Lạm phát, nợ công vẫn là thách thức chính đối với kinh tế toàn cầu

Thứ sáu, 28/07/2023 06:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 từ 2,8% lên 3% trong bản cập nhật mới nhất được công bố vào thứ Ba. Tuy nhiên, nhấn mạnh kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Triển vọng kinh tế thế giới của IMF trong năm tới vẫn không thay đổi, nhưng tổ chức này cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để ăn mừng với nhiều thách thức đang che phủ phía trước.

“Các nền kinh tế tiên tiến là những đối tượng dễ đón nhận suy thoái. Năm 2024 dự kiến có tới 93% các nước tiên tiến có tốc độ tăng trưởng chậm”, IMF dự báo.

“Chúng ta có mức tăng trưởng giảm từ 2,7% xuống 1,5% đối với các nền kinh tế tiên tiến. Một số trong số đó, chẳng hạn như Đức, thậm chí còn có mức tăng trưởng âm”, cơ quan nói thêm.

Ngược lại, các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển có mức tăng trưởng ổn định hơn, dự báo ở mức 4% trong năm tới.

lam phat no cong van la thach thuc chinh doi voi kinh te toan cau hinh 1

Triển vọng kinh tế thế giới của IMF trong năm tới vẫn không thay đổi, nhưng tổ chức này cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để ăn mừng với nhiều thách thức đang che phủ phía trước. Ảnh: Reuters.

Thách thức lạm phát

Ông Leigh, đến từ IMF cho biết lạm phát toàn cầu đang giảm nhanh hơn dự kiến, từ 8,7% năm 2022 xuống 6,8% năm nay.

IMF đã điều chỉnh giảm nhẹ dự báo lạm phát để tính đến Trung Quốc, quốc gia chiếm 1/5 nền kinh tế thế giới và có mức lạm phát thấp hơn mục tiêu.

Ông nói thêm rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm tới, nhưng sẽ chỉ tiến gần hơn đến mức mục tiêu vào năm 2025 hoặc 2026.

Ông Leigh lưu ý rằng các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát “trở lại mục tiêu một cách bền vững”.

“Đã có những trường hợp trong lịch sử mà các ngân hàng trung ương dỡ bỏ cuộc chiến quá sớm, chỉ để thấy những kỳ vọng bình thường hóa trên mức mục tiêu, và sau đó sẽ khó khăn hơn nhiều để chống lại nó”, ông nhận định.

Theo Leigh, lạm phát vẫn là một trong những thách thức chính của nền kinh tế.

Một thách thức khác là Trung Quốc, quốc gia đang phục hồi trong năm nay từ mức tăng trưởng rất chậm của năm ngoái. Ông Leigh cho biết lĩnh vực bất động sản của nước này “có rủi ro”, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia khác.

Nợ công cao

“Nợ là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng thấp và lãi suất này một tăng cao sẽ khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng vỡ nợ hoặc đã lâm vào cảnh túng quẫn vì nợ nần,” ông nói.

Ông Leigh nói rằng ở châu Á, nợ và đòn bẩy doanh nghiệp đã tăng lên trước đại dịch Covid-19.

Nhưng giờ đây với tốc độ tăng trưởng chậm và tỷ lệ cao hơn, điều đó ngày càng tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực mà các công ty có rủi ro mất khả năng thanh toán cao.

Ông Leigh lưu ý rằng lĩnh vực ngân hàng ở châu Á được vốn hóa tốt, vì vậy nếu họ chịu tổn thất từ những công ty có khả năng vỡ nợ này, họ sẽ có khả năng hấp thụ chúng. Tuy nhiên, các nhà giám sát tài chính vẫn nên thận trọng.

Một vấn đề khác là tính bền vững của các khoản nợ đối với các quốc gia đã vay nợ.

Mối lo khí hậu

Ông Leigh nói rằng thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới hiện nay “cho chúng ta cảm nhận trước về tác động tương lai của biến đổi khí hậu”.

Ông nói: “Mặc dù có những tác động tức thời như đóng cửa các điểm du lịch, nhưng cũng có những tác động lâu dài hơn đối với các lĩnh vực như nông nghiệp, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến các nước nghèo phụ thuộc vào các lĩnh vực đó”.

Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu phát thải khí hậu thông qua hợp tác toàn cầu, cùng với cơ sở hạ tầng thích ứng để giúp đối phó với những cú sốc như vậy và quản lý rủi ro tài chính để sẵn sàng lựa chọn bảo hiểm.

Trích dẫn nghiên cứu của IMF về định giá carbon, ông Leigh cho biết giá carbon phải được nâng lên “theo một cách có thể dự đoán được và rất đáng tin cậy”.

Nghiên cứu của nhóm ông được công bố vào tháng 10 năm ngoái cho thấy rằng nếu được thực hiện đúng cách, một biện pháp như vậy thậm chí có thể dẫn đến “một chút tăng trưởng”, khoảng 0,2%, với mức giá được tăng lên “rất khiêm tốn”.

Lê Na (Theo CNA)

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp