Làm báo giấy: Người cầm bút phải tự đổi mới, tự nâng cao để không bị bỏ quên

Chủ nhật, 14/03/2021 12:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong dòng chảy không ngừng của công nghệ truyền thông, vẫn còn bộ phận không nhỏ độc giả trung thành với loại hình báo in. Bằng cách trình bày mới, nội dung hấp dẫn báo in vẫn là một phần quan trọng. Tuy nhiên để tạo sức cạnh tranh người làm báo giấy phải tự đổi mới, nâng cao để không bị bỏ quên.

Trong sự phát triển nhanh chóng của xã hội, thông tin được các cơ quan báo chí tìm mọi cách truyền tải nhanh chóng đến bạn đọc, ở mọi lúc mọi nơi và mọi thiết bị có sẵn. Đặc biệt môi trường truyền tải thông tin trực tuyến trên Internet của khán giả ngày càng tăng, khi công nghệ mạng 5G phát triển việc người dân dễ dàng tiếp cận với mọi thông tin kinh tế xã hội càng dễ dàng và nhanh chóng.

Ở một góc độ khác, báo in vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều người dân. Thực tế cho thấy, báo in sẽ không bao giờ bị lỗi thời, hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà các nước có nền khoa học công nghệ phát triển trên thế giới báo in vẫn được duy trì. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh thông tin như hiện nay cách làm báo, viết báo, in báo in cũng đã có thay đổi.

Hình thức trình bày của báo in đã mang đến màu sắc tươi mới, cách sử dụng hình ảnh, màu sắc bắt mắt hơn. Cả về nội dung, trình bày font chữ cũng đã thay đổi, cách để tiêu đề đến cách thể hiện vấn đề cũng mới lạ hấp dẫn hơn. Nhiều chuyên mục trên báo in có nội dung tương tác với độc giả, tạo sự gần gũi giữa hai bên. Điều đặc biệt hơn cả, trong các trang của báo đều cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng, ngắn ngọn, chính xác nhất.

Ông Nguyễn Văn Thành một cán bộ quân đội về hưu ở phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết: Tôi vẫn duy trì thói quen đọc báo vào buổi sáng hàng ngày từ nhiều năm nay. Tôi thấy báo in giờ so với trước đây đã thay đổi nhiều. Đầu tiên, báo in đã lựa chọn cần đưa những thông tin gì, cập nhật những vấn đề gì, quan trọng nhất là chất lượng từng bài viết đã được nâng cao, đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin mới lạ, hấp dẫn… vì thế tôi vẫn đọc báo in hàng ngày.

Đã thành thói quen, nhiều cán bộ quân đội về hưu ở phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm vẫn duy trì đọc báo in hàng ngày. Ảnh: Lê Tâm

Đã thành thói quen, nhiều cán bộ quân đội về hưu ở phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm vẫn duy trì đọc báo in hàng ngày. Ảnh: Lê Tâm

Thông thường báo mạng sẽ chỉ đưa lướt qua một thông tin, một vấn đề, nhưng thiếu những câu chuyện sâu bên trong nó. Báo in có nhiều bài viết nhằm giải đáp các khúc mắc, những băn khoăn của người dân về một vấn đề nóng hay một chính sách mới ban hành. Đặc biệt là những bài bình luận sâu sắc, những bài viết dẫn dắt mang tính định hướng.

“Thường tôi vẫn xem tivi, nhưng vẫn duy trì thói quen đọc báo giấy, như: Báo Quân đội nhân dân, Nhân dân, báo Nông thôn ngày nay… ở đó họ phân tích nhiều vấn đề, có những vẫn đề tôi đọc đi đọc lại nhiều lần để nghiền ngẫm. Thậm chí để ý cách sử dụng câu, cách đặt vấn đề của bài viết. Thường những bài viết trên báo in tác giả đầu tư công phu hơn, ngắn gọn súc tích và chứa nhiều thông tin bổ ích”, ông Nguyễn Văn Thành chia sẻ.

Cũng có thói quen với việc đọc báo in hàng ngày, ông Thường cán bộ làm công tác văn hóa về hưu (ở Hoàng Văn Thái, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) vẫn luôn tự nhận mình là người “nghiện” đọc báo in, vì sử dụng điện thoại chữ rất nhỏ, khó đọc, khó nhớ dòng, dễ đau mắt. Đặc biệt ông không thích sử dụng điện thoại lâu cho một việc gì đó.

Theo ông Trần Văn Thường: “Như bản thân tôi vẫn thích, hàng ngày vẫn sử dụng báo in, con mắt mình đọc báo in được thoải mái hơn. Đọc báo giấy, đang đọc có thể dừng lại, tí đọc tiếp nhưng báo mạng đọc dễ bị mất trang, hiện trang khác hoặc nhiều quảng cáo, bất tiện hơn. Đối với những bài viết có nhiều trang, tương đối dài thì báo giấy vẫn phát huy được lợi thế”.

Nói về nội dung các tờ báo in, ông thường chia sẻ “Nghiện báo in vì trên đó có những bài viết mang tính nghiên cứu, lý luận, bình luận chuyên sâu. Tôi đặt hàng quý và hay đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên… hàng ngày vì báo đưa ra những vấn đề người dân quan tâm mà các báo khác không nói. Đó là những vấn đề về biên giới, hải đảo, phòng chống tham nhũng, cung cấp những thông tin mà bạn đọc báo giấy muốn có, trong đó còn là cả những vấn “nhạy cảm” được phân tích… các báo này vẫn còn đề cập”.

Báo in với nhiều người thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Ảnh: Lê Tâm

Báo in với nhiều người thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Ảnh: Lê Tâm

Theo nhiều ý kiến đề xuất của độc giả, họ rất muốn đọc báo in ra hàng ngày, nhưng hiện các vấn đề báo in đưa ra không thu hút, nhiều vấn đề có chút khô khan, không có gì để bạn đọc nghiên cứu cả. Thậm chí nội dung một số tớ báo in cũng có sự giống nhau.

Thực tế đã chứng minh, trong nhiều năm qua số lượng các sạp báo ở các thành phố lớn đã giảm nhiều với trước. Như tại Hà Nội tập trung ở những tuyến phố trung tâm thành phố (phố cổ). Việc đọc báo, mua bán, phát hành ở bưu điện trước kia có hệ thông từ thành phố xuống các phường, xã với hàng trăm loại báo thì hiện nay cũng đã ít đi, sức mua đã giảm đi nhiều. Nhìn nhận bao quát hơn thì vấn đề lớn nhất là văn hóa đọc giờ đã bị đi xuống, trước đây số lượng sách báo nói chung đều được mua rất nhiều.

Tất cả các loại hình báo chí đều có vai trò và vị trí của mình và báo in cũng đang tồi tại và khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống, tuy nhiên rõ ràng báo in đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình khác. Đặc biệt là cạch tranh với truyền hình và báo mạng, để tồn tại báo in cũng phải tự đổi mới mình về cả nội dung và hình thức.

Trao đổi với PV báo Nhà báo và Công luận, Nhà nghiên cứu văn hóa - TS. Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Bên cạnh hàng trăm, hàng nghìn bài báo in xuất hiện hàng ngày, hàng giờ là sách báo điện tử, ti vi, kết nối mạng... văn hóa đọc đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi sự hiện diện của văn hóa máy tính. Con người ngày càng được mở rộng tầm nhận thức, nâng cao sự hiểu biết của mình. Họ có quyền lựa chọn thông tin theo cách mà họ cho là phù hợp và hấp dẫn. Điều này khiến người cầm bút trong sáng tạo báo chí hôm nay phải tự đổi mới, tự nâng cao để không bị bỏ quên".

“Trong dòng đời sôi động, muôn màu hôm nay, trang báo đơn sơ với những mô típ quen thuộc chứa đựng thông tin cần thiết không còn hấp dẫn độc giả nữa. Báo chí phải tự làm mới mình” -  TS. Nguyễn Ánh Hồng chia sẻ.

Nguyên Phong

Tin khác

Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo