Lần đầu tiên Việt Nam công bố Sách trắng doanh nghiệp năm 2019

Thứ tư, 10/07/2019 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay (10/7), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lễ công bố và họp báo về Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại mức độ phát triển DN cả nước và địa phương trong giai đoạn 2016 – 2018, tạo tiền đề cho hội nhập với nền kinh tế thế giới trong tương lai.

Lễ công bố

Lễ công bố "Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019". Ảnh: Lương Minh

Những nội dung cơ bản

Tham dự lễ công bố và họp báo về Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam có  Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Trong báo cáo nội dung Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: “Nội dung Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp (DN) cả nước và các địa phương trong giai đoạn gần đây, nhất là từ 2016 – 2018. Nội dung sách có 4 phần, bao gồm: Bối cảnh phát triển DN năm 2018; Tổng quan phát triển DN Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2018; Các giải pháp phát triển DN; Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016 – 2018 (toàn quốc)".

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 cũng tôn vinh những DN có đóng góp tích cực nhất vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam thường niên sẽ được biên soạn nhằm cung cấp thông tin toàn cảnh về thực trạng phát triển DN theo ngành kinh tế, theo loại hình DN và theo địa phương. Từ đó, giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có thêm thông tin trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển bền vững và hiệu quả doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và từng địa phương.

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam cũng được coi là dữ liệu bao quát và chính xác nhất cho các tổ chức quốc tế, các nước, các DN trong và ngoài nước đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư và hợp tác với DN Việt Nam. Từ đó góp phần quan trọng cho sự phát triển, hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thông tin phong phú, đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy để có thể bao quát toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018. Các nội dung mà Bộ đã bám sát và biên soạn Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê điều tra hàng năm, cơ sở dự liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cơ sở dữ liệu thuế (Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính) và các nguồn thông tin khác.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao về tài liệu này, đồng thời nhận xét: "Sách trắng là căn cứ để so sánh hiệu quả kinh tế, để các doanh nghiệp tự biết mình đang đứng ở đâu, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI hoạt động ra sao, đóng góp vào GDP, xuất khẩu, thu ngân sách như thế nào".

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề xuất cần có thêm sự so sánh giữa những chỉ tiêu với quy mô của khu vực và thế giới. Ví dụ quy mô doanh nghiệp trên 1.000 người trong độ tuổi lao động tại từng địa phương.

Phó Thủ tướng cho rằng cần có sự so sánh để biết mức độ trung bình 14,7 doanh nghiệp trên 1.000 người của Việt Nam "là cao hay thấp, có cần cải thiện hay không so với khu vực và thế giới".

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Tổng cục Thống kê xây dựng bộ chỉ tiêu chung để đưa ra một bảng xếp hạng tổng thể. "Hiện tại chúng ta dùng quá nhiều tiêu chí, cơ quan soạn thảo cần xây dựng bộ chỉ số để đưa về mặt bằng chung sắp xếp thứ hạng từng doanh nghiệp, từng địa phương". Phó Thủ tướng nói.

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 (ảnh nguồn VOV)

Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 (ảnh nguồn VOV)

Lao động doanh nghiệp có chênh lệch lớn

Đây là kết quả khảo sát được của Bộ kế hoạch và Đầu tư khi thực hiện biên soạn Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. Theo khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng đang là khu vực thu hút nhiều lao động nhất với 9,3 triệu lao động, chiếm 64,4 % lao động toàn bộ khu vực DN. 

Trong khi đó, khu vực dịch vụ có tỷ trọng số DN lớn nhất trong toàn bộ khu vực DN nhưng thu hút lao động thấp hơn nhiều so với khu vực công nghiệp và xây dựng với 4,9 triệu lao động, chỉ chiếm 33,8%. Còn lại, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ thu hút được 256,7 nghìn lao động, chiếm 1,8% lao động của toàn bộ DN.

Xét theo loại hình DN, tại thời điểm 31/12/2017 số lao động làm việc trong khu vực DN nhà nước là 1,2 triệu người. Trong đó lao động làm việc trong khu vực DN 100% vốn nhà nước là 704,6 nghìn người, chiếm 8,3% lao động toàn khu vực DN, giảm 6,5% so với 2016. Còn khu vực DN ngoài nhà nước hiện thu hút nhiều lao động nhất với 8,8 triệu lao động, chiếm 60,6%, tăng 2,7 %, khu vực DN FDI thu hút 4,5 triệu lao động, chiếm 31,1% tăng 8,6 %.

Theo các con số thống kê trên cho thấy, số lao động trong khu vực DN ngoài nhà nước đang chiếm ưu thế. Đây có thể coi là điều đáng mừng đối với nền kinh tế của một đất nước. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý, thì các con số trên cũng là một điểm đáng lưu ý trong quản lý về lao động Việt Nam.

Về các con số thống kê ở các địa phương, có 32/63 địa phương có tốc độ tăng lao động trong các DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn mức tăng chung cả nước. Điển hình là các địa phương là Bắc Ninh tăng 20,7 %, Vĩnh Phúc tăng 16,6 %, Yên Bái tăng 15,4 %, Hậu Giang tăng 13,4 %, Bắc Giang 11,4%...

Từ những số liệu thống kê cho thấy, các kinh tế địa phương đang trên đà phát triển mạnh và đang giải quyết một gánh nặng lớn cho nhà nước về việc giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Sức nặng lao động đang giảm dần ở các thành phố lớn, theo đó các vấn nạn xã hội với hi vọng sẽ có chiều hướng đi xuống theo các con số tổng quát mà Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam đưa lại.

Lương Minh

Tin khác

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp