Kỷ nguyên mới cho "bằng chứng pháp lý kỹ thuật số" nhờ IoT và 5G

Thứ bảy, 19/01/2019 07:11 AM - 0 Trả lời

(CLO)Các thiết bị IoT (Internet of Things – Internet kết nối vạn vật) cùng với camera, kết nối 5G và AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho bằng chứng kỹ thuật số, giúp các cơ quan – tổ chức điều tra dễ dàng hơn.

recoveringdatafrompcbboard_800x450

Cuối năm 2016, Hàn Quốc bị chấn động bởi một vụ bê bối tham nhũng chính trị thuộc loại lớn nhất trong lịch sử mà kết quả là cựu Tổng thống Park Guen-hye bị kết luận có tội và phải vào tù. Lúc bấy giờ, Hancom GMD, công ty pháp lý kỹ thuật số lớn nhất Hàn Quốc đã cử 5 chuyên gia hàng đầu để phân tích dữ liệu có trong 300 chiếc điện thoại thông minh, giúp các công tố viên truy tố thành công và tống giam một số chính trị gia quyền lực nhất nước.

Jessy Jun- giám đốc điều hành và trưởng nhóm kinh doanh pháp y của Hancom GMD cho biết: “Chúng tôi phải thực hiện công việc vừa chính xác vừa nhanh nhất có thể, vì có hàng chục nghìn cuộc gọi và tin nhắn để phân tích, trong khi thời hạn để điều tra và truy tố chỉ là 60 ngày”. Rất có thể, sắp tới đây, công tác điều tra của những công ty như Hancom GMD sẽ trở nên thuận lợi hơn với sự phát triển của IoT, 5G và AI.

Ngày nay, smartphone đã trở thành cốt lõi của mọi cuộc điều tra tội phạm, góp phần đưa pháp lý kỹ thuật số trở thành một công cụ điều tra mang tính khoa học. "Pháp lý dựa trên thiết bị di động chiếm hơn 80% pháp lý kỹ thuật số mà các nhà điều tra toàn cầu đang thực hiện", trích lời ông Jun.

Thực tế, điện thoại thông minh chứa rất nhiều thông tin quan trọng cho việc điều tra như danh bạ, ghi chú, bản ghi âm cuộc gọi, tin nhắn văn bản, tin nhắn tức thời, hình ảnh, video và dữ liệu GPS. Tuy nhiên, mọi thứ không hoàn toàn “như mơ” với các nhà điều tra vì mức độ bảo mật trên điện thoại ngày càng được tăng cường trong những năm qua với các hình thức xác thực bằng sinh trắc học. Người dùng cũng thay đổi điện thoại trung bình hai năm một lần và liên tục cập nhật ứng dụng lẫn hệ điều hành.

"Bạn cần theo kịp mọi thay đổi liên quan đến smartphone để phân tích chính xác dữ liệu. Ví dụ, nhiều lúc, bạn phải tìm điện thoại cũ của nghi phạm và giải mã dữ liệu trong đó để hiểu đầy đủ bối cảnh của dữ liệu được tìm thấy trong điện thoại họ sở hữu gần đây. Là một nhóm pháp lý kỹ thuật số, bạn cần rất nhiều kinh nghiệm và rất nhiều thiết bị được nhập vào cơ sở dữ liệu để trích xuất đầy đủ thông tin”, ông Jun nói tiếp.

Một ví dụ tiêu biểu cho tầm quan trọng của việc điều tra dựa vào điện thoại: Vào năm 2016, khi một em bé sơ sinh qua đời, dữ liệu được Hancom GMD trích xuất từ điện thoại của nhân viên bệnh viện chứng minh rằng bác sĩ giám sát việc sinh nở không có mặt, thay vào đó là những y tá chưa đủ trình độ. Đó là bởi vì, các thiết bị IoT như nhà thông minh, máy bay không người lái, camera quan sát, xe tự lái đang ngày càng hiện đại hơn và sản xuất ra rất nhiều dữ liệu mới mỗi ngày.

"Video đang ngày càng có độ phân giải cao hơn. Trong các camera quan sát, mỗi nhà sản xuất sử dụng định dạng phương tiện khác nhau để lưu dữ liệu. Thời gian cần để khôi phục và phân tích dữ liệu đang tăng lên, dẫn đến nhu cầu dành cho các thuật toán khôi phục bằng phần cứng hiệu suất cao. Đối với các nhà điều tra, giờ đây họ phải xem xét mọi thiết bị ngoại vi bên cạnh smartphone để làm bằng chứng. Đây là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội tuyệt vời".

Dữ liệu được lưu trên các thiết bị IoT cũng được lưu trữ thông qua đám mây. Hancom GMD đang có kế hoạch ra mắt dịch vụ phục hồi dữ liệu từ đám mây, nhưng họ sẽ gặp trở ngại với các quy định về quyền riêng tư ở mỗi quốc gia. Sự bùng nổ của bằng chứng kỹ thuật số thông qua 5G và IoT đặt ra một vấn đề: Làm thế nào để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ ấy. “Có quá nhiều dữ liệu và quá ít thời gian cho điều tra viên", giám đốc điều hành cho biết. Khi AI có thể sắp xếp và phân tích lượng dữ liệu lớn, nó sẽ được chấp nhận như một phương pháp điều tra khoa học được sử dụng bởi các nhà điều tra là con người thực thụ".

"Chúng tôi đang thêm chức năng tóm tắt việc nhận diện cho chương trình khôi phục video của mình. Kế đến là chương trình phát hiện đối tượng dựa vào gương mặt và biển số xe: Chỉ cần nhập tên của đối tượng bằng văn bản, chương trình sẽ tìm kiếm mục tiêu chính xác trong số các dữ liệu có sẵn”.

Đặc biệt, Hancom GMD đã cung cấp các hướng dẫn trực quan như "biểu đồ mối quan hệ" để các nhà điều tra đưa tội phạm vào bối cảnh phù hợp. Bằng cách phân tích bộ dữ liệu đầy đủ có sẵn liên quan đến một tội phạm, công ty có thể vẽ một bản đồ cho thấy mối quan hệ, loại dữ liệu và số lượng dữ liệu được trao đổi giữa các nghi phạm liên quan.

"Chúng tôi đã có mặt ở 10 quốc gia trên toàn cầu và sẽ mở rộng ra 30 quốc gia trong vòng ba năm tới để đáp ứng nhu cầu xác minh pháp lý dựa trên các thiết bị di động vốn sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai", ông Jun chốt lại.

Quang Anh/Theo ZDNet

Tags:

Tin khác

Realme 12 Lite trình làng với màn hình 90Hz, chip Snapdragon 685

Realme 12 Lite trình làng với màn hình 90Hz, chip Snapdragon 685

(CLO) Realme vừa trình làng chiếc điện thoại realme 12 Lite mới. Máy thực chất là realme C67 4G được đổi tên, smartphone được công bố vào năm ngoái với màn hình LCD 90Hz, chip Snapdragon 685 và camera chính 108MP.

Sức sống số
Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024

Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024

(CLO) Lenovo đã chính thức giới thiệu ThinkBook X AI 2024. Sản phẩm mang trong mình sức mạnh đáng kinh ngạc từ CPU Intel Core Ultra thế hệ mới nhất, kết hợp với thiết kế mỏng nhẹ, phù hợp với những chuyên gia và người sáng tạo nội dung cần di chuyển nhiều.

Sức sống số
Samsung ra mắt chip nhớ di động DRAM có tốc độ nhanh nhất thế giới

Samsung ra mắt chip nhớ di động DRAM có tốc độ nhanh nhất thế giới

(CLO) Samsung vừa công bố mẫu chip nhớ di động DRAM mới có tốc độ nhanh nhất thế giới, lên tới 10,7 Gbps. Đây là một bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực công nghệ bộ nhớ, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị di động.

Sức sống số
Chi tiết Tecno Camon 30 Premier 5G ra mắt toàn cầu

Chi tiết Tecno Camon 30 Premier 5G ra mắt toàn cầu

(CLO) Tecno mới đây đã trình làng chiếc điện thoại Camon 30 Premier 5G trên thị trường toàn cầu. Máy sở hữu chip Dimensity 8020, 4 camera 50MP và pin 5000 mAh và hệ thống loa kép có hỗ trợ Dolby Atmos.

Sức sống số
Vivo Y200i trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, pin khủng 6000 mAh

Vivo Y200i trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, pin khủng 6000 mAh

(CLO) Vivo mới đây đã trình làng chiếc điện thoại thuộc dòng Y-series tại thị trường Trung Quốc, có tên gọi là vivo Y200i. Máy được trang bị pin khủng 6000 mAh, chip Snapdragon 4 Gen 2 và màn hình 120Hz, giá từ 5,73 triệu đồng.

Sức sống số