Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
Theo dõi báo trên:
Đó là nhà báo, TS. Đậu Ngọc Đản - một cây viết đã hơn 40 năm miệt mài với chữ, một người đã sống và làm việc giữa hai thời kì của đất nước: chiến tranh và hòa bình.
May mắn vì được sống trong giờ khắc quan trọng của lịch sử
Gặp ông lúc nào cũng vui vì sự thân tình, gần gũi của một người luôn nhìn cuộc sống rất lạc quan. Ông cứ nói đùa, nghề báo giúp ông trẻ hơn so với tuổi, bởi lúc nào cũng phải nghĩ, phải đi, phải đổi mới... Mà khi con người luôn luôn vận động, hòa đồng thì tự khắc sẽ dồi dào năng lượng làm việc và cống hiến. Chất giọng miền Trung đặc quánh mà mấy chục năm rồi, dường như vẫn vậy, không “lạc” đi một từ nào… làm câu chuyện gắn với ngày 30/4 có phần rất dễ bắt nhịp. Chặng đường của người phóng viên đầy nhiệt huyết và sức trẻ là chặng đường đầy bom rơi, đầy gian khó nhưng đến hôm nay nhắc lại ông vẫn cho rằng mình may mắn, may mắn vì được sống trong những giờ khắc quan trọng của lịch sử, được ngồi đây kể lại cho thế hệ trẻ những khoảnh khắc đã qua… Dẫu rằng có nước mắt, có niềm vui nhưng tất cả đều làm nên những mảnh ghép đẹp đẽ và ý nghĩa cho cuộc đời.
Yêu nghề báo ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, ông trở thành sinh viên Đại học Tuyên giáo Trung ương (nay là Học viện báo chí Tuyên truyền). Ngọc Đản được đào tạo bài bản về nghiệp vụ báo chí rồi hành trang đó theo ông vào Quảng Trị - nơi được coi là chiến trường ác liệt nhất lúc bấy giờ. Đậu Ngọc Đản theo đoàn quân Trung đoàn 36, sư đoàn Quân tiên phong vào Đông Hà, Quảng Trị, rồi cùng Trung đoàn 48 của Sư đoàn 320, Trung đoàn 95 của sư đoàn 325 ở Thành cổ. Những sự kiện quan trọng diễn ra trong những ngày tháng đó được ông ghi lại qua những bài báo và có lẽ với những người làm nghề hiểu hơn hết giá trị của những tác phẩm thời sự ấy. Và một kí ức đầy ám ảnh qua lời kể của ông chính là sự ngã xuống của những người lính trẻ.
Cuộc chiến 81 ngày đêm của chiến sỹ ta giữ thành cổ Quảng Trị với Ngọc Đản đó là sự hy sinh vô giá của những người lính trẻ. Và cũng chính từ những chất liệu ấy mà sau này ông đã viết thành công kịch bản lời bình cho phim tài liệu “Dòng sông hoa lửa”, “Quảng Trị đất thiêng”… Ông kể lại với một nỗi nghẹn ngào của người chứng kiến, xót xa có, tự hào có… Trong 20 ngày có mặt, những giờ phút “tắm máu” còn đọng lại với ông nhiều, rất nhiều, nhưng có một ngày khủng khiếp nhất, đó là ngày 19/6/1972, ngày ngụy quân kỉ niệm quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng là ngày địch tuyên bố sẽ tái chiếm Quảng Trị. Tình hình chiến sự vô cùng ác liệt, bom đạn dữ dội, quá nhiều sự hy sinh không thể kể xiết. Những người hy sinh trong ngày hôm đó, hầu hết là các tân binh mới vào từ các trường Đại học ở Hà Nội.
Gương mặt người lính trẻ quả cảm, anh dũng đã đi vào từng bài viết của ông… và với ông, viết về họ không khó, không phải trăn trở, cân nhắc bởi bản thân cuộc đời mỗi người lính là một câu chuyện đầy hấp dẫn… và cứ ghi lại bằng trực quan, cũng đủ có những tác phẩm ý nghĩa. Đến nay ông vẫn nhớ như in khuôn mặt lớp chiến sĩ đó. Ông đã viết bài "Dũng sĩ trên Thành cổ Quảng Trị" đăng trên báo Nhân Dân và được Đài Tiếng nói Việt Nam đọc lại suốt gần tuần lễ. Các đồng nghiệp mới ra trường cùng với ông là nhà báo Nguyễn Khánh Toàn, Đức Thiện, Phí Văn Chiến, Mạnh Tuấn, Trung Đạo, Hải Chinh,… đều lăn lộn và viết không ít tin tức, bài vở từ mặt trận gửi về Hà Nội. Cùng với đồng đội của mình, những phóng viên chiến tranh, lớp sinh viên báo chí đầu tiên đã có hàng trăm bài báo viết về thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Nói chuyện về chiến tranh với nhà báo Ngọc Đản quả thực rất... tốn thời gian bởi dù nói đi nói lại nhiều lần, ông vẫn rất tâm huyết, rất sôi nổi khiến người nghe không sao dứt ra được, cứ muốn được nghe kể mãi. Điều đáng trân trọng là, những tác phẩm viết về người lính, những bức ảnh một thời bom đạn, ông cất rất cẩn thận, nâng niu như báu vật và lúc nào cũng tâm niệm, mình may mắn khi lựa chọn nghề báo, khi sinh ra và trưởng thành trong cả hai thời kì, chiến tranh và hòa bình.
Bức ảnh nhà báo Ngọc Đản chụp nữ biệt động Nguyễn Trung Kiên ( tức Cô Nhíp) hướng dẫn xe tăng vào đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất…
“Tôi cho mình đã có một may mắn nghề nghiệp. Sinh ra vào cái thời lửa đạn, đeo cái nghiệp làm báo như một niềm đam mê thậm chí giống như vận mệnh. Cũng như người lính cầm súng, tất cả cho mục đích chiến đấu, chiến thắng kẻ thù, tôi và bao người đồng nghiệp thời bấy giờ cầm bút, chỉ cố gắng hết sức trở thành một người thư kí trung thành ghi lại mọi khoảnh khắc của chiến tranh. Bây giờ chiến tranh đã khép lại, chiến thắng thuộc về dân tộc ta, người làm báo tự hào có công to lớn trên mặt trận của họ” - nhà báo Ngọc Đản tâm sự.
Duyên kì ngộ và khoảnh khắc ý nghĩa
Học ở trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1984 - 1986), sau đó bảo vệ luận án tiến sỹ ở Nga và từng là Tổng biên tập Tạp chí Truyền hình, làng báo vẫn xôn xao nhắc về nhà báo Ngọc Đản của các phóng sự ảnh độc nhất vô nhị đăng trên trang nhất báo Quân đội nhân dân và loạt ảnh trên báo Nhân Dân ngày 3/5/1975. Đó là những bức ảnh mà ông nhanh nhạy “chộp” được trong giờ khắc lịch sử của dân tộc như: Nội các Dương Văn Minh đầu hàng đang bước xuống bậc tam cấp Dinh Độc lập - nay là Dinh Thống Nhất; Hình ảnh Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 Phạm Quang Thệ; Chân dung Đại đội trưởng Bùi Quang Thận khi treo lá cờ Tổ quốc trên Dinh Độc Lập với nụ cười chiến thắng reo vui trên gương mặt còn lấm đen khói đạn; bức ảnh nữ biệt động Nguyễn Trung Kiên (tức Cô Nhíp) hướng dẫn xe tăng vào đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất… Những bức ảnh đó ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước và là bức ảnh không thể không nhắc đến khi nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng có lẽ ít ai biết, người bấm máy Đậu Ngọc Đản lúc đó mới chỉ ngoài 20 tuổi, vừa rời ghế giảng đường và lần đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn…
Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 Phạm Xuân Thệ (người đi ngoài cùng bên phải) dẫn Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ra Đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng. Ảnh Ngọc Đản chụp trưa 30/4/1975 trước thềm dinh Độc Lập
Nói đến thành tích đáng nể này, ông chỉ vui vẻ trả lời: Có lẽ lịch sử ưu ái tôi, giống như cuộc đời làm báo, tin tức đến thì người cầm bút phải đón lấy, người chụp ảnh phải chộp lấy... đó mới là nghề nghiệp. Và điều thú vị đằng sau những bức ảnh không chỉ dừng lại ở giá trị của khoảnh khắc mà còn ở một câu chuyện rất nhân văn mà ông chia sẻ. Ông có mặt tại Dinh Độc Lập đúng 11h24phút ngày 30/4/1975. Sau khi chụp được bộ ảnh độc, Ngọc Đản nghĩ ngay đến việc phải trở ra Hà Nội để kịp đưa ảnh sớm nhất lên Báo Nhân Dân. Quay sang đội ngũ hàng binh tại Dinh Độc Lập, ông hỏi xem có ai biết lái xe không? Ngay lập tức có người tên là Võ Cự Long đứng lên nói là lái xe cảnh sát. Và cuộc gặp gỡ đáng nhớ ấy đến hôm nay vẫn là kí ức đẹp đẽ của hai người bên hai chiến tuyến.
Anh lính quân cảnh Sài Gòn Võ Cự Long đã lái xe suốt hai ngày một đêm đưa Ngọc Đản trên chặng đường từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Trong chuyến đi ấy, câu chuyện giữa họ xóa tan đi mọi hận thù, chỉ có những lời tâm tình rất nhân văn, rất con người: tất cả đều là người Việt Nam, chiến tuyến nào cũng thế. Người lính cảnh sát Võ Cự Long đã lập công đầu với cách mạng khi đưa Ngọc Đản và đồng đội vượt an toàn một chặng đường dài bằng chiếc xe Jeep 8 máy… Khi hòa bình lập lại, trong một bài báo, Võ Cự Long kể đầy xúc động về chuyến đi ấy, bởi với anh dù đã hơn 40 năm trôi qua nhưng duyên gặp gỡ với nhà báo Đậu Ngọc Đản vào cái ngày ý nghĩa ấy vẫn là một kỉ niệm đẹp đẽ. Duyên kì ngộ trong ngày 30/4/1975 năm ấy cùng với những sản phẩm báo chí ấn tượng, để đời quả thực là câu chuyện đẹp, là dấu ấn khó quên của người gắn bó cả đời mình với nghiệp báo.
Hà Vân
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.