Kỳ II: Vì sao tin tức giả lại hiệu quả?

Thứ ba, 06/12/2016 11:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài việc dễ dàng tạo nên các social bots và các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để tuyên truyền các thông tin giả mạo, tin tức giả còn dựa vào cấu trúc mạng lưới của xã hội, thứ mà nhiều người gọi là hiệu ứng buồng vang để phát tán.

Sự kiện: Tin tức

(CLO) Ngoài việc dễ dàng tạo nên các social bots và các tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để tuyên truyền các thông tin giả mạo, tin tức giả còn dựa vào cấu trúc mạng lưới của xã hội, thứ mà nhiều người gọi là hiệu ứng buồng vang để phát tán.

facebook-news

Bong bóng thông tin

Con người luôn bị thông tin ảo làm rối loạn, bởi những quan điểm chủ quan về các vấn đề xã hội, kinh tế. Chính điều này cũng tạo nên một số hệ luỵ như chúng ta hiên về việc tin tưởng những thông tin tới từ vòng tròn xã hội của bản thân và chối bỏ các thông tin đi ngược lại những kinh nghiệm của bản thân.

Bằng việc bắt chước bạn bè và bỏ theo dõi những trang đi ngược lại quan điểm bản thân đã tạo nên thứ mà các nhà khoa học gọi là "echo chamber" (tạm dịch là hiệu ứng buồng vang), thành lập nên các nhóm thông tin và quan điểm đồng nhất theo một chiều. Hệ thống xã hội này dày tới mức bất cứ thông tin nào, dù sai sự thật, vẫn có thể ngay lập tức được phát tán trên mạng nếu theo đúng quan điểm lập trường của nhóm.

Trong vòng tròn của mình, chúng ta luôn luôn lựa chọn thông tin tuỳ vào "đức tin" của mình. Chính điều này dẫn tới việc đa số mọi người đều sẵn sàng chia sẻ thông tin ngay khi đọc tít một bài bào mà không cần biết nội dung bên trong là gì. Việc này gần như đã trở thành thói quen, khiến người đọc ngay lập tức chia sẻ mà không cẩn thận phân tích xem liệu thông tin này có cơ sở hay không.

image-20161122-10967-1eb76xi-2

Trong hình thể hiện hiệu ứng echo chamber trên Twitter, với các điểm màu tím thể hiện những người đưa ra thông tin sai sự thật về một dự án. Những người cẩn thận phân tích tìm kiếm thông tin sâu hơn về vụ việc này được thể hiện bằng đốm màu da cam ở bên trái.

Hệ luỵ khó tránh khỏi

Theo một nghiên cứu khác thì với cấu trúc hiện này của các mạng lưới xã hội và độ chú ý cực kỳ hạn hữu của con người, sẽ là rất khó tránh nếu như một vài thông tin được phát tán với tốc độ chóng mặt dù cho nó hoàn toàn không chính xác. Dù cho từng cá nhân có thói quen phân lọc và chia sẻ các thông tin có chất lượng, thì cả mạng lưới nhìn ở góc độ vĩ mô lại không có khả năng phân biệt giữa thông tin thật và giả. Chính điều này là tiền đề giúp thông tin giả phát tán với mức độ chóng mặt như vậy.

Cũng theo thuật toán trên các trang xã hội, những gì chúng ta cần chỉ là một lần vô tình ấn vào link một trang web với nội dung xuyên tạc để hệ thống có thể tự động nhận diện rằng đó là thông tin và chủ đề mà chúng ta quan tâm, để rồi trong những ngày kế tiếp chúng ta sẽ bị "dội bom" bởi các thông tin tương tự. Ở góc độ những người làm quảng cáo, những thông tin giả dễ dàng tạo hơn là cóp nhặt những sự thật. Thêm vào đó, họ còn có thể phân chia từng đối tượng "khách hàng tiềm năng": những người theo đảng bảo thủ thích đọc những thông tin ủng hộ Trump, những người ủng hộ bà Clinton...

Tin tức giả phát tán ra sao?

Để tìm cách phòng chống, chúng ta phải hiểu được cách mà nó phát tán. Giả dụ, nếu như bots là ngọn nguồn của vấn đề, chúng ta có thể tập trung phát triển cách thức nhận biết và ngăn chặn chúng. Nếu, trong trường hợp khác, vấn đề nằm ở hiệu ứng buồng vang, thì chúng ta có thể thiết lập nên một thuật toán mới không hạn chế góc nhìn đối với một vấn đề.

Có một nền tảng trên mạng gọi là Hoaxy, nơi các nhà khoa học theo dõi và thể hiện mức độ phát tán của thông tin giả, cũng như liên tục kiểm chứng các thông tin xuất hiện trên mạng xã hội. Điều đó sẽ cho chúng ta dữ liệu thực tế để từ đó nghiên cứu phương thức phòng chống.

Hoaxy cũng giúp con người hiểu rõ rằng lập trường của họ dễ bị ảnh hưởng tới thế nào, và cách chúng ta thường xuyên chia sẻ thông tin xuyên tạc trên mạng ra sao. Việc kết nối những trang web này với những trang web kiểm chứng thông tin và các ứng dụng kiểm soát khác có thể là bước đầu trong việc hỗ trợ phòng chống tin tức giả.

Thế nhưng tất cả chúng ta cần phải nhận thức rằng, tin tức giả đang là một vấn nạn vô cùng cấp thiết mà tất cả những chuyên gia IT, những nhà khoa học, kinh tế học hay nhà báo cần phải chung tay, góp sức để phòng chống.

Hoàng Việt

Tin khác

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

Nâng cao kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo

(CLO) Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng khai thác thông tin từ hội nghị, hội thảo.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu 'Hành trình chinh phục bầu trời'

Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình Giao lưu "Hành trình chinh phục bầu trời"

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Hành trình chinh phục bầu trời”. Chương trình nhằm chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày truyền thống của Đoàn Bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).

Nghề báo