Thanh Hóa:

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Bút Nghiên

Chủ nhật, 14/03/2021 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội Bút Nghiên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của huyện Hoằng Hóa; khơi dậy tinh thần khuyến học, khuyến tài, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Tiết mục văn nghệ khai mạc lễ hội. Ảnh: Quang Duy

Tiết mục văn nghệ khai mạc lễ hội. Ảnh: Quang Duy

Theo kế hoạch, Lễ hội được tổ chức vào mùng 3,4 và mùng 5 Tết Nguyên Đán Tân Sửu nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên phải tạm hoãn. Ngay sau khi tỉnh Thanh Hóa cho phép các hoạt động văn hóa, du lịch, lễ hội… hoạt động trở lại bình thường, Lễ hội Bút Nghiên được tổ chức trong 2 ngày 13 và 14/3 tại xã Hoằng Lộc, một trong những cái nôi khoa bảng của xứ Thanh.

Phát biểu khai mạc lễ hội, đại diện lãnh đạo huyện Hoằng Hóa nhấn mạnh: Hoằng Hóa là vùng đất  “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, trong đó nổi bật là truyền thống hiếu học. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất Hoằng Hóa đã sinh ra nhiều bậc danh sỹ, võ tướng, khai quốc công thần, là vùng đất khoa bảng nổi tiếng của xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung.

Xã Hoằng Lộc, nơi tổ chức Lễ hội Bút Nghiên có 12 vị tiến sĩ được đề danh trên bảng vàng đại khoa, trong đó có 7 vị tiến sĩ được khắc tên ở Văn miếu Quốc tử Giám. Ảnh: Quang Duy

Xã Hoằng Lộc, nơi tổ chức Lễ hội Bút Nghiên có 12 vị tiến sĩ được đề danh trên bảng vàng đại khoa, trong đó có 7 vị tiến sĩ được khắc tên ở Văn miếu Quốc tử Giám. Ảnh: Quang Duy

Nơi đây, có nhiều làng tiến sĩ, làng khoa bảng như: Hoằng Lộc, Phú Khê, Nguyệt Viên và nhiều di tích lịch sử văn hóa tôn vinh sự học. Toàn huyện có 94 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, trong đó có 16 di tích cấp Quốc gia, 78 di tích cấp tỉnh.

Riêng xã Hoằng Lộc, nơi tổ chức Lễ hội Bút Nghiên có 3 di tích cấp Quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh. Thời phong kiến, Hoằng Lộc có 12 vị tiến sĩ được đề danh trên bảng vàng đại khoa, trong đó có 7 vị tiến sĩ được khắc tên ở Văn miếu Quốc tử Giám.

Vinh danh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và khuyến học, khuyến tài. Ảnh: Quang Duy

Vinh danh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và khuyến học, khuyến tài. Ảnh: Quang Duy

Phát huy truyền thống khoa bảng, hiếu học, đến nay Hoằng Hóa đã có nhiều viện sĩ, giáo sư, phó giáo sư; hơn 400 tiến sĩ làm công tác khoa học trong và ngoài nước; nhiều người thành danh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, doanh nhân, giáo dục… Những năm gần đây, phong trào giáo dục của huyện ngày càng được nâng lên, trong đó, chất lượng giáo dục toàn diện được đánh giá cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn cấp THCS luôn dẫn đầu của tỉnh. Toàn huyện có 12 học sinh đạt giải Quốc tế và khu vực; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp Quốc gia, tỉnh.

Lãnh đạo huyện Hoẳng Hóa thắp lửa truyền thống hiếu học tại Lễ hội Bút Nghiên. Ảnh: Quang Duy

Lãnh đạo huyện Hoẳng Hóa thắp lửa truyền thống hiếu học tại Lễ hội Bút Nghiên. Ảnh: Quang Duy

Tại buổi khai mạc lễ hội, các nghi thức thắp đuốc, điểm trống khai hội được tổ chức trang trọng ý nghĩa. Huyện Hoằng Hóa cũng vinh danh 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và có đóng góp quan trọng trong công tác giáo dục, khuyến học, khuyến tài.

Ông Lê Sỹ Nghiêm, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho biết: Lễ hội Bút Nghiên là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc của các tầng lớp nhân dân trong huyện, nâng cao tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, góp phần xây dựng huyện Hoằng Hoá trở thành thị xã trước năm 2030... 

“Chúng tôi xác định, lễ hội Bút Nghiên sẽ là hoạt động văn hóa định kỳ hằng năm vào dịp đầu Xuân, tạo ra khí thế mới cho phong trào khuyến học, khuyến tài của địa phương. Đây cũng là lễ hội mang giá trị văn hóa riêng của vùng đất Hoằng Hóa; qua đó giới thiệu, quảng bá, phát huy tiềm năng, thế mạnh về văn hoá, tạo điểm nhấn, thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với quê hương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng bền vững” – ông Nghiêm nói.

Trong khuôn khổ Lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục có ý nghĩa đã được tổ chức như: Triển lãm Bút nghiên, thi viết chữ đẹp, biểu diễn nghệ thuật thư pháp, thi văn nghệ quần chúng giữa các xã, các trò chơi, trò diễn dân gian; dâng hương tưởng nhớ các nhà khoa bảng tại các di tích lịch sử - văn hóa…

Một số hình ảnh hoạt động tại Lễ hội Bút Nghiên huyện Hoằng Hóa:

Gian trưng bày tranh vẽ của học sinh

Gian trưng bày tranh vẽ của học sinh

Vở sạch, chữ đẹp của học sinh tại triển lãm Bút Nghiên

Vở sạch, chữ đẹp của học sinh tại triển lãm Bút Nghiên

Trò chơi leo cầu khỉ

Trò chơi leo cầu khỉ

Xin chữ - cho chữ đầu xuân

Xin chữ - cho chữ đầu xuân

Các đại biểu tham quan Bảng Môn Đình, biểu tượng về truyền thống hiếu học ở Hoằng Hóa

Các đại biểu tham quan Bảng Môn Đình, biểu tượng về truyền thống hiếu học ở Hoằng Hóa

Quang Duy

Tin khác

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa
Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

(CLO) Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 27 - 28/3.

Đời sống văn hóa
Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại chương trình nghệ thuật 'Khúc hát tự hào'

Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại chương trình nghệ thuật "Khúc hát tự hào"

(CLO) Chương trình "Tây Ninh - Khúc hát tự hào" được tổ chức với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được thể hiện bởi các nghệ sĩ tên tuổi, cũng như sự tham gia biểu diễn của hàng trăm người dân Tây Ninh.

Đời sống văn hóa
Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tổ chức tại TP Việt Trì

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tổ chức tại TP Việt Trì

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với hình thức tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Đời sống văn hóa
Cuộc thi viết 'Cha và con gái': Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

Cuộc thi viết "Cha và con gái": Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

(CLO) Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.

Đời sống văn hóa