Làm sao để nhân viên thư viện trường học yêu nghề, gắn bó với nghề?

Thứ năm, 23/11/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đổi mới giáo dục thì vai trò của thư viện nhà trường ngày một lớn hơn kéo theo đó công việc và đóng góp của nhân viên thư viện trường học ngày càng nhiều thêm. Tuy nhiên, hiện thu nhập của họ rất thấp khiến nhiều người không yên tâm công tác, gắn bó với nghề.

Bỏ nghề vì thu nhập quá thấp

Giáo dục muốn phát triển bền vững trước hết tạo điều kiện cho người thầy, người cô và người lao động trong ngành có cuộc sống ổn định để yên tâm công tác. Trong môi trường giáo dục, không chỉ riêng thầy cô, những viên chức như nhân viên thư viện cũng cần được quan tâm.

Đang có một thực tế đáng lo ngại hiện nay do tình trạn g lương thấp, nhiều công việc hằng ngày của nhân viên thư viện nhưng không được tính vào lương vì thế đã có nhiều người vì mưu sinh mà bỏ việc để tìm cho mình một  lựa chọn khác, mặc dù trong thâm tâm họ không hề mong muốn.

lam sao de nhan vien thu vien truong hoc yeu nghe gan bo voi nghe hinh 1

Nhân viên thư viện trường học đóng góp ngày một lớn cho giáo dục trong nhà trường.

Mong muốn lương được tính đúng với những gì đóng góp

Hiện theo quy định, nhân viên thư viện phải đứng tiết dạy học sinh về kỹ năng sử dụng thư viện và trợ giảng cho các môn học khác khi thực hiện dạy học tại thư viện. Hằng năm, các cô cũng thực hiện và tham gia rất nhiều giờ dạy học, vì thế nhiều người mong muốn chuyển đúng chức danh là “giáo viên thư viện” thay vì “nhân viên thư viện” như hiện nay để được hưởng thêm chế độ chính sách. Ngoài ra, cần thực hiện chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với viên chức làm công tác thư viện. Cần bổ sung chế độ tiền lương kiêm nhiệm đối với những viên chức thư viện, thiết bị phải làm kiêm nhiệm thêm các công việc độc lập khác theo định mức biên chế vị trí việc làm đang còn thiếu ở đơn vị.

Câu chuyện của cô Lê Thị Ngọc, Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa là một ví dụ. Đã 18 năm cô Ngọc cố gắng làm việc, bao khó khăn vất vả cô cũng đã vượt qua nhưng rồi cái cảnh làm việc thì vất vả nhưng đồng lương thấp nên cô đành nghỉ việc. Cô Ngọc tâm sự: “Trước đây, khi đi làm hằng ngày tôi đi từ huyện Vĩnh Lộc lên huyện Ngọc Lặc và trở về nhà. Quãng đường di chuyển như vậy tầm 50km và hết khoảng 3 tiếng đồng hồ. Chưa kể những hôm trời mưa, rét mà lương cũng chỉ nhận được 5 triệu. Ngày làm 8 tiếng, buổi sáng đi sớm, chiều về muộn. Chồng làm công chức nhà nước lại thêm 3 con nhỏ không có người chăm sóc. Thời gian ở trường và di chuyển trên đường gần như hết nguyên ngày nên mình không có thời gian làm thêm hay chăn nuôi gì được cả”. 

Theo cô Ngọc, 10 năm về trước cô cũng từng có ý định xin nghỉ việc nhưng bố mẹ động viên, lại tiếc công ăn học, thêm những năm thanh xuân cống hiến với nghề nên cô không đành. Nhưng càng cố gắng thì đồng lương cũng không vì thế mà tăng lên. Đầu năm nay 2023 khi sức đã cạn, không còn cố thêm được nữa vì cô cần nguồn thu nhập cao hơn để lo cho các con. “Cầm tờ đơn xin nghỉ việc mà lòng tôi nặng trĩu, buồn lắm, xót lắm, 18 năm cống hiến bao tâm huyết, thanh xuân dành trọn cho nghề vậy mà đành bỏ giữa chừng ...” - cô Ngọc chia sẻ.

Việc nghỉ việc để tìm cho mình một công việc mới phù hợp hơn không phải là chuyện riêng lẻ của cô Ngọc. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, tại nhiều địa phương đã có tình trạng nhiều nhân viên thư viện trường học xin nghỉ việc. Họ nghỉ việc để đi làm công nhân, ở nhà bán hàng, xuất khẩu lao động… một số ít sang làm kế toán, giáo viên. Hiện chưa có thống kê đầy đủ nhưng lượng nhân viên thư viện trường học nghỉ việc chắc chắn không hề ít. Nếu tính tỉ lệ số người nghỉ việc thì nhân viên thư viện trường học sẽ đứng đầu trong nhóm người làm việc trong ngành giáo dục.

Theo cô Phạm Thị Chiêm - nhân viên thư viện trường Tiểu học Kim Đồng, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình chia sẻ, nhân viên thư viện hiện nhiều nơi chưa được hưởng bất kì loại phụ cấp nào. Trong khi đó, theo Thông tư 16/2023 của Bộ GD&ĐT, các nhân viên thư viện phải thực hiện các tiết dạy học, phải soạn kế hoạch bài dạy cho tiết học, sắp xếp lịch cho các tiết học..., nhưng họ cũng không được hưởng quyền lợi nào từ những công việc trên.

“Từ xưa đến nay, chúng tôi vẫn luôn nghĩ mình như con ghẻ của ngành Giáo dục, con nuôi của ngành Văn hóa. Chúng tôi chơi vơi và bị bỏ rơi giữa các Thông tư, các Quyết định của cả hai ngành. Như thế có quá bất công với chúng tôi hay không? Nhiều bạn đã 17 năm công tác lương mới được hưởng 5.280.000đ, bạn ít hơn 12 năm thì được 3.800.000đ một tháng, với số tiền ít ỏi như vậy liệu có đủ nuôi sống bản thân?” - cô Chiêm chia sẻ.

Cần sự quan tâm động viên

Ngoài công việc chính của nhân viên thư viện trường học, nhiều nơi nhà trường sử dụng nhân viên thư viện vào các việc như văn thư, văn phòng, kế toán... sai vặt. Điều đáng bàn, mặc dù làm nhiều việc nhưng họ lại không được tính thêm phụ cấp nào.

lam sao de nhan vien thu vien truong hoc yeu nghe gan bo voi nghe hinh 2

Cần có chính sách phù hợp để nhân viên thư viện trường học yên tâm công tác.

Còn nhiều bất cập khi tính lương?

Thực tế hiện nay, lương của nhân viên thư viện được xếp vào tổ văn phòng, hưởng lương và làm việc của nhân viên hành chính. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính, nhân viên thư viện phải soạn giáo án, lên lớp như một giáo viên và hỗ trợ giáo viên thực hiện tiết dạy tại thư viện nhưng lại không có bất kỳ một ưu đãi phụ cấp nào.

Công việc vất vả ở trường như vậy, nhưng để theo được nghề thư viện, các nhân viên thư viện phải nỗ lực hết mình. Thật khó để kể hết được những vất vả mà họ đã phải làm hằng ngày. Nhiều người ngoài thời gian làm việc 8 tiếng ở trường đã tranh thủ buổi trưa, buổi tối làm đủ nghề như bán hàng online… để có thêm tiền đỡ đần cuộc sống. Với những cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt như chồng mất sớm, con ốm đau thì đời sống thực sự quá vất vả.

Để theo đuổi nghề nghiệp, các nhân viên thư viện trường học đã phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng lạ thay, ngoài lương thấp thì những đóng góp của họ cũng không được xã hội ghi nhận là mấy. Chia sẻ với phóng viên, nhiều nhân viên thư viện cho rằng, giáo viên đạt thành tích thì được khen thưởng nhưng nhân viên thư viện có nỗ lực đến mấy cũng không mấy khi được khen. Hiện nay, đổi mới dạy học, thư viện là trái tim trường học, nhân viên thư viện có vai trò giúp trái tim ấy đập khỏe mạnh hơn. Nhưng thực tế các nhân viên thư viện có bỏ công sức, trí tuệ ra xây dựng một thư viện đạt chuẩn thì cũng ít khi được khen thưởng, tuyên dương. “Tại sao chúng tôi ít được công nhận Chiến sĩ thi đua, hay Tặng giấy khen của các cấp huyện, tỉnh như giáo viên” - nhiều nhân viên thư viện đặt câu hỏi. Với họ, những động viên tinh thần như vậy cũng rất cần thiết trong bối cảnh công việc thì nhiều, lương thì thấp.

Qua trao đổi với nhiều nhân viên thư viện có thể thấy, những đóng góp của nhân viên thư viện nhà trường cần được xã hội ghi nhận. Lương cần tính đúng, tính đủ vị trí vai trò của họ đang làm để họ có thêm thu nhập yên tâm công tác và cống hiến cho ngành giáo dục.

Trinh Phúc

Tin khác

Luật Nhà giáo là mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Luật Nhà giáo là mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

(CLO) Ngày 4/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tọa đàm về luật Nhà giáo với cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT.

Giáo dục
Khai trương tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng tại Đài Loan (Trung Quốc)

Khai trương tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng tại Đài Loan (Trung Quốc)

(CLO) Chiều 4/7/2024, tại Đào Viên – Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra Lễ khai trương Tủ sách tiếng Việt phục vụ cộng đồng.

Giáo dục
Ninh Bình đề nghị bổ sung cho tỉnh thêm 1.111 biên chế giáo viên

Ninh Bình đề nghị bổ sung cho tỉnh thêm 1.111 biên chế giáo viên

(CLO) Theo dự kiến, trong năm học 2024-2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tăng 138 lớp học. Tổng số viên chức, lao động hợp đồng trong ngành giáo dục Ninh Bình đang có 14.038 người (tính đến ngày 31/5 thiếu 2.599 người, trong đó thiếu 1.111 biên chế giáo viên).

Giáo dục
Các trường đại học đua nhau công bố kết quả xét tuyển sớm để giành thí sinh

Các trường đại học đua nhau công bố kết quả xét tuyển sớm để giành thí sinh

(CLO) Việc tuyển sinh sớm sẽ giúp các trường chủ động hơn trong kế hoạch tuyển sinh và đào tạo nhưng sẽ thu hẹp tỷ lệ tuyển sinh đại học bằng điểm thi tốt nghiệp.

Giáo dục
Lương tăng quyền lợi của người điều trị theo bảo hiểm y tế có tăng?

Lương tăng quyền lợi của người điều trị theo bảo hiểm y tế có tăng?

(CLO) Theo bảng lương cơ sở mới, người bệnh sẽ được hưởng nhiều quyền lợi bảo hiểm y tế hơn, đặc biệt mức tổng thanh toán bảo hiểm y tế cho một lần khám và điều trị cũng sẽ tăng lên.

Giáo dục