Kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu

Thứ năm, 21/04/2022 14:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 21/4, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu tại di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa.

Theo đó, hoạt động kỷ niệm 700 năm ngày mất của Nhà sử học Lê Văn Hưu và khánh thành Đền thờ Lê Văn Hưu tại di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Thiệu Hoá và các đơn vị liên quan xây dựng các nội dung, kế hoạch, phương án chi tiết để tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm.

Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà sử học Lê Văn Hưu có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Thanh Hoá - quê hương của danh nhân Lê Văn Hưu, mà còn trên phạm vi cả nước.

ky niem 700 nam ngay mat cua nha su hoc le van huu hinh 1

Chương trình nghệ thuật trong lễ kỷ niệm

Thiệu Hoá là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, mảnh đất có nhiều danh nhân, khoa bảng, anh hùng, hào kiệt, góp phần làm rạng ngời sử sách, non sông. Nổi bật trong đó là nhà giáo mẫu mực, nhà sử học Lê Văn Hưu - người được mệnh danh là “Ông tổ của nền sử học Việt Nam”. Bằng sự tinh anh và trí tuệ mẫn tiệp, ông đã soạn nên bộ “Đại Việt sử ký” lưu truyền cho muôn đời.

Lê Văn Hưu (1230 - 1322) được sinh ra ở vùng đất Kẻ Rỵ, tức giáp Bối Lý, sau đổi thành xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, nay là thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

ky niem 700 nam ngay mat cua nha su hoc le van huu hinh 2

Ông Đào Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm

Tiến trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, suy đến cùng được bồi tụ từ sự xuất hiện và khẳng định tên tuổi, tài năng, đức độ của những người là nguyên khí của quốc gia. Trong đó, bằng tài năng, đức độ hơn người, Lê Văn Hưu đã ghi tên mình vào “bảng vàng” danh nhân văn hoá Việt Nam.

Đồng thời, trở thành niềm tự hào của mảnh đất Thanh Hoá giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Để rồi, sử gia Lê Văn Hưu cùng nhiều tên tuổi lớn như Lê Quát, Lương Đắc Bằng, Lê Trạc Tú… đã trở thành hiện thân của truyền thống yêu nước, tinh thần kiên trung, nhân nghĩa, trọng tình, hiếu học đã được gây dựng và trao truyền suốt nhiều thế kỷ, để thế hệ hôm nay thừa hưởng và tiếp tục bồi đắp cho dày thêm và đẹp hơn.

Đền thờ Lê Văn Hưu ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Văn Hưu có ý nghĩa hết sức thiết thực để nơi này trở thành một địa chỉ văn hóa - lịch sử, đặc biệt là niềm tự hào của người dân Thiệu Hoá nói riêng và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung.

ky niem 700 nam ngay mat cua nha su hoc le van huu hinh 3

Chương trình có dự tham gia của nhiều lãnh đạo tỉnh, Bộ, ban, ngành

Thanh Hóa là vùng đất sinh ra nhiều vua, chúa, quan lại trong suốt chiều dài của lịch sử chế độ phong kiến nước ta. Đất của “Tam Vương” và nổi tiếng với hai dòng Chúa: Chúa Trịnh gồm 12 đời và Chúa Nguyễn có 9 đời.Thanh Hóa còn là vùng đất có truyền thống học hành, khoa bảng.

Trong suốt ngàn năm độc lập, tự chủ, các nhà sử học xứ Thanh đều là những nhà khoa bảng, có học vấn uyên thâm, am hiểu nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là sử học. Tất cả đã tạo nên truyền thống độc đáo ấy mà không phải địa phương nào trong cả nước cũng có được.

Hà Anh

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa