(CLO) Chính sách của Bắc Kinh đã giúp phương Tây phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, lần này, quá trình phục hồi hậu Covid-19 của Trung Quốc còn chắp vá và các vấn đề địa chính trị khiến nước này khó có thể ngăn chặn suy thoái toàn cầu, DW đưa tin.
Khi phần còn lại của thế giới đang mấp mé bên bờ vực suy thoái, điều mà các nhà hoạch định chính sách phương Tây không mong muốn nhất là Trung Quốc, động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có một sự phục hồi không như ý muốn.
Sau khi dỡ bỏ quản lý kiểm dịch Covid-19 kéo dài hồi tháng 12, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được cho là chưa thể hiện được sức mạnh và tiềm lực kinh tế vốn có.
Ảnh minh họa: DW.
Trong tháng 4, nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, ở mức 7,9%, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn là 8,5% so với 14,8% trong tháng 3. Cùng tháng đó, giá tiêu dùng cũng tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm, trong khi giảm phát tại nhà máy - giá do các nhà bán buôn công nghiệp của Trung Quốc đưa ra - ngày càng sâu.
Ngoài ra, các khoản vay ngân hàng mới đã giảm mạnh hơn nhiều so với dự kiến vào tháng 4, với việc các bên cho vay mở rộng 718,8 tỷ nhân dân tệ (104 tỷ USD/94,5 tỷ euro) cho các khoản vay mới bằng Nhân dân tệ trong tháng, chưa bằng 1/5 so với tháng 3.
Kỷ nguyên vàng của Trung Quốc đã kết thúc?
Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố vào tuần trước cho thấy trong quý 1/2023, GDP của Trung Quốc đã tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất trong một năm.
Các nhà kinh tế và các nhà quan sát cho rằng đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc sẽ hỗ trợ các nền kinh tế khác, cho thấy vai trò của nước này trong việc tạo thêm động lực cho nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ.
Kelvin Chisanga, một nhà kinh tế người Zambia, cho rằng khởi đầu tích cực của nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay báo trước những triển vọng sáng cho nền kinh tế các quốc gia khác trên thế giới, Tân Hoa Xã đưa tin.
Sau sự bùng nổ xây dựng khổng lồ, các tài sản không bán được của Trung Quốc đang đè nặng lên thị trường nhà ở và kìm hãm sự tăng trưởng chung. Ảnh: DW,
Chuyên gia Chisanga cho biết đà phục hồi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang dần khắc phục những tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, đồng thời khen ngợi khả năng phục hồi của Trung Quốc trong việc ứng phó các thách thức.
Tuy nhiên, Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Phương Đông và châu Phi có trụ sở tại London, cho biết: “Nền kinh tế Trung Quốc sẽ bùng nổ nhưng chắc chắn khó quay trở lại thập kỷ vàng son của những năm 2010 khi tăng trưởng ở mức hai con số”.
Theo các chuyên gia, nếu Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sẽ giúp bù đắp cho sự suy giảm dự kiến ở các nền kinh tế khác trên thế giới.
Tuy nhiên, một số dấu hiệu chỉ ra quá trình phục hồi của nước này không đồng đều. Lạm phát thấp nhất trong 18 tháng qua của Trung Quốc cho thấy nhu cầu tại đất nước tỷ dân vẫn yếu.
Cụ thể, theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Trung Quốc chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, giảm từ mức tăng 1% của tháng 2.
Gói kích thích khổng lồ của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008/09 đã giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi, một phần là do nhu cầu của quốc gia châu Á này đối với nguyên liệu thô nhập khẩu cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Chuyên gia Tsang cho rằng những nhà hoạch định chính sách phương Tây đang cầu nguyện cho Trung Quốc phục hồi nền kinh tế của họ bây giờ sẽ cần phải "nhìn vào thực tế kinh tế và chính trị hiện tại”.
Mối đe dọa khiến Trung Quốc bị dè chừng
“Căng thẳng địa chính trị gia tăng sẽ dẫn đến một cơn địa chấn,” Pushan Dutt, giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh INSEAD ở Singapore, chia sẻ với DW.
"Các công ty đa quốc gia sẽ rời khỏi Trung Quốc, thị trường xuất khẩu của họ sẽ bị đóng cửa và các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng”, chuyên gia nhận định.
Mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc ngày càng rạn nứt. Ảnh minh họa: Internet.
Căng thẳng thương mại từ thời cựu Tổng thống Trump giữa Bắc Kinh và Washington cũng kéo dài qua chính quyền của hiện tại của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Thuế quan “ăn miếng trả miếng” là động lực khiến Nhà Trắng ban bố lệnh trừng phạt đối với một số công ty và quan chức Trung Quốc. Washington thậm chí còn hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) vì lý do an ninh quốc gia.
"Chính sách đối ngoại quyết đoán mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình áp đặt đã khiến Mỹ và các nước phương Tây khác bắt đầu tách rời hoặc giảm thiểu rủi ro trong các liên kết kinh tế với Trung Quốc, có nghĩa là yếu tố chính trước đây hỗ trợ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang suy yếu”, Tsang lưu ý.
Các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang ngày càng coi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích của họ.
Thường được mệnh danh là "Con đường tơ lụa mới", sáng kiến này là khoản đầu tư trị giá 840 tỷ đô la (771 tỷ euro) vào đường xá, cầu, cảng và bệnh viện tại hơn 150 quốc gia. Mối lo ngại đang gia tăng rằng dự án đã dụ các nước đang phát triển vào bẫy nợ với những khoản vay khổng lồ, không thể chi trả được trong khi làm suy yếu mối quan hệ của họ với các nước phương Tây.
Bắc Kinh ưu tiên 'tăng trưởng chất lượng'
Một lý do khác cho sự phục hồi kém xuất sắc của Trung Quốc là kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh nhằm đưa nền kinh tế lên cao hơn trong chuỗi giá trị, ưu tiên chất lượng hơn là số lượng tăng trưởng. Tuy nhiên, những cải cách này cần có thời gian để chứng minh.
Ảnh minh họa: Internet.
Chuyên gia Dutt cho biết: “Trung Quốc đang cố gắng thiết kế một sự chuyển đổi từ một nhà sản xuất cấp thấp sang trở thành "ông lớn" trong các ngành công nghiệp của tương lai (trí tuệ nhân tạo, người máy, chất bán dẫn, v.v.)”.
Ông nói thêm: "Khi nước này rời xa các ngành công nghiệp nặng do các công ty nhà nước thống trị để hướng tới đổi mới và tiêu dùng trong nước, thì tăng trưởng chậm lại là một "hệ quả tất yếu".
Đồng thời, IMF đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới, đóng góp khoảng 22,6% vào tổng tăng trưởng thế giới, so với chỉ 11,3% của Hoa Kỳ.
Trong khi nhu cầu phương Tây chậm lại sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Trung Quốc, nền kinh tế trong nước vẫn có nhiều điều đáng mừng, đặc biệt là do nhu cầu bị dồn nén sau ba năm phong tỏa do COVID.
Dutt nói với DW: “Người tiêu dùng Trung Quốc đã tích lũy được 2,6 nghìn tỷ đôla tiền tiết kiệm vượt mức trong thời kỳ đại dịch.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.