Làm gì để tận hưởng một ngày hoàn hảo ở Budapest?

Thứ sáu, 12/10/2018 11:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Budapest là thủ đô của Hungary và nổi tiếng bởi đặc trưng 9 cây cầu bắc qua sông Danube nối 2 nơi trong thành phố Buda và Pest lại với nhau. Dù chỉ cách nhau một con sông nhưng Buda và Pest lại mang hai hình ảnh khác biệt nhau về cảnh quan, địa hình và cả con người.

Báo Công luận
Budapest, Hungary là điểm du lịch lý tưởng. Ảnh: Transviet. 
Ở một phần bên kia sông Danube, Buda là vùng núi cao trùng trùng với những tòa lâu đài cổ cao chót vót, nguy nga tráng lệ thì phần đối lập của nó, Pest lại là vùng đồng bằng cùng những cánh đồng và dinh thự rộng lớn.

Là một thành phố tuyệt vời dành cho du lịch châu Âu, nơi đây hội tụ những công trình kiến trúc cổ, những tòa nhà xưa đã có từ thời La Ma hay những thánh đường hàng nghìn năm tuổi. Có phong cách trung cổ, có dòng sông hiền hòa chảy qua thì không thể nào không quyến rũ rất đông du khách đến với thành phố này được. Vốn dĩ bị chia cắt làm 2 phần do đó trong thành phố có tổng cộng 9 cây cầu bắc qua sông Danube có nhiệm vụ kết nối đôi bờ. Mỗi cây cầu là một phong cách thiết kế khác nhau và cũng mang một câu chuyện ẩn bên trong nó. Nổi tiếng nhất là cầu Chain (cầu Xích) vì độ hoành tráng của nó với 4 bức tượng sư tử bằng đá to lớn đặt ở mỗi đầu cầu. Cây cầu được xem như một điểm đến du lịch của Budapest cũng như vinh dự là một trong những biểu tượng của thành phố mà bất kỳ du khách nào có dịp đến trong hành trình tour châu Âu đều mong muốn chụp ảnh cùng.

Hãy dành một buổi sáng nhẹ nhàng ghé thăm “Quần thể pháo đài của Ngư dân” (Fisherman’s Bastion), được xây dựng theo phong cách Neo-Gothic kết hợp với Neo-Romanesque. Từ vách tường thành cao và cách điệu để du khách có thể nhìn thẳng ra sông Danube và phóng tầm mắt ôm trọn cả thành phố Budapest chỉ trong một khung hình. Buda nổi tiếng là nơi tập trung rất nhiều những tòa lâu đài cổ kính vì thế hãy đi đến Lâu đài Buda và sau đó là Nhà thờ Matthias, phong cảnh xung quanh 2 nơi này sẽ trở nên đẹp hơn trong ánh sáng dịu nhẹ của ban sáng.

Đến trưa, đi từ Đồi Lâu đài ở Buda xuống đến cầu Chain bằng đường sắt leo núi của thành phố để bắt gặp khung cảnh con đường dẫn vào trung tâm thành phố kết hợp phía sau là cây cầu đẹp mắt. Đây là một trong những tuyến đường sắt đầu tiên ở châu Âu, đã bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và được xây dựng lại vào năm 1986 để đưa vào sử dụng lại cho tới ngày nay. Trong lúc dạo quanh thành phố, hãy dừng lại và mua một chiếc Kolbász, loại xúc xích truyền thống của người Hungary, thường được nướng và bán tại một trong các chợ thực phẩm ở Budapest.

Chiều tà, bạn hãy dừng chân tại Parliament Building, công trình hoành tráng này được xây dựng để kỷ niệm một Thiên niên kỷ thành lập đất nước Hungary, nơi trưng bày các bức tượng của vua chúa đã có công lập quốc. Đi theo lối kiến trúc Gothic đặc trưng, tòa nhà Quốc hội này là một trong những tòa nhà lập pháp lâu đời nhất của châu Âu, mang đậm tính lịch sử và trở thành biểu tượng sức mạnh của đất nước. Tiếp tục chuyến đi khám phá Budapest là ở phía còn lại của thành phố, Pest sở hữu những công trình mang tính biểu tượng hơn cả, đó là Quảng trường Anh hùng, là Đại lộ Andrassy, là Nhà hát Opera được xem là một kiến trúc đại diện cho thời kỳ Tân Phục Hưng.

Thành phố Budapest được biết đến là nơi có hệ thống hang động nước nóng lớn nhất thế giới với hơn 80 suối nước nóng địa nhiệt do đó, buổi tối hãy dành chút thời gian nghỉ ngơi tại Széchenyi Baths, spa nước nóng thiên nhiên nằm ở City Park, đây cũng là điểm thu hút phổ biến nhất ở Budapest. Với 15 phòng tắm trong nhà và 3 hồ bơi ngoài trời khổng lồ, là nơi mà người dân địa phương thường đến vui chơi cũng như nước nóng ở đây cũng có nhiều tác dụng trong trị liệu, sức khỏe. Còn không, dành cho những ai yêu thích cuộc sống sôi nổi vào đêm thì hãy đến các quán bar trong thành phố để nhâm nhi một chút đồ uống, trong bầu không khí lộng lẫy, mờ ảo của đèn neon và sự cuồng nhiệt của con người Budapest.

Công ty Du lịch TransViet

Địa chỉ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6 Quận 3, TP. HCM

Điện thoại: (028) 7305 7939

Website: www.transviet.com.vn

PV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa