Sau năm 2035, ô tô sẽ là phương tiện chính của người Việt
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Theo dõi báo trên:
Đây là dự án Luật trải qua quy trình đặc biệt với 4 kỳ họp Quốc hội, 2 Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 8 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều buổi làm việc do Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì. Điều này cho thấy tư duy và phương pháp làm việc đổi mới, quyết liệt hành động nhưng rất cẩn trọng, đề cao chất lượng và hiệu quả của Quốc hội và các cơ quan trong hoạt động lập pháp.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội – GS.TS Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) kỳ vọng Luật sẽ giải quyết được tốt hơn những khiếu kiện liên quan đến đất đai.
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp. Tuy nhiên, với sự quyết liệt hành động nhưng rất cẩn trọng, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự án luật. Đại biểu đánh giá như thế nào về nội dung này tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5?
- ĐBQH Hoàng Văn Cường: Theo dự kiến ban đầu, Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng tại 3 Kỳ họp 4,5,6 trên cơ sở lấy ý kiến của toàn dân. Tuy nhiên, cho đến Kỳ họp thứ 6, vẫn còn những ý kiến trái chiều và cần được cân nhắc kỹ. Do đó, tới Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua. Điều đó cho thấy, Quốc hội đã rất thận trọng trong công tác lập pháp nhưng vẫn đảm bảo không chậm trễ trong việc thông qua đạo luật quan trọng này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của cuộc sống.
Trong Luật Đất đai (sửa đổi), có nhiều điểm thay đổi đột phá. Yếu tố thứ nhất là quan điểm tiếp cận trong quản lý đất đai của Luật này có sự khác biệt cơ bản so với trước. Trước đây, chúng ta còn sử dụng nhiều biện pháp quản lý hành chính mang tính chất áp đặt nhưng Luật Đất đai (sửa đổi) lần này chuyển sang hướng sử dụng nhiều hơn các cơ chế thị trường để đảm bảo yếu tố về mặt lợi ích được điều tiết theo cơ chế thị trường. Điển hình như chúng ta bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất phải sát với giá trị thị trường và được công bố, cập nhật hàng năm.
Yếu tố thứ hai thường vướng mắc liên quan đến giá đất là vấn đề định giá đất nhưng trong Luật Đất đai (sửa đổi), việc định giá đất quy định rất rõ về phương pháp, cách thức, nguyên tắc và dựa trên những nguyên tắc đấy thì Chính phủ sẽ ban hành ra Nghị định hướng dẫn cụ thể. Đây là cơ sở để chúng ta tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn mà hiện nay công tác định giá đất đang vướng.
Yếu tố thứ ba, Luật Đất đai (sửa đổi) đã hướng đến giải quyết một vấn đề rất lớn liên quan đến chính sách đền bù, bồi thường khi mà người dân bị thu hồi đất. Trước đây, người dân thường không bằng lòng khi thu hồi đất vì thường là chúng ta sẽ xác định giá đất không được sát với giá trị của thị trường, hoặc là bồi thường tái định cư thì cũng không đảm bảo cho người dân có một chỗ ở tương xứng với nơi ở cũ.
Với Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua đã đáp ứng được nhu cầu của Nghị quyết 18 là bồi thường, tái định cư phải giúp cho người dân có thể có những điều kiện đảm bảo cuộc sống, điều kiện về sinh hoạt và việc làm bằng hoặc là có thể tốt hơn nơi ở cũ. Đây là điều đã được thiết lập khá rõ trong cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Yếu tố thứ tư, Luật Đất đai (sửa đổi) đã tập trung vào giải quyết là phương thức chuyển giao đất đai giữa các chủ thể. Chẳng hạn như đất đai đưa vào sản xuất kinh doanh thì thực hiện theo phương thức, trường hợp nào thì giao tiếp trực tiếp, trường hợp nào thì phải thực hiện thu hồi và trường hợp nào thì thông qua phương thức thỏa thuận. Đặc biệt là khi thực hiện các phương thức thu hồi và chuyển giao đất đai cho các hoạt động có mục đích kinh doanh thì thường là phải thực hiện thông qua đấu thầu, đấu giá để đảm bảo rằng chúng ta sẽ phân phối được lợi ích địa tô tăng lên nhằm đảm bảo lợi nhuận hài hòa.
Yếu tố thứ 5 cũng rất quan trọng là trong Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rất rõ cơ chế, phương thức xử lý những vấn đề tồn đọng như công nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người dân có đất nhưng lại không có các loại giấy tờ hoặc là có đất đã sử dụng mà không tuân thủ pháp luật nhưng mà nó lại phù hợp với quy hoạch, phù hợp với thực tế. Thậm chí là có những trường hợp được cấp đất không đúng thẩm quyền nhưng đến nay thì vẫn là phù hợp với quy hoạch, phù hợp với thực tế. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm mà bấy lâu nay người dân rất quan tâm thì trong Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra các phương thức xử lý khá rõ.
+ Thời gian qua, có nhiều vụ việc người dân khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai. Theo Đại biểu, khi Luật Đất đai (sửa đổi) được áp dụng vào cuộc sống sẽ giải quyết được bất cập này như thế nào?
- ĐBQH Hoàng Văn Cường: Việc khiếu kiện liên quan đến đất đai chủ yếu là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng khi chúng ta không đáp ứng được mức đền bù thỏa đáng, sát với giá trị thị trường và không bù đắp được cho người dân có một chỗ ở ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Như vậy, trong quy định về cơ chế bồi thường, tái định cư được quy định trong Luật Đất đai (sửa đổi) đã được quy định khá rõ.
Thứ nhất là việc xác định giá đất phải rất sát với giá thị trường. Nguyên tắc đầu tiên là phải sử dụng phương pháp so sánh để xem thị trường đang giao dịch bao nhiêu. Tôi cho rằng, việc xác định giá đất để bồi thường, tái định cư trước hết là sẽ đảm bảo không quá thấp, không có sai lệch và tương đối phù hợp.
Điểm thứ hai là về tái định cư thì trong Luật quy định rất rõ khu vực tái định cư phải được đầu tư xây dựng hạ tầng và có các tiêu chí. Nếu như khu vực ở nông thôn thì các yếu tố về hạ tầng phải đạt được tiêu chí tối thiểu là khu vực nông thôn mới, thậm chí phải cao hơn.
Đối với khu vực Thành thị thì khu vực tái định cư phải đạt được tất cả những tiêu chí của hạ tầng như là một khu đi đô thị. Trước hết là nếu như người dân di dời thì cố gắng tìm cho họ nơi gần nhất ngay tại địa bàn đó, cùng xã, phường. Nếu tại địa bàn đó không có thì mở rộng ra trong địa bàn quận, huyện đấy, tức là mở rộng những nơi có sự tương đồng và những nơi được lựa chọn để ở cũng sẽ được ưu tiên. Việc ưu tiên được xem là lựa chọn những khu vực cùng quy hoạch đất để ở, chứ không phải tái định cư là đưa người dân vào chỗ ở khó khăn còn dành đất thuận lợi để mang đi bán, đấu giá, thu tiền…
Trong Luật Đất đai (sửa đổi) đã hướng đến việc bảo vệ cho người dân có đất bị thu hồi và đảm bảo cho người dân có được lợi ích thỏa đáng. Như vậy, tôi kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giải quyết được tốt hơn những khiếu kiện liên quan đến đất đai.
Về vấn đề liên quan đến nguồn gốc đất đai không rõ ràng, rất dễ diễn ra tranh chấp. Để giải quyết bất cập này, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rất rõ về việc xác định cấp giấy chứng nhận cho những người dân có nguồn gốc về đất đai, thậm chí người ta đã sử dụng đất từ lâu đời rồi nhưng mà không có giấy tờ hoặc là có thể sử dụng nó một giai đoạn nào đó chưa phù hợp thì trong Luật đã đưa ra phương án xử lý, giải quyết. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân, trong Luật Đất đai đã nhấn mạnh: “Nhà nước có trách nhiệm phải cấp giấy chứng nhận cho những người có điều kiện”. Điều đó thể hiện rất rõ sự cương quyết trong việc thực thi Luật, trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền lợi cho người dân.
+ Đại biểu kỳ vọng như thế nào về việc dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống?
- ĐBQH Hoàng Văn Cường: Trong bài phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Chủ tịch Quốc hội cũng đã nhấn mạnh, trên cơ sở Luật Đất đai (sửa đổi) đã được thông qua thì Chính phủ phải tập trung dồn nguồn lực và đặc biệt là phải ban hành rất sớm Nghị định để mà thi hành.
Như vậy, nếu chúng ta có một Nghị định mới thi hành sát so với yêu cầu mà Luật đặt ra thì Luật này sẽ sớm đi vào cuộc sống và sẽ giải quyết được tốt hơn những vấn đề bức xúc của người dân hiện nay.
+ Trân trọng cảm ơn Đại biểu!
Thiên An (Thực hiện)
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.