Kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam: Những bước tiến "kỳ diệu"

Thứ tư, 02/05/2018 07:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mỗi năm, ngành ghép tạng Việt Nam lại xác lập thêm được nhiều thành tựu mới, khẳng định bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm thế giới. Trong những năm gần đây, ngành ghép tạng Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến kỳ diệu.

Từ một quốc gia "chậm tiến" so với thế giới trong lĩnh vực ghép tạng, đến nay, sau 26 năm kể từ ca ghép tạng đầu tiên, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã tiệm cận với thế giới. Nhờ tiến bộ của khoa học, ghép tạng được coi là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y nước ta. 

Khi các chức năng tạng bị suy và bệnh ung thư giai đoạn cuối mà không còn chỉ định mổ, khi ấy ghép tạng được coi là một trong những cách hiệu quả để điều trị căn bệnh này. 

Lịch sử ngành ghép tạng Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện ca ghép thận cho bệnh nhân Vũ Mạnh Đoan (40 tuổi) bị suy thận giai đoạn cuối vào ngày 4-6-1992 ở Bệnh viện (BV) Quân y 103 từ người hiến là em trai ruột 28 tuổi. 

Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của nền y học nước nhà, đồng thời mở cánh cửa hồi sinh cho những bệnh nhân suy thận đang khắc khoải giành sự sống. 

Năm tháng sau, BV Chợ Rẫy (TP HCM) cũng tiến hành ca ghép thận đầu tiên, hiện bệnh nhân sống khỏe mạnh. Năm 2004, bé gái Nguyễn Thị Diệp (10 tuổi, ở Nam Định) trở thành bệnh nhi đầu tiên được ghép gan tại BV Quân y 103, người cho một phần gan là bố đẻ em (31 tuổi). 

Ca đại phẫu kéo dài hơn 17 giờ với sự tham gia của 100 y - bác sĩ. 14 năm trôi qua, bệnh nhi ngày ấy nay đã là trưởng thành và đang làm việc trong ngành y, còn người bố của cô sức khỏe vẫn rất tốt.

Báo Công luận
 Các bác sỹ bệnh Viện Việt Đức đang tiến hành một ca ghép tạng.

Năm 2007, BV Việt Đức thực hiện ca ghép gan người lớn đầu tiên ở Việt Nam sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực (từ ngày 1-7-2007). Một bước ngoặt quan trọng khác trong lịch sử ghép tạng Việt Nam là ca ghép tim đầu tiên cũng được tiến hành thành công tại BV Quân y 103 vào ngày 17-6-2010. 

Bệnh nhân được ghép tim là ông Bùi Văn Nam - 48 tuổi, bị bệnh cơ tim thể giãn, suy tim độ 4. Người cho tim là một bệnh nhân chết não. Bệnh nhân được ghép tim đúng vị trí theo phương pháp nối 2 tâm nhĩ. 2017 là năm chứng kiến thêm rất nhiều kỷ lục trong ngành ghép tạng Việt Nam.

Ngày 11-1-2017, y - bác sĩ BV Chợ Rẫy lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép thận trao đổi chéo, cứu sống 2 cô gái được cha mẹ cho thận. 

Một trường hợp khác, bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Giang bị giãn phế quản bẩm sinh, suy hô hấp, được bố (28 tuổi) và bác ruột (30 tuổi) mỗi người tặng một phần phổi để tạo thành 2 lá phổi cho em. 

Ngày 15-3-2017, các bác sĩ BV Việt - Đức quyết định tiến hành ca mổ đầy rủi ro là ghép tim cho bệnh nhi từ người hiến chết não là người lớn. Cậu bé 10 tuổi Nguyễn Thành Đạt mắc bệnh cơ tim giãn, tim yếu dần đến lúc ngừng hoàn toàn, không còn giải pháp nào khác ngoài ghép tim. 

Ca mổ diễn ra đêm 15-3-2017 và là ca ghép tim với thời gian phẫu thuật dài nhất mà các bác sĩ tại đây thực hiện. Sự chuẩn bị kỹ càng của các bác sĩ đã giúp ca mổ ghép thành công, quả tim ấy đã đập được trong lồng ngực cháu bé. 

Cách đây hơn 1 tháng, nền y học Việt Nam tiếp tục ghi thêm một kỳ tích mới khi lần đầu tiên tiến hành thành công ca ghép phổi từ người cho chết não. Ca ghép được thực hiện bởi các chuyên gia và bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã mang đến niềm tự hào lớn cho ngành y Việt Nam. 

Năm 2017, Việt Nam thực hiện được 664 ca ghép tạng, trong đó 631 ca ghép thận; 29 ca ghép gan; 3 ca ghép tim và 1 ca ghép phổi. Đến nay, Việt Nam đã làm chủ ghép được các kỹ thuật ghép tạng quan trọng nhất và thường gặp trong lâm sàng như thận, tim, gan, tụy, phổi với hơn 1.500 ca với tỷ lệ ghép thành công tương đương nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Hiện nước ta có 18 cơ sở đủ điều kiện tiến hành ghép tạng theo quy định của pháp luật. Tính đến ngày 31/12/2017, số BN được ghép tạng trên cả nước lên tới 2.857 ca. 

Hiện Việt Nam đã sẵn sàng cho những ca ghép tạng khó, tiến tới chinh phục nhiều kỹ thuật mới trong ghép tử cung, ghép chi... Những thành tựu ghép tạng ở Việt Nam chưa thể nói là sánh ngang thế giới nhưng có những ca ngang tầm thế giới, như ghép nhiều tạng cùng lúc mà không phải trung tâm nào trên thế giới cũng làm được. Đây là điều rất đáng tự hào.

 GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, một chuyên gia đầu ngành về phát triển ghép tạng ở Việt Nam cho biết, ghép tạng đòi hỏi phải đồng bộ 4 quá trình: chuẩn bị người cho, chuẩn bị người nhận, chuẩn bị nhân lực kỹ thuật và theo dõi chăm sóc sau ghép. 

Giai đoạn đầu chỉ tiến hành ở một số nước phát triển có nền y học tiên tiến. Trong 4 quá trình trên thì khâu chuẩn bị nhân lực kỹ thuật, chăm sóc sau ghép tại nước ta đang thực hiện rất tốt với trình độ đã ngang tầm thế giới. 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: Với sự thành công của các ca ghép tạng gần đây tại Việt Nam đã đánh dấu sự trưởng thành của y học Việt trên bản đồ ghép tạng thế giới, trong đó khoa học và công nghệ là “tiền đề”. 

Kết quả này là nhờ sự phối hợp đồng bộ của các chuyên ngành nội khoa, sinh lý bệnh, miễn dịch, ngoại và ngành dược... Ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng, không hồi phục được. 

Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, từ khi thực hiện ca ghép tạng đầu tiên, số ca ghép tạng đã thực hiện ở Việt Nam là con số quá ít so với lượng bệnh nhân đang chờ nguồn để ghép mô, tạng rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng. 

Ngành ghép tạng Việt Nam cũng đang đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng nguồn mô tạng để cấy ghép, trong khi mô tạng từ nguồn các ca chết não, chết vì tai nạn giao thông và các trường hợp tử vong khác không được sử dụng để cứu chữa người bệnh. Hiện nay, nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam rất lớn nhưng số lượng người hiến tạng tại Việt Nam lại ít và khan hiếm. 

Mặc dù số lượng đăng ký hiến tạng đã gấp đôi so với năm 2016 nhưng so với 90 triệu dân thì đây vẫn là con số còn rất bé nhỏ. Kế hoạch phải được ưu tiên đầu tư, thực hiện khi quá trình chuẩn bị người cho tạng tại Việt Nam được đánh giá là khâu yếu nhất hiện nay. 

Cụ thể, làm sao để các tầng lớp nhân dân hiểu được hiến tạng từ người cho chết não là việc làm nhân đạo, tử tế, nghĩa hiệp, vì nước, vì dân, yêu nước, thương nòi. Các chuyên gia nhận định, rào cản lớn nhất trong việc hiến tạng là định kiến và quan niệm cũ của ngay chính những người thân trong gia đình. 

Ngay cả với những người đồng ý cho người thân hiến tạng sau đó cũng phải chịu những áp lực từ bạn bè, họ hàng. Do đó, nguồn cho các bệnh nhân cần được hiến tạng vẫn đang rất khan hiếm.

 Nhiều chuyên gia cũng cho rằng truyền thông trong vấn đề hiến tạng chưa thực sự hiệu quả. Câu hỏi đặt ra, làm thế nào để xóa bỏ định kiến về hiến tạng tại Việt Nam? 

Để từng bước làm thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng, truyền thông cần phải đi trước một bước để nâng cao nhận thức chung của cộng đồng trong phòng chống và điều trị ung thư, cũng như mở đường cho việc hiến, tặng mô, tạng, qua đó làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người dân, tiến tới chủ động tham gia hiến, tặng mô, tạng./.

Huyền Thu

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe