(NB&CL) Một tin vui với báo chí khi không chỉ những người làm báo đang trực tiếp đứng lên chống lại việc bị các ông lớn công nghệ (Big Tech) chèn ép và chiếm đoạt công sức và chất xám, mà cả thế giới cũng đang đưa ra những biện pháp nhằm kìm hãm “vòi bạch tuộc” của những gã khổng lồ này.
Hiện, các Big Tech như Facebook và Google đều đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội, do các nền tảng công nghệ của họ đã trở thành những mảnh đất màu mỡ cho tin giả, tin sai lệch và độc hại bùng nổ - những điều có thể làm suy thoái cả một xã hội trong tương lai. Cái đúng, thậm chí cả chân lý, cũng đang bị các MXH thao túng bởi những chiêu trò, thuật toán... nhằm khuyến khích người dùng tạo ra tranh cãi, bất ổn. Hồi đầu tháng 12/2023, thậm chí bang New Mexico của Mỹ đã cáo buộc Meta - Công ty mẹ của Facebook, là không gian cho “những kẻ suy đồi” có mưu đồ xấu nhằm vào trẻ em.
Nhiều đạo luật sẽ cắt đứt “vòi bạch tuộc” của Big Tech
Đó chính là lý do các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang tăng cường kiểm soát Big Tech. Liên minh châu Âu (EU) đã tiên phong trong cuộc chiến này. Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, nhằm kiểm soát nội dung độc hại, sai lệch... trên các nền tảng có hơn 45 triệu dùng trở lên, như Facebook, YouTube và TikTok. Theo luật này, các nền tảng sẽ phải chịu phạt tới 6% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm.
Liên minh châu Âu từ lâu đã kiểm soát việc các Big Tech thu giữ trái phép dữ liệu cá nhân người dùng thông qua Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR). Mới nhất, hồi tháng 9/2023, TikTok đã bị phạt 345 triệu euro do vi phạm quy tắc này. Trước đó, vào tháng 5/2023, Meta đã bị Liên minh châu Âu phạt 1,2 tỷ euro do vi phạm quy định về chuyển dữ liệu người dùng của khối này sang Mỹ. Ngoài ra, châu Âu còn đã ban hành Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), một trong những đạo luật cứng rắn nhất thế giới nhằm kiểm soát sự độc quyền của các Big Tech.
Về riêng lĩnh vực buộc Big Tech phải trả tiền cho báo chí, ngoài Úc và Canada đã áp dụng, thì nhiều quốc gia khác cũng đang bắt đầu xem đây là cách để bảo vệ trực tiếp nền báo chí của mình - qua đó không chỉ giúp thúc đẩy báo chí chất lượng cao, mà còn ngăn chặn làn sóng tin giả, sai lệch và độc hại tràn lan trên mạng xã hội.
Sự chờ đợi lớn nhất là ở Mỹ khi nước này sẽ ban hành Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA) vào giữa năm 2024. Nó sẽ giúp các nhà xuất bản tin tức có thêm sức mạnh đàm phán để buộc Big Tech trả tiền cho báo chí. Ngoài ra, một phiên tòa lịch sử do Bộ Tư pháp Mỹ đứng ra kiện Google đã diễn ra trong suốt năm 2023 và sẽ tiếp tục mở lại vào năm 2024, nhằm buộc Big Tech số một thế giới này phải chấm dứt một số hoạt động độc quyền tìm kiếm hoặc quảng cáo. Việc thị trường này có tính cạnh tranh hơn được dự báo sẽ củng cố lại quyền lực cho báo chí, bởi khi đó các Big Tech phải đàm phán với báo chí để giành lợi thế cho riêng mình.
New Zealand cũng đã lên kế hoạch cho đạo luật buộc Big Tech trả tiền cho báo chí ngay từ năm 2022 và vẫn đang tiếp tục triển khai. Trong khi đó, vào tháng 9 năm 2023, Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC) cho biết trong một tuyên bố sau cuộc gặp với Google và Meta rằng nước này đang thảo luận khung pháp lý cho việc buộc hai hãng công nghệ này phải đàm phán thương mại với các cơ quan truyền thông.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), Google cũng đã phải đồng ý một thỏa thuận ba năm trị giá 10 triệu USD với các hãng tin, sau khi phải chịu những sức ép từ một quy định giống như ở Úc và Canada. Ở Nam Phi, Diễn đàn Tổng Biên tập Nam Phi và Hiệp hội Báo chí Nam Phi cũng đang yêu cầu Google tài trợ cho các cơ quan báo chí trong tổ chức của mình.
Một cuộc chiến giữa báo chí và Big Tech còn đang diễn ra ở Ấn Độ. Vào đầu năm 2022, Hiệp hội các nhà xuất bản tin tức kỹ thuật số Ấn Độ đã công khai cáo buộc rằng Google lạm dụng vị thế của mình trong việc tổng hợp tin tức, dẫn đến tổn thất về doanh thu quảng cáo cho các tổ chức báo chí.
Big Tech hứng chịu “cơn mưa tiền phạt”
Ngoài việc các quốc gia đang siết chặt chế tài đối với các Big Tech, năm 2023 còn chứng kiến “cơn mưa tiền phạt” dành cho những nền tảng công nghệ, đặc biệt các trang mạng xã hội, với số tiền phạt lên tới hàng tỷ USD.
Ngay hồi giữa tháng 12/2023, Google đã đồng ý bồi thường tới 700 triệu USD để dàn xếp vụ kiện tại bang San Francisco với cáo buộc độc quyền tại Cửa hàng ứng dụng Play (Play Store). Google cũng đã phải chịu nhiều khoản bồi thường trị giá hàng tỷ USD trong nhiều vụ kiện độc quyền và xâm phạm dữ liệu cá nhân khác.
Trong khi đó, Meta, Microsoft và OpenAI thường xuyên là mục tiêu của các vụ kiện xâm phạm bản quyền trong việc đào tạo AI trong năm 2023. Thậm chí, Meta còn bị phạt 5,85 triệu euro vì quảng cáo cờ bạc ở Ý vào cuối tháng 12 vừa rồi.
Trong khi đó, TikTok - mạng xã hội đang sử dụng nhiều chiêu trò, thuật toán, vi phạm bản quyền và tạo thông tin gây sốc để “gây nghiện” cho người dùng - thậm chí còn trở thành mục tiêu số một của các lệnh cấm và án phạt công nghệ trong năm 2023. Rất nhiều các quốc gia đã đưa ra biện pháp cấm, án phạt hoặc kiểm soát nội dung đối với nền tảng này, trong đó có Việt Nam.
Tới đây, Big Tech không thể “tự tung tự tác” trong việc sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân và xâm phạm bản quyền để giành lợi nhuận bằng mọi giá nữa. Và khi Big Tech suy yếu, báo chí sẽ có cơ hội thoát ra khỏi sự “kìm cặp” của những gã khổng lồ này và có thể phát triển trở lại. Tất nhiên, cơ hội sẽ chỉ dành cho báo chí chất lượng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của độc giả mà thôi!
Các Big Tech kiếm tiền “khủng” nhờ báo chí
Theo nghiên cứu của Sáng kiến Đối thoại Chính sách (IPD), doanh thu quảng cáo tìm kiếm của Google chỉ riêng tại Mỹ lên tới khoảng 56 tỷ USD vào năm 2022. Các tác giả ước tính tỷ lệ tìm kiếm thông tin là khoảng 50% tổng số tìm kiếm, và 70% số này là tìm kiếm thông tin báo chí. Do đó, doanh thu quảng cáo mà Google tạo ra từ thông tin báo chí là khoảng 20 tỷ USD. Trong khi đó, Facebook đã tạo ra gần 114 tỷ USD doanh thu quảng cáo trên toàn cầu năm 2022. Nghiên cứu cho thấy người dùng Facebook dành 13,2% thời gian trên nền tảng này để xem hoặc tương tác với nội dung tin tức, qua đó ước tính tin tức báo chí mang lại cho Facebook khoảng gần 4 tỷ USD mỗi năm.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), tổ chức tài chính lớn thứ tư của Trung Quốc về tổng tài sản, ngày càng gia tăng việc chặn các giao dịch chuyển đồng nhân dân tệ từ các quốc gia mà Nga sử dụng để nhập khẩu hàng hóa.
(CLO) Asus đã chính thức trình làng bộ đôi smartphone gaming mới nhất, ROG Phone 9 và ROG Phone 9 Pro, tiếp nối thành công của dòng ROG Phone 8 trước đó. Với hệ thống làm mát được cải tiến và màn hình đột phá, đây được xem là chiếc điện thoại Android mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay.
(CLO) Sức hấp dẫn chính của các dòng xe điện (EV) Trung Quốc đối với người mua nước ngoài rất rõ ràng: Chất lượng cao với mức giá mà các hãng xe phương Tây không thể cạnh tranh được, ngay cả khi đã tính thêm thuế nhập khẩu.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(CLO) Trong 1 giờ, mẫu xe điện sạc nhanh nhất có thể giúp xe nạp năng lượng đủ để chạy tới gần 1.400 km/h. Tuy nhiên, mẫu xe sạc chậm nhất cắm sạc 1 giờ chỉ đủ di chuyển 277 km.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(NB&CL) Chia sẻ bên lề Quốc hội sau khi kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, đợt 1 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành nhiều nội dung đề ra, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với dấu ấn trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Các Đại biểu Quốc hội đã tập trung trí tuệ, đóng góp những ý kiến sâu sắc và toàn diện vào nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
(CLO) Một cuộc tổng đình công đã khiến tàu thuyền neo đậu và làm gián đoạn các dịch vụ đường sắt và xe buýt trên khắp Hy Lạp vào thứ Tư, khi hàng nghìn công nhân tuần hành tại Athens để yêu cầu tăng lương và cải thiện mức sống.
(CLO) Các quan chức Mỹ tại Ukraine hôm thứ Tư tuyên bố họ sẽ đóng cửa Đại sứ quán Mỹ tại Kiev sau khi nhận được cái mà họ gọi là "thông tin cụ thể về một cuộc không kích đáng kể có thể xảy ra" vào thủ đô Ukraine từ lực lượng Nga.
(CLO) Sáng 20/11 (giờ địa phương, tức tối cùng ngày giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới đặt hoa tại khu tưởng niệm lãnh đạo lập quốc Cộng hòa Dominica tại Thủ đô Santo Domingo.
(CLO) Tiền vệ Nguyễn Quang Hải và các đồng đội tiếp tục thăng tiến thêm 1 bậc lên hạng 117 thế giới, qua đó có thêm nhiều lợi thế trước thềm Vòng loại Asian Cup 2027.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa ký ban hành Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
(CLO) Meta đã bị EU phạt gần 800 triệu euro với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách liên kết dịch vụ 'rao vặt' Marketplace với mạng xã hội Facebook.
(CLO) Việc tỷ phú Elon Musk ủng hộ ông Donald Trump dự kiến sẽ giúp mạng xã hội X (trước đây là Twitter) khôi phục kinh doanh, khi một số thương hiệu bắt đầu quay lại quảng cáo trên nền tảng này để tranh thủ sự ủng hộ từ chính quyền mới.
(CLO) Ngày 12/11, các tờ báo lớn của Pháp, bao gồm Le Monde, Le Figaro và Le Parisien, cho biết họ đang có hành động pháp lý chống lại mạng hội X, cáo buộc nền tảng này sử dụng nội dung của họ mà không trả tiền.
(CLO) Các nhà quảng cáo dự kiến sẽ chi số tiền kỷ lục là 10,5 tỷ bảng cho quảng cáo Giáng sinh tại Vương quốc Anh trong mùa này, song không ưu tiên cho truyền hình truyền thông.
(CLO) Vào đầu thế kỷ 19, thủ đô London của Vương quốc Anh có hàng chục tờ báo in hàng ngày. Nhưng ngày nay, việc các tờ báo thay đổi định dạng đã đánh dấu sự kết thúc của tin tức địa phương hàng ngày trên báo in.
(CLO) Espresso, ứng dụng tin tức ngắn gọn của The Economist, sử dụng AI để dịch nội dung video sang nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận đối tượng độc giả trẻ trên toàn cầu.
(CLO) Bốn tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) gồm Microsoft, Meta, Amazon và Alphabet tiếp tục tăng mạnh chi tiêu vào trí tuệ nhân tạo (AI) với dự báo tổng mức đầu tư sẽ vượt 200 tỷ đô la trong năm nay và còn tăng thêm trong năm 2025.