(CLO) Trong 12 ngày đêm, luôn có mặt phản ánh kịp thời các sự kiện, nhiều nhà báo, phóng viên đã không quản hiểm nguy, bám sát trận địa để có bài viết, thước phim, bức ảnh của thời khắc lịch sử, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra.
Quyết tâm bám sát trận địa, giữ vững mạch thông tin
Những ngày giữa tháng 12 năm 1972, trước thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ, Hội nghị Paris đi vào bế tắc. Ngày 14/12, Tổng thống Mỹ Níchxơn chính thức phê chuẩn kế hoạch tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Linebacker II - một kế hoạch đã được chuẩn bị rất kỹ từ trước. Theo kế hoạch này, một lực lượng lớn không quân Mỹ sẽ tiến hành đánh phá dữ dội vào các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam liên tục 24/24 giờ.
Phóng viên Việt Nam Thông tấn xã ghi lại tội ác của giặc Mỹ ném bom hủy diệt phố Khâm Thiên, Hà Nội trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", tháng 12/1972. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Đối với những người báo, thời điểm ấy cũng là một cuộc "xung kích" trên mặt trận tuyên truyền không kém phần cam go. Qua lời kể của nhà báo Huỳnh Ngọc Ấn, Trưởng Đài phát sóng CK2 - Đường Hồ Chí Minh thì công tác phát thanh, công tác sơ tán đã được lên kế hoạch từ trước. Ông chia sẻ: "Lúc đó tôi là Trưởng đài dự phòng Xuân Mai, đài nằm trong một cái hang. Dự phòng tức là nằm im không được phát sóng. Máy móc chuẩn bị hết rồi, nhưng hễ phát sóng là Mỹ biết ngay, thế nên phải nằm im. Hôm 18/12, tôi được điều ra trực phát sóng ở Cục Kỹ thuật phát thanh ở Bà Triệu. Chiều, loa phóng thanh thông báo: “Tất cả mọi người ở Hà Nội nếu không có nhiệm vụ phải rời khỏi Hà Nội”. Cỡ 8 giờ tối thì pháo mặt đất đã bắn. Tôi có lệnh phải lên 39 Bà Triệu ngay. Đêm đó rét lắm, cả đêm đạn bom máy bay, rồi pháo, tên lửa mình bắn lên, không ai ngủ được. 4h30, tôi chuẩn bị radio để mở theo dõi sóng. Trước khi phát sóng 15 phút thì phát tín hiệu chuẩn, vẫn thấy có tín hiệu chuẩn, đài Mễ Trì tốt rồi. Nhưng khi bắt đầu vào giới thiệu chương trình thì mất sóng! Tôi báo với đồng chí Trần Lâm, Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm phút sau thì đồng chí Trưởng đài Mễ Trì điện báo, đài bị một vệt B-52 đánh vào, chỉ đứt 2 dây fi-dơ, một quả bom rơi đúng cổng nhà máy nhưng đài vẫn an toàn, có thể phát sóng được sau 30 phút. Tuy nhiên, lệnh trên là sơ tán triệt để, không còn ai được ở khu vực đó nữa.
Ông Trần Lâm lệnh cho tôi về ngay CK2. Lúc đó trong hang núi có 12 máy phát, đã sẵn sàng. Tôi ở đó cho đến ngày 30/12, mới ra khỏi hang".
Máy bay B-52 Mỹ ném bom Thủ đô Hà Nội, tháng 12/1972 (Nguồn: Bảo tàng Chiến thắng B-52)
Hà Nội chiến thắng!
Nhà báo Phạm Thanh, nguyên phóng viên báo Nhân Dân là người luôn xông pha có mặt tại các trận địa đánh B-52, kịp thời viết bài phản ánh về cuộc đấu tranh quật cường của quân dân Thủ đô cũng như lên án tội ác của Mỹ gây ra cho nhân dân ta. Nhớ lại những ngày tháng đó, ông cho biết: "Nghe còi báo động, tôi vội cài cái phù hiệu phòng không (PKND) có gạch chéo đỏ lên ngực áo, lấy xe đạp lên tòa soạn. Trên đường nghe tiếng bom nổ rền phía Đông Anh, tiếng súng tầm cao tầm thấp, có loại như gầm thét, có loại nghe vừa đanh. Tôi nhớ, những đêm đứng trên đài quan sát, hễ thấy B-52 vào thì anh em nói rõ ràng, rành mạch hướng, tốp, cự ly... Nhưng F-111 vào, thì có anh nói đến líu lưỡi. Nó bay nhanh quá, ào một cái qua đầu. Cái bóng đen chùi chũi ấy mất hút trong màn sương đục màu nước gạo, để lại một loạt tiếng nổ".
Nhà báo Phạm Thanh (người mặc áo khoác trắng) cùng nhà báo Đỗ Quảng, báo Nhân Dân phỏng vấn giặc lái máy bay B52 Mỹ vừa bị bắt tại bãi đá Phương Liệt, Hà Nội đêm 25/12/1972 (Nguồn: Bảo tàng Báo chí Việt Nam)
Hay khi tận mất chứng kiến tội ác của đế quốc Mỹ gây ra tại phố Khâm Thiên, trong lòng người phóng viên trào dâng nước mắt, sự căm hận, nhà báo Phạm Thanh nhớ lại: "Một cháu bé gọi mãi: "Mẹ ơi! Bế con với". Người mẹ cào đất đá, mười ngón tay máu chảy ròng ròng. Anh em cứu sập, lật những mảng bê tông, moi gạch đưa cháu ra, thì cháu đã thỉu đi rồi. Ngay nơi dựng bia căm thù, từ số nhà 45 đến 51, người chết đưa ra xếp đầy vỉa hè, và cả dưới lòng đường, quan tài bé chồng lên quan tài lớn. Đưa ai vào quan tài, lấy phấn viết tên trên nắp để tránh nhầm. Gia đình nào xếp gọn một khóm quan tài cho gia đình ấy. Người ta khóc, người ta vẫn ngẩng đầu lên nhìn B-52 đang tan ra từng mảng lớn. Lửa thiêu nó đỏ màu máu, kéo dốc từng vệt trên vùng trời Khâm Thiên xuống Khương Thượng, Đuôi cá...".
Hình ảnh phố Khâm Thiên sau trận bom. Ảnh: TTXVN
Còn đối với ông Nguyễn Văn Cầu, nguyên phụ trách vật tư, Nhà máy in báo Hà Nội Mới, "12 ngày đêm" với ông là những ký ức đau thương, không có gì bù đắp nổi: "Ngày 26/12, khoảng 11 giờ kém 15 phút thì bắt đầu báo động. Còi rú lên, tôi được lệnh lên số nhà 75 phố Hàng Bồ, có hai phân xưởng in báo trên đấy. Lên tới nơi thấy súng bắn chung quanh bốn phía, sáng rực lên. Lúc báo an rồi, tôi xin phép về nhà xem như thế nào. Về đến đầu Khâm Thiên thấy dây điện đứt, nhà cửa đổ nát. Tôi vào trong ngõ, thấy cả khu này đều bị bom rải thảm. Ôi giời ơi! Nó cho mấy quả bom 500 cân, 41 người mất, toàn hàng xóm người quen. Vợ tôi và cháu thứ hai mất cả. Nhà ông anh tôi mất một cậu con rể và cô con dâu. Tôi còn bị mất thằng em ruột nữa. Thế là gia đình mất sáu người... Thằng em chẳng thấy đâu".
Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ ném bom hủy diệt bệnh viện Bạch Mai với các nhà báo, văn nghệ sĩ, năm 1972. Trong ảnh, từ trái qua: Nguyễn Tuân, Trần Hữu Tước, Huy Cận, Đỗ Quảng, Chế Lan Viên, Thép Mới. (Tác giả Trịnh Hải - báo Nhân Dân)
"12 ngày đêm" là ký ức hào hùng đã hằn sâu trong trái tim của Đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng. Khi ấy, ông nằm trong số những người ở lại Hà Nội làm nhiệm vụ, trong lúc lệnh sơ tán triệt để toàn thành phố được khẩn trương thực hiện. Ông chia sẻ: "Với quyết tâm quay bằng được những thước phim lịch sử về trận chiến đấu hào hùng của quân và dân Hà Nội bắn rơi B-52, tôi và đồng chí Đắc Lương, phụ quay, bất chấp nguy hiểm, vác máy đứng chờ trên nóc Khách sạn Hòa Bình (số 27, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội) để đợi quay cảnh máy bay B-52 bị ta bắn hạ trong đêm ngày 27/12/1972. Lúc tôi đang đưa ống máy quay về phía Khuyến Lương vì thấy ở đó đạn pháo của ta bắn rực trời, ngỡ là sẽ có B-52 bị hạ thì bất chợt anh Đắc Lương hô to: B-52 bị rơi ở phía bên này anh ơi! Theo phản xạ, tôi lia ống máy quay về phía đồng nghiệp vừa nhắc và đã ghi lại được cảnh pháo đài bay B52 bốc cháy trên bầu trời Hà Nội, sau đó nó rơi xuống phía đường Hoàng Hoa Thám. Bộ phim đó, lúc đầu tôi đặt tên là: "Anh hùng giữa đời thường", sau tôi có gặp và xin ý kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và được ông gợi ý cho cái tên: "Chiến thắng B-52 - Đỉnh cao của trí tuệ" và tôi đã dùng tên này để đặt cho bộ phim của mình".
Chỉ trong 12 ngày đêm, Mỹ đã mất 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F-111, riêng tại Hà Nội, Mỹ mất 23 chiếc B-52 và 2 chiếc F-111, bị diệt và bắt rất nhiều giặc lái. Hà Nội 12 ngày đêm nổi bão lửa căm thù, đã thẳng tay giáng những đòn chí mạng xuống đầu đế quốc Mỹ, đã chôn vùi đi cái gọi là uy danh không lực Hoa Kỳ.
Trải qua 50 năm, cụm từ “Điện Biên Phủ trên không” vẫn luôn là niềm tự hào của quân dân Thủ đô và là một biểu tượng hào hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc Việt Nam. Thời gian đã lùi xa, song bản hùng ca chiến thắng này vẫn còn vang mãi, đồng thời để lại những bài học sâu sắc về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Và với những người làm báo trong thời kì ấy, những ký ức đau thương và hào hùng mãi mãi là những điều không thể nào quên...
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí, tuyên truyền tháng 3, định hướng công tác tháng 4 năm 2025.
(CLO) Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV và xây dựng hình ảnh địa phương.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.