Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Cứ bước vào năm học mới, nỗi lo về gánh nặng đóng góp lại đè nặng lên vai phụ huynh. Có một thực tế, học phí hiện không đáng lo, phụ phí mới thực sự đáng sợ. Các khoản phụ phí đang khiến nhiều phụ huynh phải oằn mình cõng trên danh nghĩa nhà “tài trợ giáo dục”.
Tại TP.HCM, lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà đã phải hoàn trả cho phụ huynh gần 250 triệu đồng do lạm thu. Theo đó, mỗi phụ huynh của lớp học này phải đóng 10 triệu đồng tiền quỹ/người. Và chỉ chưa đầy 1 tháng, lớp 1/2 Trường tiểu học Hồng Hà cũng đã tiêu hết hơn 260 triệu đồng tiền quỹ. Trong đó, có những khoản chi lớn cho việc sửa chữa phòng học. Tại Hà Nội, mặc dù không phục vụ cho việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất nhưng quỹ cha mẹ học sinh lớp ở lớp 12 Văn, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (quận Tây Hồ) cũng phình to bất thường. Theo đó, mỗi phụ huynh học sinh của lớp học này đóng 4,5 triệu đồng/học kỳ tiền quỹ phụ huynh.
Các khoản thu của lớp học đầu năm khiến nhiều người giật mình.
Câu hỏi đặt ra, tại sao nhiều lớp lại thu tiền quỹ phụ huynh lớn như vậy. Các khoản thu sẽ được xử lý thế nào. Theo đó, lớp 1/2, Trường Tiểu học Hồng Hà mỗi phụ huynh đóng 10 triệu đồng quỹ lớp là để sử dụng vào việc sửa chữa các hạng mục lớp học như làm nền, lắp đặt máy lạnh, sơn tường, quạt, bảng trượt, tủ. Trong khi, hiện trạng lớp học, nhà trường đã trang bị đầy đủ bàn ghế, đèn, quạt,.... nhưng phụ huynh vẫn có nguyện vọng cải tạo lớp học khang trang và đầy đủ tiện nghi để con em được học suốt 5 năm học.
Trên thực tế, ngoài việc thu chi để đầu tư trang bị thêm cơ sở vật chất lớp học thì những khoản chi cho giáo viên cũng khiến quỹ lớp phình lên. Bản kế hoạch thu chi của lớp 9/10 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) trong năm 2022 – 2023 là một minh chứng rõ nét. Theo đó, ban phụ huynh của lớp đã liệt kê 32 nội dung cần chi tiền. Trong đó, riêng tiền quà 20/11 cho các giáo viên là 21 triệu đồng. Cụ thể: tặng giáo viên chủ nhiệm 3 triệu đồng; tặng cô bảo mẫu 1 triệu đồng; tặng 16 giáo viên bộ môn 16 triệu đồng (mỗi người 1 triệu đồng); tặng thầy hiệu trưởng 2 triệu đồng; tặng 2 cô hiệu phó 2 triệu đồng (mỗi người 1 triệu đồng). Phần dự chi quà tết cho thầy cô cũng lên đến 27 triệu đồng, gồm: 3 triệu cho giáo viên chủ nhiệm; 1 triệu cho cô bảo mẫu; 16 triệu đồng cho 16 giáo viên bộ môn (mỗi người 1 triệu đồng); 7 triệu đồng cho 14 nhân viên của trường (4 vệ sinh, 3 bảo vệ, 4 giám thị, 1 văn thư, 1 y tế, 1 nhập liệu) mỗi người 500.000 đồng.
Trường Tiểu học Hồng Hà. Ảnh: Tư liệu
Lý giải cho việc phát sinh lạm thu, chia sẻ với báo chí ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cho hay, có nhiều điều dẫn tới lạm thu trong các trường học hiện nay. Trước hết, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số các trường học cần đầy đủ về cơ sở vật chất. Thế nhưng hiện nay, các trường học từ thành phố đến nông thôn, từ nơi có điều kiện đến nơi không có điều kiện, đang thiếu được đầu tư cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi số.
Ngoài ra, do thời tiết khắc nghiệt, nên việc trang bị máy lạnh và các thiết bị làm mát cho phòng học là cần thiết. Đây là nhu cầu đáp ứng cho học sinh, người lớn phải có trách nhiệm. Thế nhưng, trong hạng mục mua sắm từ ngân sách nhà nước những thứ này không có. Thêm nữa để phát triển một công dân toàn cầu, đặc biệt là các môn học tiếng Anh đòi hỏi phải có phòng máy, phần mềm, hay phòng tin học để dạy tin học quốc tế… Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nước cấp chưa đáp ứng được những điều này, buộc các trường học phải xã hội hóa. Vì vậy, đến đầu năm học trong bối cảnh trường xuống cấp, điều kiện dạy học thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các trường buộc phải vận động phụ huynh đóng góp.
Ở góc nhìn khác, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm Lý giáo dục Hà Nội) cho rằng, để xảy ra lạm thu do việc xử lý kỷ luật không nghiêm minh và ông cũng cho rằng nên nghiêm cấm nhà trường, giáo viên, Ban phụ huynh đứng ra huy động các khoản đóng góp xã hội hóa lúc đó sẽ chấm dứt được làm thu.
Ảnh minh họa: qtv.vn
Quy định thu chi không rõ ràng nên dễ bị lợi dụngTheo các chuyên gia, việc lạm thu hầu như năm học nào cũng xảy ra, ngày càng biến tướng với nhiều khoản thu, chi bất hợp lý. Nguyên nhân được cho là do các quy định về thu, chi không được quy định rõ ràng nên dễ dàng bị lợi dụng để lạm thu, lạm chi, dễ dẫn đến giữa việc xã hội hóa giáo dục và lạm thu quỹ lớp được “đánh đồng” với nhau. Do đó, cần rà soát các văn bản quy định về thu, chi quỹ lớp trong nhà trường; ban hành văn bản quy định cụ thể các khoản thu, cũng như các khoản chi mang tính tự nguyện, thu hộ cho nhà trường. Việc thu, chi và kinh phí hoạt động của Ban Ðại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, minh bạch. Các đơn vị liên quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên. |
Theo đó, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, vấn đề lạm thu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương đều có ý kiến và có văn bản chỉ đạo nhưng vẫn có tình trạng năm nào cũng xuất hiện lạm thu. “Để lạm thu thì hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm. Hiện chúng ta vẫn làm chưa rõ vấn đề này. Việc xử lý lạm thu mới chỉ dừng lại phê bình, nhắc nhở. Cần phải cho hiệu trưởng mất chức khi xảy ra lạm thu” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Ngoài ra, thầy Nguyễn Tùng Lâm còn cho rằng, những giáo viên nào tự ý làm cũng phải xử lý một cách nghiêm. Ban đại diện phụ huynh - những người có trách nhiệm cũng phải có hình thức xử lý để tránh a dua. “Xử lý như hiện nay, thu sai trả lại phụ huynh là xong thì dễ bị nhờn luật. Lạm thu sẽ tái diễn nữa” – Thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh. Cuối cùng, vị chuyên gia này cho rằng để chấm dứt vấn nạn này cần cấm việc huy động tiền thông qua hội phụ huynh, nhà trường và giáo viên.
“Phải giao trách nhiệm huy động xã hội hóa giáo dục cho địa phương. Chính quyền địa phương phải trực tiếp thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, khoản nào cần huy động xã hội hóa thì địa phương đứng ra kêu gọi đóng góp của xã hội. Còn phía nhà trường, giáo viên, Ban Phụ huynh không được tham gia huy động đóng góp. Chỉ như thế thì lạm thu mới chấm dứt trong trường học” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nêu ý kiến.
Qua trao đổi có thể thấy, việc huy động xã hội hóa cho giáo dục là nguồn gốc của lạm thu gây nhức nhối. Do đó, để phòng tránh việc lạm thu cần thiết phải cấm nhà trường, giáo viên, hội phụ huynh huy động đóng góp xã hội hóa mà việc này nên giao hẳn cho chính quyền địa phương.
Trinh Phúc
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.