(CLO) Khi các công ty công nghệ Mỹ sa thải hàng loạt nhân viên, lao động ngoại quốc lại là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt những người châu Á sống ở Mỹ chủ yếu bằng thị thực lao động.
Cống hiến hết mình để giờ bị… sa thải!
Sau hai năm rưỡi làm việc tại Mỹ, Sujatha Krishnaswamy đã trở thành “nạn nhân” của làn sóng cắt giảm việc làm trong giới công nghệ hiện nay ở nước này.
"Thứ Sáu là ngày cuối cùng của tôi tại Twitter," chuyên gia CNTT đến từ Ấn Độ đã viết trên trang thông tin tìm việc làm LinkedIn vài tuần trước. Anh chia sẻ rất yêu công việc và đồng nghiệp, thật tự hào khi được làm việc tại công ty truyền thông toàn cầu, chỉ nói thêm: "Thật không may, tôi lại bị nghỉ việc."
Hình ảnh một nhân viên công nghệ người Ấn Độ. Ảnh: DW.
Những năm trở về trước, hễ nhắc tới giới công nghệ Mỹ là người ta hay nghĩ đến công việc đáng mơ ước, sang chảnh, rồi thì tiền lương “nghìn đô”. Tuy nhiên, hiện tại đội ngũ nhân sự các công ty công nghệ đang như thể ngồi trên phà giữa biển lớn khi hàng chục nghìn nhân lực trong giới công nghệ Mỹ đã bị sa thải trong một thời gian ngắn.
Chưa kể, rất nhiều lao động trong ngành công nghệ của Mỹ lại không phải là người Mỹ, mà họ là những trí thức ngoại quốc - có thể là từ Ấn Độ, Trung Quốc hay các quốc gia Đông Nam Á. Họ được cấp visa H1-B để làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian có hạn và buộc họ phải có hợp đồng với nhà tuyển dụng.
Ước tính, có tới 45 nghìn người nước ngoài như thế đang làm việc trong các tập đoàn công nghệ của Mỹ. Bây giờ chịu cảnh sa thải hàng loạt như vậy, nhiều người sẽ “ăn không ngon ngủ không yên” vì nếu không tìm được việc mới thì họ sẽ phải quay về nước.
Meta, công ty mẹ của Facebook, sa thải 11.000 người. Ảnh: Dialogue.
Trong những tuần gần đây, các công ty như chủ sở hữu Facebook Meta, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon và công ty dịch vụ xe công nghệ Lyft đã tuyên bố cắt giảm việc làm trong những tuần gần đây khi ngành công nghệ Mỹ đối phó với môi trường kinh tế không chắc chắn.
Người nước ngoài “ngay ngáy” nỗi lo thị thực
Sở hữu thị thực H-1B không chỉ cho phép người nước ngoài nộp đơn xin thẻ xanh mà còn cho phép họ mua bất động sản ở Hoa Kỳ và có thể định cư lâu dài ở đó.
Đối với những người lao động như Sujatha Krishnaswamy, lao động trí thức đến Mỹ diện thị thực H-1B, mất việc làm đang đe dọa chỗ ở của họ. Trong năm 2021, có khoảng 70% lao động công nghệ nhận H-1B. Thị thực này cho phép người sử dụng lao động Mỹ thuê người nước ngoài cho các công việc đặc biệt yêu cầu bằng cử nhân hoặc tương đương. Người có thị thực H-1B có thể “nhảy” việc, nhưng hạn chỉ vỏn vẹn 60 ngày. Nếu họ không tìm được việc làm mới trong vòng hai tháng đó, họ phải rời khỏi nước Mỹ đáng mơ ước.
Nhiều người ví von công nghệ ở Hoa Kỳ như đống lửa sắp tàn. Ảnh: DW.
Phân tích của Reuters cho thấy, việc cắt giảm hàng nghìn nhân sự của hãng bán lẻ trực tuyến Amazon là sự đảo ngược môi trường kinh doanh và tình hình kinh tế vĩ mô đầy bất trắc. Nói sâu hơn, đó là thời đại dịch, các công ty công nghệ tuyển ồ ạt nhân viên để phục vụ nhu cầu trực tuyến - hạn chế giao tiếp trực tiếp của người dân. Nhưng hiện thế giới đã trở lại guồng quay trước đây, kèm theo lạm phát, sụt giảm tăng trưởng. Vậy mới có chuyện, ngủ một giấc, thức dậy đã trở thành người thất nghiệp.
Cơ quan di trú Mỹ thường cấp khoảng 85.000 thị thực H-1B mỗi năm cho phép người nhận ở lại nước này tối đa sáu năm. Phần lớn đang tìm cách có được thẻ xanh thông qua người sử dụng lao động của họ, thẻ này mang lại cho họ quyền thường trú nhân hợp pháp. Tuy nhiên, những người nộp đơn xin thẻ xanh bị mất việc làm không chỉ mất thị thực H-1B sau sáu tháng mà còn mất cơ hội nhận được thẻ xanh nếu họ không tìm được chủ lao động mới làm nhà tài trợ.
Số lượng người lao động nước ngoài được các chủ lao động Hoa Kỳ cấp thẻ xanh mỗi năm vượt quá giới hạn luật định hàng năm. Các ứng viên từ Ấn Độ, Mexico và Trung Quốc đặc biệt gặp bất lợi trong quá trình này do số lượng đơn đăng ký từ các quốc gia này là rất lớn.
Ngoài ra, đã có mức áp đặt thẻ xanh nhất định đối với công dân từ các quốc gia có lượng người di cư đông đảo. Dữ liệu do Kandel cung cấp trong báo cáo cho thấy rằng đối với những người đến từ Ấn Độ, thời gian chờ đợi dự kiến để nhận được thẻ xanh sẽ là 195 năm.
Thời gian khó khăn cho người nước ngoài tìm việc
Ngay cả những nhân sự là người Mỹ, không cần ‘đau đáu” nỗi lo thời hạn visa cũng phải chấp nhận hiện thực giấc mơ công nghệ mà họ theo đuổi hơn chục năm nay cũng đã phải tiêu tàn chỉ sau một cái email sa thải. Nhưng ở chiều ngược lại, đuổi việc hàng loạt nhân viên như vậy cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới công ty. Điển hình là Twitter.
Đầu tháng vừa rồi, tỷ phú Elon Musk sa thải triệt để tới một nửa bộ máy nhân sự. Còn bây giờ thì lại ra tối hậu thư, dọa cho nhân viên nghỉ luôn nếu không làm việc căng sức hơn nữa. Kết quả là hơn 1.000 người nữa chấp nhận ra đi, bỏ lại hoài bão ở phía sau.
Sau nhiều năm ngành công nghệ Mỹ bùng nổ, hầu hết các công ty lớn trong lĩnh vực này đã ngừng tuyển dụng vào thời điểm hiện tại. Các công ty khởi nghiệp, từng sử dụng một số lượng đáng kể người nước ngoài có thị thực H-1B, đang bị siết chặt tài chính do lãi suất tăng và khả năng tiếp cận vốn mạo hiểm ngày càng giảm.
Ngay cả những người lao động may mắn tìm được công việc mới trong thời điểm khó khăn này cũng chưa chắc được phép ở lại Mỹ. Quá trình xử lý thị thực H-1B mất khoảng ba tuần, có nghĩa là người nước ngoài chỉ có ba tuần nữa để tìm một công việc mới sau khi bị sa thải. Nhiều người sẽ phải rời Hoa Kỳ trước khi họ có thể quay trở lại.
Một giải pháp thay thế cho những người lao động nước ngoài bị sa thải là nộp đơn xin thị thực du lịch cho phép họ có quyền ở lại Mỹ trong tối đa 180 ngày, giúp họ có thời gian tìm kiếm một công việc mới. Tuy nhiên, các chuyên gia nhập cư cho biết cơ hội để một công dân Ấn Độ nhận được thị thực du lịch đủ nhanh là rất mong manh. Theo trang web thông tin du lịch của Bộ Ngoại giao Mỹ, thời gian chờ đợi hiện tại đối với thị thực du lịch B1/B2 đến Hoa Kỳ là hơn 900 ngày.
Amazon là một trong những tập đoàn lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ. Ảnh: Reuters.
Ít nhất, một số công ty công nghệ nhận thức được những rắc rối mà nhân viên bị sa thải từ nước ngoài của họ phải đối mặt. Ví dụ, công ty gọi xe Lyft đã quyết định giữ nhân viên nước ngoài bị sa thải của mình thêm vài tuần nữa trong biên chế của mình, mặc dù không trả lương cho họ. Và Amazon đã cho những nhân viên ngoại quốc bị sa thải 60 ngày để tìm việc trước khi thị thực hết hạn.
Bản thân ở Ấn Độ, sự phát triển trong ngành công nghệ Mỹ không hoàn toàn được hoan nghênh vì các nhà tuyển dụng trong nước đang hy vọng được hưởng lợi từ khả năng trở lại của những công dân có tay nghề cao của họ.
Doanh nhân Ấn Độ Harsh Jain viết trên Twitter: “Hãy lan truyền thông tin rằng Mỹ đang sa thải hàng loạt các nhân viên công nghệ vào năm 2022 để nhắc nhở người Ấn Độ trở về cống hiến tại nơi chôn rau cắt rốn của mình”.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
Ngày 3/04, Nam A Bank phối hợp Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an chính thức triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID.
Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.