc vào năm 2016 từ người đi trước, mẫu đơn mai táng cũng có sẵn, mọi cá nhân đến giao dịch muốn vào chỗ này (nguyện vọng chôn người thân tại hố mộ bất kỳ - PV), thì giá tiền sẽ bằng từng này, giá do chúng tôi áp giá. Nếu đồng ý thì ký vào đơn, chứ chúng tôi không ép”, ông Được nói.
Ông Dương Văn Được còn không ngần ngại thừa nhận việc, Tiểu ban không chỉ thu tiền 1 suất mộ là 10 triệu đồng mà đã có suất mộ Tiểu ban thu đến 100 triệu đồng.
Có thể thấy, Tiểu ban quản lý nghĩa trang làng Trung Lập đã tự bàn bạc, áp giá, không được UBND quận Hoàng Mai phê duyệt giá dịch vụ nghĩa trang; thu tiền bán đất nghĩa trang có dấu hiệu trái quy định. Trong khi đó, UBND phường Lĩnh Nam mặc dù ban hành Quy chế quản lý, sử nghĩa trang trên địa bàn nhưng lại có dấu hiệu buông lỏng quản lý, không thực hiện theo đúng Quy chế, có dấu hiệu bao che cho vi phạm của Tiểu ban.
Sổ sách do Trưởng Tiểu Ban Quản lý nghĩa trang làng Trung Lập cung cấp có ghi rõ các khoản người dân "phải đóng góp" xây dựng nghĩa trang, trái ngược với lá đơn xin mai táng là "tự nguyện đóng góp".
Đem sự việc trên đến UBND quận Hoàng Mai, tưởng chừng chúng tôi sẽ được giải đáp, hay được UBND quận này tiếp thu, tiến hành thanh kiểm tra để làm rõ, chấn chỉnh lại hoạt động của các nghĩa trang. Nhưng sau nhiều lần vất vả liên hệ, UBND quận Hoàng Mai lại dường như “không rõ việc, rõ trách nhiệm quản lý” của mình trong công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Vũ Diêm – Phòng Quản lý đô thị quận Hoàng Mai cho rằng, nếu có hiện tượng mua bán trái phép đất nghĩa trang thì chắc là lãnh đạo phường Lĩnh Nam cũng không “trụ được”, bởi việc mua bán đất nghĩa trang theo ông không phải đơn giản.
Phóng viên nêu thông tin người dân phường Lĩnh Nam phải mua đất nghĩa trang để chôn cất người thân, có phiếu thu 10 triệu đồng; về việc này, ô Diêm lại thản nhiên cho rằng: “10 triệu là rẻ đấy”.
Khi được hỏi về việc, hàng năm, UBND 14 phường có báo cáo về tình hình hoạt động, báo cáo tài chính đối với các nghĩa trang, ông Diêm cho biết: Hàng năm các phường đều có báo cáo về công tác quản lý nghĩa trang. Nhưng về vấn đề thu, chi tài chính thì ông lại không rõ là có báo cáo hay không?
“Về thu chi ở phường họ có công tác quản lý của phường; thu tiền nộp về ngân sách chứ sao thu, chi linh tinh được. Anh khẳng định với em việc thu đã có hóa đơn như thế là phải nộp vào ngân sách nhà nước chứ không có chuyện chi tiêu linh tinh được”, ông Diêm khẳng định nhưng cũng không cung cấp được bất kỳ báo cáo nào sau đó.
Tiếp đó, phóng viên có liên hệ được với ông Lê Mạnh Toàn - Trưởng phòng LĐTB&XH quận Hoàng Mai (theo phân công của lãnh đạo Ủy ban - PV), ông Toàn lại giải thích lòng vòng, thoái thác trách nhiệm, không trả lời được bất kỳ câu hỏi nào về những bất cập trong công tác quản lý nghĩa trang trên địa bàn, cụ thể là tại phường Lĩnh Nam.
Khuôn viên nghĩa trang nhân dân Nghĩa Lộ - Thọ Vực thuộc tổ 7, 8 phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Gần 3 năm triển khai, quận Hà Đông vẫn “loay hoay” với giá dịch vụ nghĩa trang
Trên địa bàn UBND quận Hà Đông theo thống kê có 57 nghĩa trang nhân dân. Trong đó tại phường Yên Nghĩa có 5 nghĩa trang và không tiếp nhận người không có nguồn gốc địa phương, người nơi khác. Trong khi đó, giá dịch vụ nghĩa trang thì chỉ “lác đác” có một vài nghĩa trang có với giá là 3,2 triệu đồng và 3,9 triệu đồng.
Còn tại địa bàn quận Hà Đông, việc tiếp cận thông tin, hồ sơ từ UBND quận Hà Đông, UBND phường Yên Nghĩa được coi là “hành trình gian nan”. Theo đó, liên hệ với UBND phường Yên Nghĩa, sau khi gặp được ông Nguyễn Bá Tiến – Chủ tịch UBND phường, ông Tiến có tiếp nhận nội dung làm việc, phản ánh của phóng viên và cho biết đã giao cho bà Đặng Thị Hồng – Phó Chủ tịch UBND phường để làm việc.
Tuy nhiên, khi đến UBND phường theo lịch hẹn, mặc dù gặp được bà Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa nhưng bà này liên tục lẩn tránh phóng viên, “xua tay” không tiếp nhận phản ánh, trao đổi, trả lời trực tiếp và cho biết sẽ trả lời bằng văn bản. Theo đó, tại văn bản số 84/UBND-VHXH ngày 22/3/2023 về việc trả lời thông tin báo chí gửi báo NB&CL do chính bà Đặng Thị Hồng ký khẳng định: UBND phường khẳng định không có việc thu phí dịch vụ an táng và mua bán đất nghĩa trang nhân dân trên địa bàn.
Trước đó, theo phóng viên nắm được, UBND phường Yên Nghĩa cũng đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 18/1/2018 về ban hành quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn phường Yên Nghĩa và Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 25/11/2020 sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn ban hành theo Quyết định số 32. Các Quyết định này được UBND phường Yên Nghĩa khẳng định theo đúng tinh thần Quyết định số 30 của UBND TP Hà Nội.
Bà Đặng Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa "xua tay" không tiếp nhận phản ánh của phóng viên về việc có người địa phương khác mua đất nghĩa trang Nghĩa Lộ - Thọ Vực để chôn cất. Bà Hồng còn cho rằng phóng viên muốn tìm hiểu phản ánh người đó có hộ khẩu nơi khác thì sang hỏi bên Công an phường.
Trong khi đó, để có thông tin đầy đủ, khách quan, phóng viên tiếp tục liên hệ làm việc với UBND quận Hà Đông. Nhưng thật bất ngờ, phải qua 2 tháng, UBND quận Hà Đông cũng phải làm đến 2 văn bản giao việc cung cấp thông tin cho báo chí (theo đề nghị của báo NB&CL) thì mới đúng cơ quan chuyên môn đang thực hiện nhiệm vụ chính. Tuy nhiên, đến nay, phóng viên vẫn chưa có buổi làm việc, nhận được thông tin trả lời chính thức nào từ UBND quận Hà Đông.
Theo tài liệu phóng viên có được, ngày 12/11/2020, UBND quận Hà Đông có Quyết định số 4436/QĐ-UBND Ban hành Quy định quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn Quận do bà Phạm Thị Hòa – Phó Chủ tịch UBND quận ký. Trong đó, đáng chú ý, UBND quận Hà Đông giao phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng LĐTB&XH và các phòng, ban liên quan hướng dẫn đơn vị quản lý nghĩa trang phương pháp định giá, lập giá dịch vụ nghĩa trang; thực hiện thẩm định giá dịch vụ nghĩa trang báo cáo UBND quận chấp thuận.
Tuy nhiên, theo Phòng LĐTB&XH quận Hà Đông cho biết, toàn quận có 57 nghĩa trang nhân dân, hầu hết các nghĩa trang chưa xây dựng giá dịch vụ, trong đó có phường Yên Nghĩa có 5 nghĩa trang nhân dân thì cả 5 đều chưa xác lập giá dịch vụ.
Có thể thấy, việc xây dựng được giá dịch vụ nghĩa trang sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, nếu chưa có giá dịch vụ cụ thể được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có thể dẫn đến một số cá nhân lợi dụng để tự áp đặt giá dịch vụ nhằm trục lợi. Hay tự áp giá dịch vụ giống như Tiểu ban quản lý nghĩa trang làng Trung Lập.
Những Quy định, Quyết định được UBND quận Hà Đông, UBND phường Yên Nghĩa ban hành nhưng suốt từ năm 2020 đến nay, giá dịch vụ nghĩa trang vẫn chưa được xác định.
Cần thanh kiểm tra làm rõ khoản tiền thu lợi từ bán đất nghĩa trang
Theo Luật sư Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Công ty TNHH Luật Bamboo Star (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, đối với phần mộ cá nhân trong dự án nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì người được đăng ký phần mộ không được chuyển nhượng phần mộ cá nhân cho người khác.
“Việc các cá nhân chuyển nhượng trái phép các phần mộ trong đất nghĩa trang trên địa bàn TP Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ - Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; vi phạm quy định tại Điều 10 Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của UBND TP Hà Nội quy định quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn TP”, Luật sư Nam nêu rõ.
Luật sư Nguyễn Hoài Nam cũng chỉ rõ, theo quy định của UBND TP Hà Nội: UBND cấp xã quản lý nghĩa trang trên địa bàn xã thông qua việc thành lập bộ phận quản lý nghĩa trang, phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách, xác định cá nhân quản lý nghĩa trang; phê duyệt các vấn đề liên quan đến nội quy, quy chế, việc sửa chữa, chỉnh trang, di chuyển mộ, đóng cửa nghĩa trang xã; xác định người có nguồn gốc địa phương được mai táng trong nghĩa trang xã; xác lập giá dịch vụ nghĩa trang trình UBND cấp huyện phê duyệt.
Do đó, theo Luật sư Nam, để xảy ra tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép đất nghĩa trang có phần trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được giao trách nhiệm quản lý nghĩa trang, UBND các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, giám sát hoạt động mai táng tại nghĩa trang.
“Ngoài việc vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng đất nghĩa trang thì các khoản tiền thu được từ việc mua bán các phần mộ trong nghĩa trang được quản lý, sử dụng ra sao cũng cần phải được thanh kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật”, Luật sư Nguyễn Hoài Nam phân tích.
Mời độc giả đón đọc kỳ 4: Giải pháp nào để chặn đứng việc trục lợi tâm linh, “bảo kê cho linh hồn người đã khuất”?
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.