Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Dễ có "mưa" điểm 10

Thứ sáu, 08/05/2020 07:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Căn cứ vào đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT vừa công bố, các giáo viên đánh giá mức độ đề thi dễ hơn các năm. Dự báo sẽ có "mưa" điểm 10 ở các mộn khoa học tự nhiên.

Đề thi tham khảo dễ hơn đề thi minh họa

Ngày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Sau khi đề được công bố, các thầy cô giáo ở các nhà trường đã tiến hành phân tích và nhận xét đề thi.

Theo thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên dạy Toán tại trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), đề thi minh họa môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố dễ, cho nên phổ điểm sẽ cao, phù hợp để xét tốt nghiệp, nhưng việc tuyển sinh của các trường đại học sẽ gặp khó.

Theo đánh giá đề thi tham khảo mà Bộ GD&ĐT vừa công bố thì năm nay dễ có mưa điểm 10 ở môn Toán và KHTN (ảnh minh họa - nguồn internet)

Theo đánh giá đề thi tham khảo mà Bộ GD&ĐT vừa công bố thì năm nay dễ có mưa điểm 10 ở môn Toán và KHTN (ảnh minh họa - nguồn internet)

Học sinh trung bình có thể đạt 6, 7 điểm; Học sinh khá có thể đạt 7, 8 điểm; Học sinh giỏi có thể đạt 8, 9 điểm. Còn học sinh lực học Toán tốt, kiến thức chắc, kỹ năng nhanh có thể đạt 10 điểm.

Đánh giá chung về đề minh họa Bộ GD&ĐT vừa công bố, thầy Tùng cho rằng, rất dễ xảy ra "mưa điểm cao" như năm 2017. Đồng quan điểm, cô Lê Anh Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng: "Nhìn chung đề tham khảo môn Toán dễ hơn so với đề minh họa trước, đúng tinh thần giảm tải phần kiến thức học kỳ 2 lớp 12".

Trong khi đó, bình luận về đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT  2020 môn Ngữ văn, tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng, về cơ bản cấu trúc đề không có thay đổi so với đề thi THPT quốc gia trong các năm gần đây.

Mức độ yêu cầu cho đề thi tốt nghiệp THPT đã nhẹ nhàng hơn so với đề thi THPT quốc gia. Tuy nhiên trong quá trình ôn luyện sắp tới, thầy trò vẫn nên xác định đề tham khảo vốn chỉ mang tính chất “tham khảo”.

Nhìn chung, đề thi tham khảo năm nay có một phần giảm mức độ yêu cầu với học sinh, có thể sẽ giúp cho mục đích chính của kì thi là xét Tốt nghiệp THPT. Còn sự phân hoá - với đặc thù môn văn, sẽ thể hiện ngay trong mức độ trình bày, cảm nhận, khai thác ý... của mỗi em, không hoàn toàn thể hiện trong số lượng các câu như các môn khác.

Minh Triết

Tin khác

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

Bài 2: Chiếc áo không làm nên… thầy tu!

(CLO) Nhiều người sau khi được phong giáo sư, tiến sĩ của các tổ chức nước ngoài, khi quay về cuộc sống đời thường vẫn "chứng nào, tật nấy”, thậm chí vướng vào lao lý, bị pháp luật trừng phạt.

Giáo dục
Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục