Làm sao để lễ hội bảo tồn được các giá trị nhân văn?

Thứ năm, 13/02/2025 10:06 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mùa lễ hội năm 2025 đang diễn ra tương đối yên ả, êm đềm. Tuy nhiên, đó đây vẫn xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy tranh cướp vật thiêng; cách quản lý, tổ chức sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng hiện nay còn những bất cập… NB&CL có cuộc trò chuyện với TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn hóa - du lịch xung quanh những nội dung này.

Nhu cầu cá nhân thể hiện mạnh hơn

+ Mùa xuân là mùa của lễ hội. Có ý kiến ví lễ hội là bảo tàng sống, thể hiện những khát vọng hướng đến các giá trị tinh thần và khuôn mẫu văn hóa của một cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập sâu sắc hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống đó của lễ hội biến đổi như thế nào, thưa ông?

- Mùa xuân là mùa của lễ hội. Nhưng vì sao lại có lễ hội? Vì lễ hội đáp ứng nhu cầu của người dân, đó là nhu cầu cố kết cộng đồng. Làng tôi mở hội, bản tôi mở hội để mà khoe những giá trị tốt đẹp của làng tôi, của bản tôi. Lễ hội còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Thông qua lễ hội, người dân không chỉ cố kết cộng đồng trong nội bộ làng mình mà còn giao tiếp với các làng khác và là nơi gặp gỡ thần linh.

Người ta đến lễ hội vì muốn nguyện cầu một điều gì đó, mong mỏi một điều gì đó chứ không bao giờ có một lễ hội chỉ có vui chơi không. Cộng đồng mong cầu có con cái thì có lễ hội cầu con; cộng đồng mong muốn được mùa thì người ta có lễ hội xuống đồng, lễ hội Lồng tồng… Mỗi lễ hội đáp ứng một nhu cầu, mà nhu cầu đó rất chính đáng, vì thế mà lễ hội bao giờ cũng rất quan trọng với người dân. Qua lễ hội, những giá trị văn hóa như lòng yêu nước, tình nghĩa đồng bào, nhớ ơn tổ tiên… được lan tỏa, trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Hiện nay, khi kinh tế thị trường tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, ý thức con người cũng thay đổi. Người ta đến lễ hội để cầu mong những điều cá nhân hơn; họ cầu tiền tài, cầu địa vị thay vì cầu những giá trị chung của cộng đồng. Thậm chí, cầu một cách thái quá. Tôi lấy ví dụ, đền Bà Chúa Kho tại sao đông như thế? Là vì người ta quan niệm đi buôn bán phải vay tiền của bà và phải đem trả. Do đó, tệ đốt vàng mã ở đây phải đến hàng nghìn tấn mỗi năm. Đã có thống kê ước tính số tiền cho đốt vàng mã ở đây lên đến 300 tỷ đồng, như vậy lãng phí quá.

Hoặc trong một số lễ hội có cướp vật thiêng, cướp biểu tượng thiêng; trước đây chỉ tổ chức cho người trong cộng đồng tham gia, nhưng hiện nay lễ hội mở rộng ra, người ở rất nhiều nơi cũng đến tranh cướp, gây ra cảnh tượng rất phản cảm, thậm chí bạo lực, mất kiểm soát. Như vậy là trái với quy định của cộng đồng, đó là hành động cướp vật thiêng chỉ dành riêng cho một cộng đồng nhất định mà thôi.

lam sao de le hoi bao ton duoc cac gia tri nhan van hinh 1

Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Đền Vua Mai 2025 (Nghệ An). Ảnh: Trần Phong

+ Phải chăng lễ hội đã “biến dạng”? Vậy làm sao để chúng ta giữ được các giá trị nhân văn và để lễ hội bớt đi những hiện tượng phản cảm đó?

- Chúng ta phải thể chế hóa những quy định để giữ gìn, đề cao những giá trị cốt lõi của lễ hội. Giá trị này không thể bị xâm phạm. Lễ hội này khác với lễ hội kia là bởi những giá trị cốt lõi đó chứ không phải giống nhau hết. Lễ hội phải có sắc thái riêng, bởi lễ hội mà giống nhau hết thì sẽ không còn lễ hội nữa. Và quan trọng là việc thể chế hóa đó phải trên cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng chứ không thể bằng một biện pháp hành chính hay ngăn cấm.

Tôi nói ví dụ: Cách đây gần chục năm, người ta cấm treo trâu trong lễ hội Đông Cuông vì hành vi này bị cho là “phản cảm”. Nhưng người ta không hiểu việc treo trâu là biểu tượng của tù binh trong xã hội cổ xưa của đồng bào dân tộc. Tại sao mùa đông lại treo trâu trắng, mùa thu treo trâu đen… tất cả những cái đó đều có gốc tích, ý nghĩa cả.

Hoặc lễ hội chọi trâu vùng Đồ Sơn, chọi trâu Hải Lựu đều có sự tích rất hay, phản ánh những giá trị văn hóa. Tôi cho rằng, không thể lấy tư duy của người Kinh ở đồng bằng, một người đi học ở nước ngoài lên bắt người dân Tây Nguyên không được đâm trâu. Những lệnh cấm đó không phải tư duy của cộng đồng chủ thể lễ hội mà là tư tưởng ấu trĩ, là tư duy của người bên ngoài áp đặt quan điểm của mình vào đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi đi khảo sát, thấy rằng những lệnh cấm kiểu này rất không được người dân đồng tình. Vì thế, trong thể chế phải loại bỏ được những tư duy kiểu đấy.

Cách nào để giảm “thương mại hóa” lễ hội?

+ Gần đây có những xu hướng “thương mại hóa”, “hoành tráng hóa” trong một số lễ hội và điều này gây ra những ý kiến trái chiều. Phía ủng hộ cho rằng làm như vậy mới thu hút được du khách, tăng nguồn thu. Phía không đồng tình cho rằng cần phải giữ nguyên gốc quy mô lễ hội. Theo ông, có một “đáp số” nào cho việc này?

- Việc này phải nghiên cứu cụ thể từng xu hướng, từng hiện tượng thì mới tư vấn được. Ví dụ, chúng ta cứ nói “thương mại hóa lễ hội”, nhưng lễ hội là sản phẩm du lịch thì tôi có quyền bán những trải nghiệm lễ hội chứ? Người ta hoàn toàn có thể bán các dịch vụ ăn theo lễ hội, ví dụ dịch vụ ẩm thực; ví dụ trò diễn, anh có thể vào xem, có thể tham gia... Thế nhưng không ai được buôn thần bán thánh, bán những giá trị của lễ hội. Ta làm dịch vụ du lịch thì phải phân ra, cái gì thì bán được, cái gì không được, để bảo vệ lễ hội.

Riêng quan điểm của tôi là không nên buôn bán trong lễ hội. Ta buôn bán ở đâu cũng được, còn lễ hội nên để các nơi khác tài trợ. Người dân cứ thu vé của người dân hoặc cũng có thể để hòm công đức để người dân tự nguyện bỏ tiền vào đó thì sẽ hay hơn. Bởi, không lẽ tôi đến thắp hương thành hoàng làng mà lại phải bỏ tiền ra, thế là không được.

Còn đối với xu hướng “hoành tráng hóa”, tôi chia sẻ câu chuyện thế này. Ở một tỉnh cũng từng muốn tổ chức một màn xòe rất lớn, hàng ngàn người tham gia nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau. Vị đứng đầu tỉnh vốn là người rất trọng ý kiến của các nhà khoa học, khi đó mới gọi điện hỏi tôi. Đang ở Nhật dự hội thảo, tôi phải ra ngoài nghe và tư vấn tỉnh nên nghe theo ý kiến Bộ Văn hóa và Cục Di sản. Mình đang muốn tôn vinh di sản mà trong di sản có tính phải bảo tồn nguyên gốc, phải đảm bảo không gian của di sản, thời gian của di sản, phải bảo vệ cấu trúc của di sản. Nay tự dưng làm một sự kiện hoành tráng như một Festival thì không phải lắm, như thế là phá mất không gian của di sản…

lam sao de le hoi bao ton duoc cac gia tri nhan van hinh 2

Lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm (Hà Nội). Ảnh: Đình Trung

Nhưng trên thực tế việc “hoành tráng hóa” lễ hội, xem trên tivi thấy cũng nhiều nơi làm lắm. Theo tôi cũng phải xem xét tùy từng trường hợp, nhưng mà phải tách bạch rõ ràng. Đừng có nói rằng màn đại xòe năm bảy nghìn người hay đưa hát Then lên sân khấu là di sản, mà đó chỉ là cái vỏ của di sản, là những “mảnh vỡ” của di sản mà thôi. Việc đưa di sản ra khỏi không gian, thời gian của nó thì chúng ta chỉ có thể trình diễn, mô phỏng lại một phần của di sản chứ không phải là di sản.

Nhưng những hiện tượng này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, sẽ ngày càng phát triển mạnh. Khi nó gắn với phát triển du lịch thì đòi hỏi phải “hoành tráng hóa”, “thương mại hóa” là tất yếu. Tuy nhiên, tôi phải nhắc lại, việc “hoành tráng hóa”, “thương mại hóa” không phải là tất cả di sản. Ai giới thiệu trên sân khấu rằng, đây là di sản cồng chiêng của chúng tôi, đây là di sản hát Then của chúng tôi, di sản tín ngưỡng thờ Mẫu của chúng tôi… là sai, là phản di sản.

Trong cấu trúc di sản có ba bộ phận. Bộ phận quan trọng nhất là giá trị cốt lõi của di sản, nó gắn với không gian thiêng, thời gian thiêng, giá trị thiêng - đó là những thứ bất biến, không thể thay đổi được. Bộ phận thứ hai là các phong tục tập quán, tri thức; bộ phận thứ ba là các loại hình nghệ thuật như múa thế nào, hát ra sao hay âm nhạc, diễn xướng… thì có thể thay đổi, cải biên được. Những giá trị cốt lõi gắn với tâm linh, gắn với điều thiêng của cộng đồng thì đừng có cải biên, cải tiến gì cả.

+ Xin cảm ơn ông!

Thế Vũ (Thực hiện)

Tin mới

Lan toả, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ...

Lan toả, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ...

(CLO) Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Cuộc thi báo chí viết về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại với chủ đề “Vững bước dưới cờ Đảng”. Cuộc thi do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phát động và chỉ đạo, Báo QĐND là cơ quan tổ chức. Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập Báo QĐND, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi gặp mặt.

Nghề báo
Hải Dương: Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025

Hải Dương: Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025

(CLO) Sáng 13/2, trong khuôn khổ lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương đã phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2025.

Đời sống
Loạt phim mới ra rạp dịp Lễ tình nhân Valentine 2025

Loạt phim mới ra rạp dịp Lễ tình nhân Valentine 2025

(CLO) "Tiểu thư Jones: Suy vì anh", "Captain America: Brave New World", "Kẻ đồng hành", "Rider: Giao hàng cho ma"... là những tựa phim mới sẽ ra rạp vào dịp Lễ tình nhân Valentine 2025 (14 tháng 2) hứa hẹn sẽ mang lại cho các "tín đồ" mê phim ảnh những trải nghiệm đầy thú vị.

Giải trí
Giá bán chung cư tại Hà Nội và TP HCM bất ngờ giảm nhẹ vào đầu tháng 2

Giá bán chung cư tại Hà Nội và TP HCM bất ngờ giảm nhẹ vào đầu tháng 2

(CLO) Báo cáo mới nhất của PropertyGuru Việt Nam cho thấy, giá rao bán trung bình chung cư Hà Nội và TP.HCM đang giảm nhẹ.

Bất động sản
Giá xăng tăng thêm 150 đồng mỗi lít

Giá xăng tăng thêm 150 đồng mỗi lít

(CLO) Thông tin từ liên Bộ Tài chính - Công Thương, từ 15h chiều nay (13/2), giá xăng tăng thêm 150 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024 - năm tăng giá 'đột biến' của thị trường căn hộ Hà Nội

Năm 2024 - năm tăng giá 'đột biến' của thị trường căn hộ Hà Nội

(CLO) Theo Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount, năm 2024 được xem là năm tăng giá “đột biến” của thị trường căn hộ Hà Nội. Riêng trong quý IV, giá căn hộ tăng 54% so với năm trước đó.

Bất động sản
Tổng giám đốc IMF: Còn quá sớm để nói về tác động của thuế quan Hoa Kỳ đối với nền kinh tế toàn cầu

Tổng giám đốc IMF: Còn quá sớm để nói về tác động của thuế quan Hoa Kỳ đối với nền kinh tế toàn cầu

(CLO) IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3,3% năm 2025, nhưng Tổng giám đốc Kristalina Georgieva cảnh báo còn quá sớm để đánh giá tác động của thuế quan Mỹ.

Kinh tế vĩ mô
Đà Nẵng tìm đơn vị định giá 'đất vàng' liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ

Đà Nẵng tìm đơn vị định giá "đất vàng" liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ

(CLO) Đà Nẵng đang thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất nhiều vị trí, trong đó có khu đất số 16 Bạch Đằng (phường Thạch Thang, quận Hải Châu), từng liên quan đến vụ án ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).

Dự án - Đầu tư
Châu Âu choáng váng với kế hoạch hòa bình của Mỹ về cuộc chiến ở Ukraine

Châu Âu choáng váng với kế hoạch hòa bình của Mỹ về cuộc chiến ở Ukraine

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt khủng hoảng Ukraine sẽ bắt đầu "ngay lập tức".

Thế giới 24h
Vụ dưa 'đắng' ở vùng Đông Nam Gia Lai

Vụ dưa "đắng" ở vùng Đông Nam Gia Lai

(CLO) Thời tiết thất thường, lạnh kéo dài khiến dưa hấu kém phát triển, quả nhỏ không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên thương lái thu mua cầm chừng. Không chỉ mất mùa, vụ dưa hấu Đông Xuân 2024-2025 còn mất giá, khiến người dân lâm vào cảnh “trắng tay”.

Đời sống
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu giải quyết dứt điểm kiến nghị của doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu giải quyết dứt điểm kiến nghị của doanh nghiệp

(NB&CL) Trước phản ánh của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức họp để xem xét, giải quyết dứt điểm những kiến nghị của Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô.

Điều tra
“Mô hình đa dịch vụ”: Hướng đi mới của báo chí Việt Nam?

“Mô hình đa dịch vụ”: Hướng đi mới của báo chí Việt Nam?

(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải tái cơ cấu và tái cấu trúc lại. Theo đuổi mô hình “đa dịch vụ” có thể là một gợi ý cho nhiều toà soạn báo chí tại Việt Nam...

Nghề báo
Người mua thế hệ Gen Z chi gấp năm lần cho chiếc xe đầu tiên của họ

Người mua thế hệ Gen Z chi gấp năm lần cho chiếc xe đầu tiên của họ

(CLO) Gen Z chi trung bình 4.143 bảng cho chiếc xe đầu tiên, gấp 5 lần thế hệ trước, với ưu tiên công nghệ hơn kiểu dáng.

Xe
Mỹ sẽ cắt giảm nhân viên tại các đại sứ quán trên toàn cầu

Mỹ sẽ cắt giảm nhân viên tại các đại sứ quán trên toàn cầu

(CLO) Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị cho các đại sứ quán trên khắp thế giới bắt đầu lên kế hoạch cắt giảm nhân sự từ ngày 12/2.

Thế giới 24h
Doanh số ô tô Hyundai tiếp tục sụt giảm

Doanh số ô tô Hyundai tiếp tục sụt giảm

(CLO) Dữ liệu từ Tập đoàn Thành Công (TC Group) cho biết, chỉ có 3.074 xe ô tô Hyundai được bán ra thị trường trong tháng 1/2025. Con số này thấp hơn đến 83,1% so với sản lượng bán hàng của hãng đạt được trong tháng liền kề trước đó.

Xe
Gia Lai đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 10 dự án lớn

Gia Lai đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 10 dự án lớn

(CLO) Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 10 dự án điện gió và điện mặt trời gặp khó khăn, vướng mắc trong triển khai cần được tháo gỡ.

Dự án - Đầu tư
Bình Luận

Tin khác

Đặc sắc chương trình khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025

Đặc sắc chương trình khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025

(CLO) Sáng 13/2/2025, tại khu di tích Côn Sơn (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đã diễn ra chương trình khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc thu hút nhiều người dân và du khách thập phương tới tham dự.

Đời sống văn hóa
Gìn giữ và phát huy những giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Gìn giữ và phát huy những giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO vinh danh 3 lần. Vịnh có diện tích 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo (trong đó 980 hòn đảo đã có tên); khu Di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích 434 km², bao gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 hòn đảo đã được đặt tên. Đây là nơi tập trung rất nhiều đảo đá, hang động và bãi tắm đẹp nổi tiếng.

Đời sống văn hóa
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 29/3

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 29/3

(CLO) Lễ Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2025 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, từ ngày 29/3 đến 7/4 (mùng 1 đến 10/3 năm Ất Tỵ).

Đời sống văn hóa
Bạc Liêu sẵn sàng cho Festival nghề Muối Việt Nam 2025

Bạc Liêu sẵn sàng cho Festival nghề Muối Việt Nam 2025

(CLO) Festival nghề Muối Việt Nam với chủ đề "Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam" sẽ được tổ chức từ ngày 6 đến 8/3 với chi phí lên đến 15 tỉ đồng.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025

Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025

(CLO) Tối 12/2, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 quy tụ hàng nghìn tác phẩm đặc sắc của nhiều thế hệ tác giả.

Đời sống văn hóa
Đồng bào các dân tộc vui hội Xuân tại Làng Văn hóa

Đồng bào các dân tộc vui hội Xuân tại Làng Văn hóa

(CLO) Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025 có sự tham gia của khoảng 200 đồng bào các dân tộc, với phương châm "chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình".

Đời sống văn hóa
TP.HCM hướng tới tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO về điện ảnh

TP.HCM hướng tới tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO về điện ảnh

(CLO) TP.HCM đang từng bước hoàn thiện hồ sơ gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) trong lĩnh vực điện ảnh, khẳng định tham vọng trở thành trung tâm điện ảnh sáng tạo của khu vực.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng: Cụm di tích Từ Lương Xâm đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Hải Phòng: Cụm di tích Từ Lương Xâm đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

(CLO) Tối 12/2, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Đức Vương Ngô Quyền năm 938 là di tích quốc gia đặc biệt và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025, kỷ niệm 1087 năm chiến thắng Bạch Đằng, 1081 năm ngày mất của Đức Vương Ngô Quyền.

Đời sống văn hóa
Độc đáo lễ hội Đền Lăng Sương tại Phú Thọ: Rước nước, tế lễ trang trọng

Độc đáo lễ hội Đền Lăng Sương tại Phú Thọ: Rước nước, tế lễ trang trọng

(CLO) Ngày 12/2, tại xã Đồng Trung (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), Ban tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương đã tổ chức Khai hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.

Đời sống văn hóa