(CLO) Đối với nhiều người Trung Quốc, trang phục truyền thống Hanfu đang bổ sung thêm yếu tố du hành thời gian và sắc màu rực rõ cho các ngày lễ hội chào đón năm mới 2024.
Ngược về quá khứ ở Tô Châu
Khách du lịch đi tàu điện ngầm ở Tô Châu, Trung Quốc trong tuần này có thể sẽ có cảm giác như họ đang du hành ngược thời gian về vài thế kỷ trước.
Nổi tiếng với nghề sản xuất tơ lụa và các khu vườn truyền thống, thành phố hơn 10 triệu dân này đang cung cấp một tuần đi tàu điện ngầm miễn phí trong dịp Tết Nguyên đán cho những hành khách mặc Hanfu (Hán phục) - một kiểu trang phục truyền thống của dân tộc Hán trước triều đại nhà Thanh (1644-1912).
Ưu đãi của Đường sắt Tô Châu không phải ngẫu nhiên. Mặc trang phục truyền thống khi tham quan các điểm tham quan địa phương đã trở thành một cách phổ biến để thể hiện tinh thần nghỉ lễ của một người ở Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ, những người luôn hào hào hứng chia sẻ hình ảnh mặc Hanfu trên mạng xã hội.
Vậy chính xác những gì đủ tiêu chuẩn là Hanfu? Có nhiều kiểu quần áo khác nhau được lấy cảm hứng từ nhiều triều đại Trung Quốc có thể thuộc thuật ngữ này, nhưng nhìn chung hầu hết bao gồm một chiếc áo choàng dài có cổ chéo.
Năm 2019, CNN Style từng đưa tin về sự trở lại của thời trang truyền thống Trung Quốc, lưu ý rằng tổng giá trị thị trường của ngành công nghiệp Hanfu vào thời điểm đó ước tính trị giá 1,09 tỷ nhân dân tệ.
Dù mức độ phổ biến đã giảm trong thời kỳ đại dịch, nhưng sự quan tâm đến Hanfu đã tăng trở lại mạnh mẽ khi Trung Quốc vượt qua dịch bệnh và đặc biệt trở nên sôi động trong thời gian gần đây.
Vào tháng 1, trước thềm Lễ hội mùa xuân/Tết Nguyên đán 2024, số lượt tìm kiếm trang phục Hanfu hiện đại và vải thổ cẩm nhà Tống trên trang web mua sắm nổi tiếng Taobao được ghi nhận đã tăng lần lượt 683% và 2.058%.
Nhiều địa điểm du lịch ở Trung Quốc hiện cũng cung cấp dịch vụ cho thuê Hanfu, một số có dịch vụ trang điểm và làm tóc, tương tự như các điểm du lịch và di tích lịch sử ở Seoul cho du khách thuê hanbok truyền thống của Hàn Quốc.
Khiến các điểm du lịch trở nên sống động
Đối với cả khách du lịch trong nước và quốc tế, việc mặc những bộ Hanfu khi tham quan các điểm lịch sử hoặc theo chủ đề có thể mang lại thêm yếu tố thú vị.
Trong dịp Lễ hội mùa xuân/Tết Nguyên đán kéo dài 15 ngày, khoảng thời gian du lịch bận rộn nhất trong năm ở Trung Quốc, nhiều địa điểm trong số này tổ chức trưng bày đèn lồng đầy màu sắc, tạo phông nền bắt mắt cho các bức ảnh.
Ví dụ, Yu Garden ở Thượng Hải, nơi tổ chức hội chợ đèn lồng Lễ hội mùa xuân kéo dài 40 ngày, đã trở thành điểm đến phổ biến cho những người hâm mộ Hanfu. Khu mua sắm thương mại Wujiaochang gần đó thậm chí còn tổ chức cuộc diễu hành Hanfu Tết Nguyên đán để thu hút người vui chơi đến khu vực này trong năm nay.
Tại thủ phủ của tỉnh Hải Nam, thành phố Hải Khẩu, có Phố cổ Qilou, nơi có sự kết hợp giữa kiến trúc châu Á và châu Âu từ những năm 1920. Theo một người địa phương, số lượng du khách trẻ tuổi mặc trang phục truyền thống trong các chuyến thăm nơi đây trong dịp Tết cũng tăng lên.
Cai Pa, một nhà sử học ở Hải Khẩu cho biết: “Có rất nhiều người - từ du khách, hướng dẫn viên du lịch đến những người có ảnh hưởng - mặc Hanfu ở Qilou của Hải Khẩu trong vài năm gần đây”.
“Sự trỗi dậy của Hanfu là một biểu tượng quan trọng của thời kỳ phục hưng văn hóa Trung Quốc. Thế hệ trẻ thường là những người cởi mở hơn với các xu hướng mới và do đó, họ là những người đầu tiên đón nhận sự trẻ hóa truyền thống”, Cai Pa nói thêm.
Phát huy truyền thống
Song Weixia, một nhà thiết kế thương hiệu 30 tuổi đến từ tỉnh miền núi An Huy, người đã kết hợp các yếu tố thời trang lấy cảm hứng từ Hanfu vào trang phục hàng ngày của mình, cho biết hồi tưởng về thời trang này còn nhiều điều hơn là chỉ tinh thần ngày lễ.
“Tất nhiên có những người chỉ tham gia xu hướng này vào dịp Tết Nguyên đán - nhưng đối với hầu hết mọi người, đó không chỉ vì lễ hội”, cô nói với CNN Travel. “Đó là mong muốn tìm hiểu và đánh giá cao văn hóa Trung Quốc trong giới trẻ ngày càng tăng trong những năm gần đây. Trên thực tế, đó là biểu hiện của một quốc gia cảm thấy tự tin với nền văn hóa của mình".
Trong khi đó, nhà sử học Cai Pa nhận định: “Có một nhóm người mặc nó như một xu hướng hoặc một món đồ thời trang. Nhưng điều quan trọng là phải có những người bảo tồn truyền thống một cách chính xác để nền tảng của truyền thống không bị mất đi".
Câu hỏi về tính xác thực của Hanfu đã được tranh luận trong nhiều năm, với một số học giả và những người đam mê chỉ ra rằng người Hán mặc trang phục khác nhau qua các triều đại, với hàng chục kiểu dáng tùy thuộc vào khoảng thời gian, khu vực địa lý và tầng lớp kinh tế xã hội.
Những người khác cho rằng thuật ngữ “Hanfu” quá hẹp, do có sự chia sẻ ảnh hưởng linh hoạt giữa các nhóm dân tộc khác nhau ở Trung Quốc. Nhưng bất chấp những tranh luận có phần học thuật ấy, làn sóng Hanfu vẫn đang lan tỏa, làm rực rỡ thêm những không gian lễ hội và đưa người Trung Quốc trở về với quá khứ trong những thời khắc thiêng liêng nhất của một năm âm lịch.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.