Một hình ảnh trong bộ phim tài liệu "Ký ức con đường".
Tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh có một con đường mang tên "
Dân công hỏa tuyến". Chính từ cái tên này, một ê-kíp của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã tìm đến đây để thực hiện bộ
phim tài liệu Ký ức con đường, nhằm gợi nhắc về chiến công hào hùng của những nữ dân công hỏa tuyến trên con đường tải đạn cách đây 50 năm.
Hình ảnh tải đạn trong chiến tranh.
Để phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cách đây 50 năm, một đoàn dân công 55 người được lệnh chuyển thương binh về căn cứ Bình Thủy, Đức Hòa, Long An và tải đạn trở về Sài Gòn. Trong khi làm nhiệm vụ, họ bị máy bay địch phát hiện và sau trận oanh kích, 35 người đã hi sinh, trong đó có 32 dân công.
Đây là 4 trong số các cựu dân công hỏa tuyến Sài Gòn- Gia Định.
Câu chuyện phim Ký ức con đường dựa vào ký ức của 6 nhân vật sống sót sau trận oanh kích đó với bối cảnh là con đường tải đạn năm xưa. Ê-kíp thực hiện đã dùng thủ pháp tái hiện kết hợp với tư liệu lịch sử trên nền ca khúc “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn” để tạo nên khúc bi tráng cho bộ phim.
Những nữ dân công năm xưa giờ người còn, người mất nhưng chiến công của họ với quê hương, đất nước sẽ mãi là bản anh hùng ca bất tử với thời gian...
Phim tài liệu Ký ức con đường đã là câu chuyện để thế hệ trẻ có dịp ôn lại một chiến tích hào hùng, góp phần làm nên chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc chiến đã lùi xa, những nữ dân công năm xưa giờ người còn, người mất nhưng chiến công của họ với quê hương, đất nước sẽ mãi là bản anh hùng ca bất tử với thời gian...
PV