Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
Theo dõi báo trên:
+ Thưa ông, không thể phủ nhận rằng, năm 2022 là một năm chúng ta thực sự phải trải qua quá nhiều gian khó để ổn định, để bắt nhịp và phát triển?
- Đúng là như vậy. Tôi nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội và Thủ trưởng Cơ quan Trung ương Hội vào thời điểm các cấp Hội Nhà báo trong cả nước đang ra sức thi đua triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam và Chương trình hành động toàn khoá của Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Nhiệm vụ và trách nhiệm rất lớn bởi đây là năm đầu tiên của nhiệm kỳ, năm của rất nhiều kỳ vọng, năm khởi đầu mà ai cũng mong sẽ “thuận buồm xuôi gió” để làm bàn đạp, nền tảng bứt phá hơn nữa trong những năm tiếp theo. Nhưng thú thực là, rào cản lớn nhất chính là bài toán con người. Ngay từ chính cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay có tới 11/11 đơn vị không có cấp trưởng, 3 đơn vị không có cả trưởng cả phó. Nhân sự nhìn chung vẫn chắp vá, thiếu hụt lớn… Đó là chưa kể những hoạt động ở một số Hội địa phương có phần lỏng lẻo, chưa được chăm chút, chưa được quan tâm đúng mức… Cộng hưởng những thách thức ấy đã nhân lên những khó khăn, khiến cho cả chuyến tàu dù muốn lao về phía trước thật nhanh nhưng việc lăn bánh rời ga… có phần muộn.
+ Sự vào cuộc khá muộn nhưng vẫn về đích đúng lịch hẹn và thậm chí được đánh giá là một năm hiệu quả… Thưa ông, chúng ta lựa chọn điều hành khoa học như thế nào để vừa tháo gỡ nút thắt, vừa tìm ra giải pháp vượt khó?
- Thực ra, khi tôi làm báo rồi làm lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam, tôi không nghĩ rằng hoạt động Hội lại nhiều những công việc bộn bề đến thế. Khi đảm nhiệm vai trò người Thủ trưởng cơ quan Trung ương Hội, trước những sức ép về thời gian, về nhân lực, về chất lượng, chúng tôi đứng trước những bài toán phải lựa chọn. Một là phải tăng tốc để hoàn thành các hoạt động thường niên, sau 2 năm gián đoạn vì giãn cách xã hội. Hai là phải thay đổi tư duy, tạo ra “làn gió mới” để thúc đẩy hoạt động. Thêm nữa, trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện, đồng bộ để nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới, tôi nhận thức cần phải rất nỗ lực, phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của 24.000 hội viên, nhà báo, đề ra các giải pháp phù hợp, linh hoạt để giải quyết các yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành tôi cố gắng lựa chọn những nhiệm vụ ưu tiên để tập trung giải quyết; vừa đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, vừa bao quát, toàn diện, gắn với giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phát sinh… Phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù của Hội Nhà báo Việt Nam, tranh thủ sự hỗ trợ từ bộ, ban ngành để Hội Nhà báo Việt Nam phát huy mạnh mẽ giá trị truyền thống và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong cơ quan.
+ Lựa chọn nhiệm vụ ưu tiên, tức là phải “đúng, trúng và hiệu quả”. Thưa ông, sự ưu tiên ấy đã giúp công việc được kiện toàn như thế nào thời gian qua?
- Tôi nhớ là, đã có những công việc mà phải quyết định trong một khoảng thời gian cực ngắn. Để rồi các hoạt động cứ rải đều tăm tắp trong năm, thậm chí gần như tháng nào cũng có sự kiện, chương trình này gối chương trình kia… Cũng rất may là, dù khó khăn về nhân lực, dù thời gian gấp rút tưởng như phải gồng mình lên làm việc nhưng với tốc lực mạnh mẽ, không nề hà khó khăn, những người làm công tác Hội đã chung sức để hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ riêng những hoạt động của cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, từ Hội báo Toàn quốc, Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác Hội, Về nguồn, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia, Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa, Giải Bóng bàn cúp Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hoan Tiếng hát người làm báo, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ, các tọa đàm, hội thảo, triển lãm, trưng bày… Cùng với những hoạt động này, sự vào cuộc từ các phòng, ban đơn vị trực thuộc, các cấp Hội Nhà báo địa phương trong cả nước đã làm nên một năm sôi động.
+ Tôi thấy rằng, nổi bật trong hoạt động năm qua và được các cấp Hội, các hội viên ủng hộ và đánh giá rất cao đó chính là các hoạt động hướng về cơ sở. Gần một năm, Hội tổ chức các đoàn công tác đi liên tục 3 vùng miền, với hàng chục tỉnh thành từ miền núi Trung du phía Bắc đến mũi tận Cà Mau… Điều gì đã thôi thúc lãnh đạo Hội tiến gần hơn với các địa phương, thưa Phó Chủ tịch thường trực?
- Là người có kinh nghiệm gần 40 năm công tác, đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý, quan điểm của tôi là để hiệu quả thì phải làm việc thực chất. Tức là muốn tháo gỡ nút thắt nào thì phải tìm tới nó, muốn giải quyết được khó khăn nào thì phải nắm rõ được nguồn cơn vấn đề đó. Mô hình tổ chức bộ máy của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố hiện nay chưa thống nhất do nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần xuất phát từ sự quan tâm của các tỉnh thành đối với hoạt động công tác Hội. Chính vì thế, chúng tôi tổ chức các đoàn công tác về làm việc với tỉnh như một cách “đánh động” rằng: Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay vẫn đang hoạt động tích cực, sự tham gia đóng góp của Hội trong các hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội là không nhỏ. Đồng thời chúng tôi cũng lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các cấp Hội, những đánh giá, mong muốn từ phía các đồng chí lãnh đạo tỉnh đối với công tác tuyên truyền thời gian tới…
+ Có thể coi đây là lần đầu tiên hoạt động hướng về cơ sở được triển khai thực hiện một cách bài bản và hiệu quả. Nhưng điều tôi quan tâm hơn là, những chuyến đi ấy đã đem lại hiệu quả như thế nào trong hoạt động chung của chúng ta?
- Trong các buổi làm việc, một mặt chúng tôi đã lắng nghe, thấy được những thuận lợi, khó khăn và những đề xuất tháo gỡ khó khăn của các cấp Hội cơ sở, tỉnh, địa phương. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo địa phương rất quan tâm, thậm chí có những việc giải quyết ngay tại buổi họp như các vấn đề liên quan đến kinh phí, biên chế, cơ chế để tạo điều kiện cho các Hội địa phương phát triển theo đúng tinh thần Chỉ thị 43 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới. Cũng trong các chuyến đi đó, chúng tôi đã tổ chức được Hội nghị Tổng kết Chương trình báo chí chất lượng cao, Tọa đàm tại 3 miền về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các luận điệu sai trái và các thế lực thù địch”. Các Hội nghị, Tọa đàm thu hút nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của các cơ sở, địa phương. Hoạt động hướng về cơ sở đã vừa nâng tầm được vị thế của các cấp Hội, vừa tạo sự gắn kết với địa phương và cũng để hướng đến nâng cao chất lượng hoạt động và thiết thực giải quyết nhiều vướng mắc, khó khăn, gắn với quyền lợi, lợi ích của hội viên, nhà báo. Trong năm 2023, chúng tôi sẽ coi hoạt động này là một trong những hoạt động chiến lược, trọng tâm, trong đó định hướng sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh, các địa phương, đặc biệt là với các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh…
+ Lại nhắc đến những nhiệm vụ thời gian tới khi năm 2023 đã chạm ngõ rồi… Khởi nhịp năm mới, điều ông nghĩ đến trước tiên trong nhiệm vụ cần triển khai là gì, thưa ông?
- Chúng tôi có rất nhiều những dự định, kế hoạch cho năm mới. Nhưng một trong những điều tôi trăn trở và mong muốn sẽ tiếp tục làm tốt hơn trong năm 2023 đó chính là đẩy mạnh và phát huy hơn nữa trong lĩnh vực đối ngoại của Hội Nhà báo Việt Nam. Năm 2022, hoạt động hợp tác báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà báo trong khu vực chúng ta đã làm rất tốt. Trải qua 2 năm dịch bệnh, năm vừa qua chúng ta liên tục đón các đoàn báo chí bạn đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, từ đó duy trì và thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ đối ngoại. Những chuyến thăm và làm việc, hội đàm giữa các Hội Nhà báo đều có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ hội để gặp gỡ trực tiếp, trao đổi về những vấn đề chung của xu hướng báo chí thế giới. Báo chí thế giới đã thay đổi rất nhiều trong 3-5 năm vừa qua, cách thức làm báo truyền thống đã không còn phù hợp, đặt ra yêu cầu phải hiểu kỹ năng làm báo hiện đại để thu hút người đọc. Các buổi làm việc đó đều đặt ra sự phối hợp tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị, thắt chặt quan hệ hợp tác và tăng cường sự hiểu biết giữa các nước trong thời gian tới. Tôi dẫn đầu đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam tham dự Hội nghị Đại hội đồng lần thứ 20 Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ). Là thành viên luôn tích cực tham gia các hoạt động của CAJ, tại hội nghị, Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất đăng cai tổ chức hội thảo về chuyển đổi số trong báo chí.
+ Vì sao chúng ta lựa chọn chủ đề về “Chuyển đổi số trong báo chí” khi mà vấn đề này đã được nhắc đến rất nhiều trong năm qua, được Hội Nhà báo Việt Nam quan tâm thúc đẩy, thưa Phó Chủ tịch Thường trực?
- Trong bối cảnh phát triển về công nghệ, chuyển đổi số đang trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, việc thay đổi nhận thức và cách làm đối với các cơ quan báo chí cũng được lãnh đạo Hội đặt ra rất quyết liệt, đặc biệt là tại các diễn đàn như Diễn đàn Tổng Biên tập – giao Báo Nhà báo & Công luận tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam: Xu thế tất yếu hay trào lưu nhất thời?”; Hội nghị báo Đảng toàn quốc tại Đà Nẵng; trao đổi chuyên đề ở Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Chuyển đổi số từ đâu?” rồi ngay tại Hội Báo toàn quốc 2022 cũng có tọa đàm “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn”… Nhưng tôi cho rằng, câu chuyện ấy không bao giờ cũ, chúng ta vẫn cần tiếp tục lan tỏa và cần có một diễn đàn rộng rãi, tầm vóc hơn nữa để trao đổi, học hỏi và nâng tầm vị thế của tổ chức Hội trong bối cảnh hiện nay. Đó chính là mục tiêu hướng đến của năm 2023.
+ Thưa ông, trong thế giới phẳng với xu hướng kết nối toàn cầu, ông có từng nghĩ đến việc mở rộng hơn nữa phạm vi đối ngoại? Ý tôi là, chúng ta có thể vừa quan tâm sâu sắc những mối quan hệ cũ nhưng cũng có thể hợp tác với các nước khác ngoài khu vực ASEAN chẳng hạn!
- Chính xác phải là như vậy. Chiến lược mở rộng hợp tác này chúng tôi đã đặt ra trong kế hoạch thời gian tới. Tôi cũng được biết rằng, những giai đoạn trước đây, Hội Nhà báo Việt Nam từng có sự hợp tác, liên kết với nhiều nước ngoài khu vực ASEAN thông qua các dự án, các chương trình tập huấn… Kết nối lại để tiếp tục hỗ trợ cho các hội viên, nhà báo trong việc nâng cao nghiệp vụ, bắt kịp xu hướng thế giới hơn nữa là nhiệm vụ cần phải làm thời điểm này.
+ Muốn tiến lên phải đổi mới, phải sáng tạo, đó là điều không thể khác, quan trọng là đổi mới như thế nào và thực thi ra sao cho hiệu quả trong năm tới, thưa ông?
- Chúng ta muốn đổi mới hơn nữa thì trước hết phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn sớm được thông qua Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI; đề nghị sớm sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các quan điểm định hướng mới của Đảng về hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Đặc biệt, mong muốn các ngành chức năng ban hành quy định để có sự thống nhất về bộ máy, biên chế Hội Nhà báo ở địa phương, công nhận Hội Nhà báo các địa phương là Hội đặc thù vì hiện ở địa phương đang chưa có sự thống nhất… Mặt khác, chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến việc thực hiện 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp, quy ước sử dụng mạng xã hội của hội viên, nhà báo. Đặc biệt, việc phát động phong trào thi đua và ký cam kết xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa sẽ tiếp tục phải thúc đẩy và lan tỏa hơn nữa… Tới đây, chúng tôi dự kiến sẽ phối hợp với một số Hội địa phương tổ chức Tọa đàm sơ kết bước đầu việc thực hiện phong trào thi đua này để tránh việc “đánh trống bỏ dùi” và đặt ra những nhiệm vụ mới để phong trào này đi vào thực chất và trở nên thiết thực hơn nữa.
Thêm vào đó, các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; Hội Báo toàn quốc năm 2023; Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII; Hội nghị kiểm tra theo chuyên đề, triển khai nhiệm vụ 2023; Tập huấn cán bộ kiểm tra các cấp Hội; Thực hiện chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao… cũng đang được bắt tay vào chuẩn bị ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới.
Có thể nói, với những kế hoạch bài bản, giao nhiệm vụ từ sớm và cách thức làm việc nhịp nhàng, khoa học thì chắc chắn năm 2023 đón đợi chúng ta sẽ là một năm gặt hái được những thành quả. Làn gió mới đã và đang thổi trong hoạt động công tác Hội của chúng ta… Nên việc giữ tâm thế của năm 2022 và tiếp tục đổi mới vào trong từng hoạt động thì mọi nhiệm vụ sẽ hoàn thành, mọi khó khăn sẽ vượt qua, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, tạo đà cho hành trình của nhiệm kỳ luôn khởi sắc và bền vững.
+Vâng xin trân trọng cảm ơn ông!
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Chương trình được giảng dạy bởi các nhà báo giàu kinh nghiệm cũng như chuyên gia từ Google, nhằm trang bị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên kỹ năng báo chí kỹ thuật số để sử dụng hiệu quả trong công việc.
(CLO) Ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Bắc.
(CLO) Chiều 21/11, tại Hà Nội, đoàn công tác Ban Kiểm tra - Hội Nhà báo Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều lệ tại Chi hội Tạp chí Mặt trận.
(CLO) Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.