(CLO) Theo các chuyên gia, hoạt động M&A sẽ đóng vai trò then chốt để “giải cứu” các nhà phát triển trong nước, cũng như phù hợp với tâm lý của những nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng của bất động sản Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Công ty bất động sản Cushman & Wakefield cho thấy, Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới với 10,06 tỷ USD vốn từ nhà đầu tư nước ngoài (FDI) giải ngân trong 6 tháng đầu năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua.
Trong đó, bất động sản là phân khúc đứng thứ hai, chiếm 26% tổng vốn với các nhà đầu tư hàng đầu đến từ Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nhận định, các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản sản đang diễn ra sôi động trong tất cả mọi phân khúc. Cụ thể, bất động sản văn phòng, công nghiệp và khu đất phát triển dự án lần lượt chiếm 39%, 35% và 26% tổng giá trị các thương vụ.
Mở đầu thị trường M&A là bất động sản văn phòng nổi lên với thương vụ Viva Land mua lại tòa nhà văn phòng Capital Place - tòa nhà văn phòng hạng A thuộc khu vực trung tâm Hà Nội, với giá 550 triệu USD từ CapitaLand Development. Trước đó không lâu, Viva Land cũng đã mua lại thành công tòa nhà Saigon One Tower và đổi tên thành IFC One, Saigon. Dự án ở trung tâm quận 1, TP. HCM, thiết kế là tòa nhà thương mại gồm văn phòng, căn hộ chung cư và trung tâm thương mại với tổng diện tích sàn 124.100 m2.
Một thương vụ đáng chú ý khác nữa là Masterise Homes thâu tóm dự án Sài Gòn Bình An với tên gọi mới là The Global City. Dự án có quy mô rộng 117 ha, nằm cạnh khu phức hợp Saigon Sports City và tiếp giáp với cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Hoạt động M&A ở phân khúc bất động sản công nghiệp chiếm 35% tổng giá trị các giao dịch. Một số thương vụ nổi bật có thể kể đến như GLP, một đơn vị chuyên quản lý đầu tư và xây dựng kinh doanh lĩnh vực hậu cần, cơ sở hạ tầng dữ liệu và năng lượng tái tạo. GLP đã thành lập GLP Vietnam Development Partners I với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD. Số vốn này được đổ vào sáu dự án trung tâm logistics có tổng diện tích lên đến 900.000 m2.
“Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là đối với các dự án có tiềm năng lớn về lợi nhuận. Các nhà đầu tư này không ngừng tìm kiếm những bất động sản đang hoạt động hoặc tìm cách liên doanh với các đối tác có uy tín trên thị trường. Đối với các nhà đầu tư trong nước thì việc mua khu đất phát triển dự án sẽ được ưu tiên hơn. Tất cả các phân khúc trên thị trường đều hứa hẹn các ưu thế lớn để có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, bất động sản nhà ở và bất động sản công nghiệp là 2 phân khúc hấp lực mạnh nhất mối quan tâm của các nhà đầu tư", bà Trang Bùi cho hay.
Liên quan vấn đề này, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam đánh giá, thị trường bất động sản Việt Nam có quỹ đạo tăng trưởng bền vững cũng như có mức giá hợp lý nhất so với các thị trường mới nổi khác ở Đông Nam Á.
Ở một khía cạnh khác, chính phủ đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia, thúc đẩy việc hình thành các dự án đô thị và khu công nghiệp mới. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho các giao dịch M&A với các quỹ đầu tư nước ngoài trong bối cảnh các chủ đầu tư trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức.
"Đối với các dự án, những khó khăn kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng và chi phí xây dựng tăng cao đang khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Do đó, M&A dường như là giải pháp tốt nhất có thể để đảm bảo dự án được tiếp tục phát triển", ông David Jackson chỉ ra.
Sau khi Thông tư số 16 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành, các doanh nghiệp bất động sản không thể huy động vốn thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, chỉ có một doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu vào tháng 7 năm 2022 (theo VBMA). Hơn nữa, các ngân hàng tiếp tục siết chặt cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản để hạn chế nợ xấu, khắc sâu khó khăn tài chính của các chủ đầu tư.
Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, hoạt động M&A sẽ đóng vai trò then chốt để “giải cứu” các nhà phát triển trong nước cũng như phù hợp với tâm lý của những nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng của bất động sản Việt Nam. Do đó, M&A được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn trong thời gian tới.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/3 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư Phú Long tại Nam Sài Gòn.
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Theo chuyên gia của Savills, Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đây đồng thời là thông tin tích cực, mang tới kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị bổ sung thêm chính sách phát triển nhà ở cho công chức, viên chức nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn, rất cấp bách của đội ngũ này.
Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra vào lúc 09h00 ngày 29/03/2025, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực. Với pháp lý vững chắc, Majestic City không chỉ là nơi an cư lý tưởng mà còn là sản phẩm đầu tư có dư địa tăng giá vượt trội trên thị trường.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND huyện Đông Anh và các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ, thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh" để rút ngắn thời gian xử lý đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2, huyện Đông Anh.