Range Rover Evoque 2025 về Việt Nam, giá bán từ 2,9 tỷ đồng
(CLO) Thế hệ mới Range Rover Evoque 2025 phân phối tại thị trường Việt Nam với 4 phiên bản, tinh chỉnh về thiết kế, động cơ mạnh nhất 200 mã lực.
Theo dõi báo trên:
Ngày 10/1 vừa qua, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, phía Nga sẽ không yêu cầu “bất kỳ điều kiện nào” cho cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, chỉ cần mong muốn và sự tôn trọng lợi ích của mỗi bên là đủ.
“Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần tuyên bố cởi mở trong việc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm cả Tổng thống Mỹ và cá nhân ông Trump. Bản thân Tổng thống đã nhiều lần nói về vấn đề này… và không cần bất kỳ điều kiện nào, điều cần thiết là mong muốn chung và ý chí chính trị để tiến hành đối thoại và giải quyết các vấn đề hiện tại thông qua đối thoại”, ông Peskov nói.
Cùng thời điểm, trong một cuộc họp với các thống đốc của Đảng Cộng hòa, Tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump cho biết đang tổ chức một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga, nhưng không nói rõ thời gian và địa điểm diễn ra cuộc gặp. Trước đó, trong một cuộc họp báo vào ngày 7/1, ông Trump khẳng định sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Putin trong vòng 6 tháng sau khi nhậm chức.
Tin tức về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga xuất hiện sau khi Financial Times (FT) đưa tin vào ngày 9/1 rằng các quan chức châu Âu tin rằng Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. “Toàn bộ ê-kíp của tổng thống tương lại muốn thể hiện sự mạnh mẽ, và sẽ duy trì cách tiếp cận cứng rắn trong vấn đề Ukraine”, nguồn tin của FT cho biết.
Theo FT, một trong những lý do dẫn đến lập trường này là sự miễn cưỡng của Tổng thống Trump và các cố vấn thân tín về việc bị đánh giá là yếu kém, giống như trường hợp của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan vào tháng 8 năm 2021.
FT trích dẫn lời của Thủ tướng Ý Giorgio Meloni cho rằng, Tổng thống Trump trước đây đã chứng minh được khả năng kết hợp ngoại giao và kiềm chế, ám chỉ rằng theo bà, ông sẽ không từ bỏ sự ủng hộ dành cho Kiev. Thực tế, bà Meloni đã gặp Tổng thống Trump và các thành viên chủ chốt tiềm năng trong nhóm chính sách đối ngoại tương lai của ông vào ngày 5 tháng 1 tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida.
Ngày 8/1, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Fox News, Keith Kellogg, người được cho sẽ là đặc phái viên Nhà Trắng về Nga và Ukraine cho biết, Tổng thống Donald Trump muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột. “Tôi nghĩ rằng, các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ và Ukraine sẽ đi đến một giải pháp có thể chấp nhận được trong tương lai gần. Có lẽ là trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền Trump”, Vedomosti dẫn lời của Keith Kellogg.
Đồng thời, Keith Kellogg nhấn mạnh sự ủng hộ Ukraine của Tổng thống Donald Trump trước cuộc gặp thượng đỉnh có thể xảy ra với người đồng cấp Nga Putin. “Tổng thống Trump không cố gắng trao tặng bất cứ thứ gì cho Tổng thống Putin hay người Nga, mà thực ra ông ấy đang cố gắng cứu Ukraine và chủ quyền của nước này. Ông Trump sẽ bảo đảm rằng, sẽ có một thỏa thuận chấp nhận được và công bằng để chấm dứt cuộc khủng hoảng”.
Theo Reuters, vào cuối tháng 6 năm 2024, Keith Kellogg và một số thành viên chủ chốt trong ê-kíp tương lai đã xây dựng và đệ trình lên Tổng thống Donald Trump cái gọi là “kế hoạch Ukraine”. Theo kế hoạch này, Kiev chỉ có thể tiếp tục nhận được viện trợ từ Mỹ nếu đồng ý tham gia vào tiến trình đàm phán. Các điều kiện ngừng bắn sẽ được thỏa thuận dựa trên cục diện chiến sự tại thời điểm đàm phán.
Ngày 11/9/2024, xuất hiện trên podcast Shawn Ryan Show, Phó Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức James Vance đã chia sẻ quan điểm trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. “Tôi nghĩ rằng Tổng thống Donald Trump sẽ nói với người Ukraine, người Nga và người châu Âu rằng, các bạn cần phải tìm hiểu xem giải pháp hòa bình sẽ trông như thế nào”.
Theo James Vance, điều kiện đi đến giải pháp hòa bình bao gồm đường phân định giữa Ukraine và Nga giống như một khu phi quân sự; Ukraine sẽ giữ được chủ quyền với điều kiện Nga nhận được sự bảo đảm trung lập từ Ukraine, nghĩa là Ukraine sẽ không gia nhập NATO.
Theo Ilya Kravchenko, Cố vấn của Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược Nga (RISS) cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump đưa đàm phán thành một công cụ trong chính sách của Mỹ đối với Nga là một tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để bảo đảm những thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa hai nước. Nguyên nhân là do bất kể lập trường cá nhân của Tổng thống Mỹ, các lệnh trừng phạt và bộ máy quân sự của Mỹ vẫn hoạt động theo các quy tắc riêng và được hướng dẫn bởi cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại.
Thực tế, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều không coi Nga là đối tác, mà là đối thủ cạnh tranh hàng đầu. “Phần lớn những người Cộng hòa chỉ trích viện trợ cho Ukraine không phải vì lý do địa chính trị, mà vì lợi ích tài chính của Mỹ”, chuyên gia Ilya Kravchenko nhấn mạnh.
Thực tế là đến nay ông Trump vẫn chưa đưa ra bất cứ điều gì ngoài lời nói, mà ngay cả khi được thực hiện từng bước, bản chất của những cam kết cũng có thể bị hạn chế do nhiều yếu tố chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ.
Không giống như Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden, ông Trump sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga và đây là điểm khác biệt duy nhất trong cách tiếp cận ngoại giao của ông cho đến nay.
Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Trường Đại học kinh tế cao cấp (HSE) nhận định, mong muốn chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine của ông Trump gắn liền với tối đa hóa lợi ích của Mỹ.
Ông Trump sẽ nhấn mạnh vào một thỏa thuận ngừng bắn và sau đó mới có kế hoạch bắt đầu một quá trình đàm phán mở rộng. Mỹ có thể sẽ từ chối việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng có lẽ Tổng thống Trump vẫn muốn giữa nước này làm tiền đồn của liên minh, tiếp tục tăng cường quan hệ kỹ thuật-quân sự với Kiev. Vì những khác biệt đó, mà theo Dmitry Suslov, nếu các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin có diễn ra, cũng không nên mong đợi một kết quả đột phá từ hai nhà lãnh đạo để có thể nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Dmitry Suslov, không loại trừ khả năng ông Trump sẽ tiếp tục gây sức ép lên Nga bằng các lệnh trừng phạt mới và mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trong trường hợp đầu tiên, nó có thể là những hạn chế bổ sung đối với ngành năng lượng của Nga.
Đối với trường hợp thứ hai, ông Trump có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tăng cường viện trợ cho Kiev; bởi lẽ, sự gia tăng về chất sẽ đe dọa đến sự leo thang căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Nga, điều mà ông Trump chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Hùng Anh
(CLO) Thế hệ mới Range Rover Evoque 2025 phân phối tại thị trường Việt Nam với 4 phiên bản, tinh chỉnh về thiết kế, động cơ mạnh nhất 200 mã lực.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đang kỳ vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong năm 2025 để có thể cải thiện căng thẳng giữa các bên, từ đó mở ra giai đoạn đầu cho tiến trình hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, liệu điều này có xảy ra?
(CLO) Tối 17/1 theo giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình "Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025", chung vui đón Tết sớm với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
(CLO) Chủ tịch Thượng viện Ba Lan Malgorzata Kidawa-Blonska khẳng định Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên của Ba Lan ở khu vực và Thượng viện ủng hộ Chính phủ Ba Lan phát triển quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới.
(CLO) Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 17/1.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao hiệu quả giám sát an ninh, trật tự và điều hành giao thông. Đề án được chia làm hai giai đoạn, từ nay đến năm 2030.
(CLO) Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng hơn giữa các phương thức tuyển sinh nhưng nhiều trường vẫn áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, thậm chí giảm chỉ tiêu tuyển sinh dành cho phương thức lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp.
(CLO) Sở Giao thông vận tải Hà Nội có văn bản đề nghị các nhà thầu thi công công trình tạm dừng việc thi công đào đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 22/1 đến hết ngày 12/2.
(CLO) Công an TP. HCM chỉ đạo Phòng CSGT và các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra về clip người đàn ông mặc áo xe ôm công nghệ điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông ở TP Thủ Đức.
(CLO) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định, việc bệnh viện hoặc cơ sở y tế yêu cầu người bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy là chưa phù hợp và sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế khi nhận được phản ánh của người dân.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Hiệp ước Chiến lược với Iran, dự kiến ký vào thứ Sáu, sẽ thúc đẩy thương mại tăng 15,5% năm 2024.
(CLO) Trúng độc đắc 9,2 triệu USD ở tuổi 20, chàng kỹ sư trẻ James Clarkson vẫn chọn trở lại công việc sửa ống nước vì khao khát ý nghĩa cuộc sống.
(CLO) Thời tiết lạnh giá không chỉ khiến con người chật vật, mà số cuộc gọi về ắc quy xe tăng gấp đôi, đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng để tránh rắc rối.
(CLO) Sự vắng mặt của Nguyễn Xuân Son do chấn thương gặp phải tại ASEAN Cup 2024 đang khiến HLV Vũ Hồng Việt và ban lãnh đạo của CLB Thép xanh Nam Định hết sức đau đầu.
(CLO) Trước phản ánh của báo chí về tình trạng khai thác đất trái phép tại xã Hồng Kỳ và xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo khẩn trương xử lý vụ việc.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 17/1/2025 về việc phê duyệt 'Đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội'.
(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ đa chiều của báo chí, rất nhiều điều thú vị về lễ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ được hé lộ.
(CLO) Tổng thống vừa bị bắt Yoon Suk Yeol đã trở thành cái tên mới nhất trong danh sách dài các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gặp biến cố lớn trong sự nghiệp chính trị của mình.
(NB&CL) Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken ngày 14/1/2025 cho biết, Israel và Hamas đang cận kề đồng ý một thỏa thuận tạm dừng giao tranh ở Gaza và thả các con tin bị giam giữ ở đó để đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel. Thông tin này đang thắp lên hy vọng về một viễn cảnh hoà bình vốn dĩ xưa nay vẫn rất mong manh cho dải đất này.
(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.