Lạm phát tăng vọt, kịch bản xấu nhất của nền kinh tế Mỹ sẽ xảy ra?

Thứ hai, 17/01/2022 20:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lạm phát là nỗi lo lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ khi tăng kỷ lục trong vòng 40 năm. Rủi ro đình lạm đè nặng áp lực lên người tiêu dùng, nhà đầu tư và ngân hàng Trung ương Mỹ.

Lạm phát tại Mỹ đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm vào tháng trước, gây áp lực lên Tổng thống Joe Biden và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 của Mỹ đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6/1982.

lam phat tang vot kich ban xau nhat cua nen kinh te my se xay ra hinh 1

Lạm phát là nỗi lo lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ, tiếp đến là vấn đề phục hồi hậu đại dịch. Ảnh: Getty Images.

Lạm phát leo thang làm gia tăng chi phí hộ gia đình, ăn mòn tiền lương trong khi thị trường bất động sản cũng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá ô tô, khí đốt, thực phẩm và đồ nội thất tăng mạnh vào năm 2021, như một phần của sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng mạnh là do sự mất cân bằng cung-cầu (thiếu nguồn cung trong khi nhu cầu tăng vọt) liên quan đến đại dịch Covid-19, cùng với các biện pháp kích thích nhằm thúc đẩy nền kinh tế, khiến giá cả tăng vọt.

Nước Mỹ đang phải đối mặt với việc thiếu nguồn cung hàng hóa trầm trọng. Theo USA Today, các kệ quầy trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các chợ đều chịu cảnh trống trơn do nguồn cung hàng hóa bị gián đoạn và không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng kịch bản xấu nhất vẫn còn ở phía trước: giá cả tăng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Đó là tình trạng lạm phát đình trệ (đình lạm) - cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với người tiêu dùng Mỹ, các nhà đầu tư và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Vấn đề nan giải

lam phat tang vot kich ban xau nhat cua nen kinh te my se xay ra hinh 2

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 của Mỹ đã tăng 7%, cao nhất trong vòng 40 năm. Ảnh: AFP.

Đình lạm là một vấn đề khó giải quyết, nhất là đối với FED và những ngân hàng trung ương khác trên thế giới. Đó là bởi có rất ít công cụ để đối phó với tình trạng lạm phát và suy thoái cùng một lúc.

Cách tốt nhất để thúc đẩy một nền kinh tế suy yếu là giảm lãi suất, nhưng đó là điều không thể khi lãi suất vốn đã ở gần mức 0 trong vòng 2 năm qua.

FED đã ra tín hiệu nâng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát, song điều này có thể hãm phanh nền kinh tế. Đây hiện cũng là nỗi lo ngại lớn nhất tại Anh, nơi ngân hàng trung ương tăng vào tháng trước đã tăng lãi suất để chống lại rủi ro lạm phát.

Việc nâng lãi suất cũng có xu hướng tăng thêm áp lực cho lãi suất trái phiếu dài hạn, vốn đã tăng sau khi FED can thiệp. Nền kinh tế Mỹ chứng kiến lạm phát tăng cao trong vòng gần 40 năm qua, song có những thời điểm tồi tệ hơn.

Tín hiệu tốt là nền kinh tế vẫn tăng trưởng khi phục hồi từ suy thoái đại dịch. Người tiêu dùng vẫn chi tiêu nhiều. Và kể cả nếu FED nâng lãi suất, các rủi ro sẽ không đe dọa đến nền kinh tế quá mức trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tăng trưởng chậm lại trong quý III/2021 đã dấy lên những hồi chuông cảnh báo. Thị trường kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trở lại vào quý IV/2021 và tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2022. Tuy nhiên, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng và số lượng ca nhiễm Omicron tăng mạnh sẽ có thể khiến cho tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Sai lầm chính sách

Tháng 12/2021 cũng là tháng thứ bảy liên tiếp lạm phát đạt mức 5% và là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát vượt quá 6%. Theo Guardian, đây là đòn giáng mạnh nhất vào chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và FED.

Các đảng viên Cộng hòa và thậm chí một số nhà kinh tế tự do cho rằng Tổng thống Biden ít nhất phải chịu một phần trách nhiệm về lạm phát cao. Họ cho rằng gói giải cứu tài chính mà ông thông qua vào tháng 3 năm ngoái chính là một động lực thúc đẩy lạm phát đáng kể cho một nền kinh tế vốn đã mạnh lên.

Trong khi đó, giới quan sát lại cho rằng Fed có thể đã chọn sai thời điểm thắt chặt chính sách. Điều này khiến cơ quan này tập trung vào giải quyết vấn đề ổn định giá cả thay vì thúc đẩy thị trương việc làm.

Cuối cùng, điều này có thể buộc các đợt tăng lãi suất sắp tới phải mạnh tay hơn, và có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Việc tăng lãi suất sẽ làm cho việc vay mua nhà hoặc xe hơi đắt hơn, và do đó giúp hạ nhiệt nền kinh tế.

FED đang đứng trước một tình huống chưa từng có. Các ngân hàng trung ương đã phải xử lý nhiều cuộc khủng hoảng trong những thập kỷ qua, nhưng nền kinh tế hiện đại chưa từng xử lý một mối đe dọa lạm phát sau đại dịch toàn cầu như hiện nay.

“Luôn có những rủi ro về chính sách sai lầm. Cần phải chuẩn bị cho nguy cơ đó”, bà Kristina Hooper - Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của Invesco - nhận định về FED.

Hương Vũ (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm