Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Hiện nay, đất nước đổi mới, mở cửa. Người Việt Nam có nhiều cơ hội ra nước ngoài làm việc, lao động. Các công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước lập nhà máy, xí nghiệp nên lao động phổ thông cũng dễ dàng tìm kiếm được việc làm.
Đại đa số người lao động không còn quá lo lắng tìm cho mình một công việc có nguồn thu nhập ổn định. Xét trong bối cảnh chung đó, lương giáo viên trở thành nguồn thu nhập thấp, cũng từ đó mà vai trò, vị trí người thầy cũng không còn được xã hội đề cao như trước đây.
Để có tiền để sống nhiều giáo viên hiện nay phải bươn chải làm nhiều nghề từ bán hàng online đến dạy thêm, học thêm… không ít trong đó đã chọn con đường nghỉ việc để tìm cho mình công việc mới. Đơn cử như thầy Lê Văn Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã “trốn” việc, nghỉ dạy để đi lao động tại Hàn Quốc hay như PGS.TS Đinh Công Hướng (một nhà toán học) đã phải bán nghiên cứu khoa học của mình cho nhiều trường đại học lấy tiền nuôi vợ con.
Câu chuyện những người thầy vất vả mưu sinh khiến dư luận xốn xang. Câu hỏi khi nào lương giáo viên mới đủ sống, người thầy mới được tự do sáng tạo, tự do cống hiến trí tuệ của mình mãi vẫn chưa có đáp án.
Đáng buồn hơn, trong xã hội vẫn còn những định kiến không hay khi người thầy “buông phấn”, vẫn còn những “bản án” quá hà khắc phán xét người thầy khi họ phải bán kiến thức của mình để có tiền lo cho gia đình, người thân.
Bên cạnh những câu chuyện buồn như vậy, may mắn còn đó vẫn còn những tấm gương người thầy hằng ngày hết mình vì học sinh. Họ cống hiến một cách tận tâm để mong một ngày cuộc sống của học trò và của chính họ được tươi sáng hơn.
Chuyện thầy Trương Văn Hiện (SN 1989) - người dân tộc Cờ Tu, giáo viên, Tổng phụ trách Đội, trường tiểu học Hòa Bắc, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng là một ví dụ sinh động. Người dân của vùng quê nghèo miền Trung ở núi rừng Trường Sơn này đã quen với hình ảnh thầy Hiện trên chiếc xe máy cũ kỹ, lai chiếc loa thùng “kẹo kéo” cồng kềnh phía sau hằng ngày đi tới các điểm trường để dạy học sinh những bài hát hay, hướng dẫn các em học tập, rèn luyện nề nếp đã quá quen thuộc.
Với đồng lương ít ỏi nhận được hơn 6 triệu đồng, đời sống của thầy còn rất khó khăn nhưng tình yêu đối với trẻ em người dân tộc, với học sinh của thầy Hiện không vơi đi mà ngày một lớn hơn.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Trương Văn Hiện chia sẻ, Trường Tiểu học Hòa Bắc nơi thầy công tác có nhiều điểm trường. Trong đó, có nhiều điểm trường ở thôn đa số là người dân tộc. Vì thế, làm công tác đội, tổ chức sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ cho học sinh không được thuận lợi so với các môn học khác.
“Tôi phải đến từng điểm lẻ. Từ điểm trường chính phải di chuyển 5 đến 10 cây số nữa mới vào các điểm trường. Để nắm bắt được nề nếp học sinh, tổ chức hoạt động cho các em, hằng tuần tôi phải di chuyển rất nhiều” - thầy Trương Văn Hiện kể.
Mỗi lần đến với các điểm trường, thầy Hiện phải dậy rất sớm. Bởi, giờ sinh hoạt học tập của các em thường bắt đầu từ 6h30 sáng. Với chiếc loa thùng kẹo kéo thầy Hiện vẫn cứ thế như một con ong chăm chỉ đến với các em. Nói về đồng lương hằng tháng nhận được, giọng thầy như trầm lại. Số tiền lương thực nhận 6,8 triệu, chắt bóp lắm thầy mới đủ trang trải. “So với người khác thực sự điều kiện mình rất khó khăn vì hai vợ chồng ở hai nơi” - Thầy Hiện tâm sự.
Vợ chồng thầy Hiện hiện công tác ở hai tỉnh khác nhau, cách nhau hơn 100 cây số. Gia đình vợ chồng trẻ có hai người con. Để tiện chăm sóc, thầy nuôi cháu lớn đang học lớp 1 còn cháu bé ba tuổi ở với mẹ tận Quảng Nam. “Thời gian hai vợ chồng đến gặp nhau sinh hoạt gia đình có khi 2 tháng trời. Hai vợ chồng mong muốn được gần nhau để thể hiện trách nhiệm người chồng, người cha, vun vén hạnh phúc nhưng thực sự không có cách nào” - thầy Hiện kể.
Khó khăn, vất vả là thế nhưng thầy Hiện luôn lạc quan, thầy tin rằng khi tuổi còn trẻ mình cần cố gắng phấn đấu để con em mình, học trò mình có tương lai hơn. Xuất thân là người đồng bào dân tộc thiểu số đã quen với làm nông, lên núi lấy lá nón, bứt mây, để được như ngày hôm nay vợ chồng thầy đã phải cố gắng rất nhiều.
Cũng giống như thầy Hiện, thầy Trần Đình Phương (SN 1991) - giáo viên Trường THCS & THPT Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một tấm gương tuổi trẻ dấn thân vì sự nghiệp giáo dục.
Học xong cao học ngành Toán, thầy Phương được điều động lên Trường THCS và THPT Hồng Vân làm việc. Khi bước lên trường vùng cao này, thầy Phương cảm thấy yêu mến vùng đất và con người miền núi nơi đây. “Nhìn học trò miền núi thật thà, thiếu thốn nên có cảm giác thương. Sau khi có tình thương rồi mình cố gắng dạy học” - thầy Phương chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận.
Gắn bó với nghề dạy học ở vùng núi cao của tỉnh Thừa Thiên Huế không phải là điều dễ dàng, với thầy Phương cũng vậy. Học sinh vùng cao nhiều em không thích đến trường. Để vận động và giữ các em đi học đầy đủ đã là một sự cố gắng lớn của thầy cô.
Do đó, thầy Phương luôn tâm niệm, phải cố gắng truyền đạt dạy học sao cho lôi cuốn, hấp dẫn nhất để lôi kéo học sinh đến trường. Chính việc các em đến trường cũng đã tạo nên động lực cho thầy cố gắng . “Có những lúc tình cảm của mình gửi đến học trò, không phải học trò đáp ứng lại được 100% nên thấy buồn. Nhưng sau đó suy nghĩ lại, vẫn còn những học trò cần mình hơn nên phải cố gắng, quá trình cứ lặp lại như vậy” - Thầy Phương chia sẻ.
Nhà cách trường gần 100 cây số, 6 năm qua thầy Phương đã nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng dạy học cho con em người dân vùng sơn cước. Đầu tuần, thầy Phương từ nhà đi xe máy lên trường, cuối tuần lại về nhà với gia đình thân yêu của mình. Hành trình từ nhà đến trường như vậy cũng rất gian nan, đặc biệt vào mùa mưa. Đường đi lại nguy hiểm, hay xảy ra sạt lở. Đôi khi, đi được nửa đường lại buộc phải quay lại nhà, có những lúc đợi đến hơn 5 tiếng đồng hồ để chờ thông đường vì mưa lớn gây sạt lở đất.
Hỏi về số lương hơn 6 triệu làm sao thầy nuôi được vợ con và đối ngoại, thầy Phương cười. Thầy Phương kể, để bù những thiếu thốn về vật chất bản thân thầy Phương chủ trương sống tình cảm. Vì thế, theo thầy Phương mình sống tình cảm thì người khác cũng đáp lại với mình bằng tình cảm. “Trong nhà, mình là con trai một nên mọi người trong gia đình muốn mình ở nhà. Ở Huế, con trai đi xa nhà hơi khó, nhất là con trai một. Nhưng hiểu cho nghề của mình, ba mẹ cũng thông cảm, giúp đỡ trông cháu để mình yên tâm công tác” - thầy Phương bày tỏ.
Thầy Phương cũng chia sẻ rằng, mỗi lần vào mùa mưa, khởi hành từ nhà đến trường bản thân mình cũng lo, thầy sợ nếu chẳng may xảy ra việc thì gia đình lấy ai gánh vác. Ở nhà mọi người trong gia đình thầy cũng lo lắng, nơm nớp sợ. Đặc biệt mùa này, ở Huế đang vào mùa mưa lũ. Lo lắng là thế, nhưng tình yêu trò với học trò vùng cao đã tạo nên động lực lớn để thầy Phương chăm chút, phấn đấu hàng ngày, trau dồi nghề nghiệp.
Qua tâm sự với thầy Hiện, thầy Phương có thể thấy để làm được nghề giáo trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng. Ngoài đồng lương ít ỏi không đủ sống, người thầy cần phải phấn đấu chuyên môn, lao động chăm chỉ suốt ngày. Như một định mệnh của cuộc đời, những người thầy hằng ngày đã nỗ lực phấn đấu, yêu nghề nên vượt lên trên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Được trao đổi với thầy cô có thể thấy trong thâm tâm của thầy Hiện và thầy Phương cũng như nhiều thầy cô khác vẫn mong muốn một ngày rất sớm lương giáo viên đủ sống, để những người thầy như họ đỡ vất vả , để có điều kiện chăm chút và trau dồi nghề nghiệp hơn.
Trinh Phúc
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.
Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.