(CLO) Giá khoai tây tại Nga tăng 64% từ đầu năm, phản ánh gánh nặng lạm phát 9,8% trong nền kinh tế thời chiến và lãi suất kỷ lục 21%.
Nền kinh tế Nga tiếp tục vượt qua những dự đoán bi quan hơn 32 tháng kể từ khi tiến hành cuộc xung đột toàn diện với Ukraine. Tuy nhiên, đằng sau sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thời chiến là gánh nặng lạm phát, đạt mức 9,8% vào tháng Chín vừa qua.
Đà tăng giá đang ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó giá khoai tây - một loại thực phẩm chủ lực của người Nga - đã tăng vọt 64% so với đầu năm tính đến ngày 5 tháng Mười Một, theo thống kê chính thức. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết bất lợi, chi phí sản xuất leo thang trong bối cảnh thiếu lao động và chi phí lương tăng cao.
Không chỉ khoai tây, dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Nga (Rosstat) cho thấy giá cả thực phẩm nói chung đều tăng mạnh trong năm nay. Cuối tháng Mười, các nhà kinh tế trên kênh Telegram MMI - một diễn đàn thảo luận của Nga - đã gọi đà tăng giá này là "đáng sợ".
Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức người dân đã bắt đầu trộm cắp bơ từ các siêu thị do giá mặt hàng này đã tăng 27,5% trong năm nay. Lạm phát cũng đang ảnh hưởng đến nhiều sản phẩm chế biến khác, bao gồm bánh mì, sữa, socola, và bia, theo truyền thông Nga. Cảnh tượng tăng giá thực phẩm vào mùa Giáng sinh không phải là điều mới.
Năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin từng phải xin lỗi vì giá trứng tăng cao đột biến. Để kiểm soát giá cả, ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất cơ bản lên mức kỷ lục 21% vào tháng trước, và vừa thông báo có thể tăng lãi suất thêm trong cuộc họp tháng Mười Hai sắp tới.
Lãi suất cao khiến các lãnh đạo doanh nghiệp bức xúc, với những lời chỉ trích nhắm vào chính sách của ngân hàng trung ương ngày càng gia tăng. Ông Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostec, trong bài phát biểu trước các thượng nghị sĩ Nga vào cuối tháng Mười đã cảnh báo rằng mức lãi suất "kỷ lục" này đang "ăn mòn" lợi nhuận doanh nghiệp.
Ông Chemezov còn dự báo rằng lãi suất vay cao sẽ sớm đẩy nhiều doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Tuần trước, các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp tại một diễn đàn kinh tế ở miền Trung nước Nga cũng bày tỏ sự bi quan về triển vọng kinh tế trong năm tới, dự đoán mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng và trì hoãn đầu tư do lãi suất tăng cùng với thiếu hụt nguồn vốn nhà nước hỗ trợ.
(CLO) Từ khi xuất khẩu chiếc xe đầu tiên sang Hoa Kỳ vào năm 1969, Honda - tập đoàn sản xuất xe hàng đầu Nhật Bản, đã trở thành thương hiệu quen thuộc và được tin cậy trong lòng người tiêu dùng Mỹ.
(CLO) Hội thảo tập trung làm rõ một số nội dung trọng tâm các vấn đề như sự cần thiết của việc triển khai Luật Thủ đô một cách kịp thời, qua đó, tạo cơ hội để Thủ đô Hà Nội có những chính sách "mở đường", đột phá, vượt trội trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
(CLO) Dù một dòng xe có phổ biến đến đâu cũng không đồng nghĩa với việc nó đáng mua. Một số thương hiệu xe nổi tiếng thường gặp các vấn đề như tiêu hao nhiên liệu cao hoặc chi phí bảo dưỡng đắt đỏ.
(CLO) Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Mohsen Paknejad, cho biết Iran đã chuẩn bị đối phó với khả năng bị áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ của mình.
(CLO) Cục Hàng không Việt Nam đang lấy ý kiến cho hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 nhằm định hướng phát triển cảng đồng bộ, hiện đại.
(CLO) Nhấn mạnh đại đoàn kết là giá trị tinh thần, giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các cấp của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục động viên nhân dân tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, với tinh thần "sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân làm nên lịch sử".
(CLO) Nga đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng vào cuối năm nay, sau khi giá nhiên liệu trong nước đã ổn định, theo Bộ trưởng Năng lượng Sergey Tsivilyov.
(CLO) Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ cho ngành logistics Việt Nam. Đây không chỉ là bước tiến quan trọng cho Đà Nẵng, mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế toàn quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại và logistics quốc tế.
(CLO) Chiều 13/11 theo giờ địa phương, tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima, sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm, Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường.
(CLO) UBND TP HCM vừa có tờ trình HĐND TP HCM về quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Theo đó, dự án sẽ kéo dài thời gian thực hiện thêm một năm và tăng hơn 830 tỷ đồng vốn đầu tư.
(CLO) Giám đốc chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell, vừa đề xuất tạm dừng đối thoại chính trị với Israel, khi cho rằng có thể đã có vi phạm luật nhân đạo quốc tế ở cuộc chiến tại Gaza.
(CLO) Sáng 14/11, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Kỳ họp chuyên đề thứ 27, đã xem xét, quyết nghị nhiều chính sách mới, quan trọng liên quan đến phân bổ ngân sách, nông nghiệp, giao thông...
(CLO) Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Báo Nhà báo và Công luận xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
(CLO) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
(CLO) “Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, ách tắc hiện nay mà đang cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, Trung ương Đảng đã có Nghị quyết, Quốc hội phải thể chế hóa, cụ thể hóa để Chính phủ chỉ đạo, điều hành, khơi thông nguồn lực để phát triển”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
(CLO) Sau 1 năm triển khai xây dựng Khu công nghiệp Gia Bình II (Gia Bình), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka, (đơn vị chủ đầu tư) công bố cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật.
(CLO) Vài năm trở lại đây, tình trạng giải ngân đầu tư công chậm chạp đang trở thành “bệnh nan y” của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo từ đầu năm, thế nhưng nhiều Bộ, cơ quan Trung ương và một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng giải ngân đầu tư công “ì ạch”.
(CLO) Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Thượng viện Nga, ông Nikolay Zhuravlev, phát biểu tại triển lãm "Made in Russia" cho biết, quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc hiện đang đạt mức cao nhất trong lịch sử.
(CLO) Theo ý kiến chuyên gia, các tiêu chí báo cáo về FDI hiện nay phân tán theo yêu cầu khác nhau của từng bộ, ngành, từng địa phương, chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp FDI trong việc chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý khác nhau.
(CLO) Theo ước tính, trong 3 quý đầu năm 2024, số thu tiền sử dụng đất của cả tỉnh Hà Nam mới được khoảng hơn 1.524 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch của cả năm.
(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghe và cho ý kiến về công tác tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024.
(CLO) Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP hai con số (tăng trưởng kinh tế quý IV đạt trên 15%), thu ngân sách nhà nước cả năm không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI cả năm đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch cả năm đạt trên 19 triệu lượt khách (trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế).
(CLO) Bên cạnh những nỗ lực và thành tựu là nhiều thách thức trên hành trình hiện thực hóa tham vọng Net Zero. Thách thức đầu tiên và cũng là sự căng thẳng nhất là làm sao giảm được phát thải khi chúng ta vẫn cần phát triển?