(NB&CL) Lan tỏa văn hóa đọc - đó thực sự là một công cuộc đòi hỏi nhiều trách nhiệm, nhiều nỗ lực, nhiều thời gian nhưng không thể buông tay, không thể chần chừ.
“Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú”, “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua” – những chiêm nghiệm ấy của Montesquie, Descartes nhiều người Việt biết nhưng làm được theo lời danh nhân hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
1. Theo một cuộc khảo sát quốc tế được thực hiện năm 2016, trong khi tại nhiều nước, thời gian dành cho đọc sách hằng tuần, người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, Hàn Quốc 3 giờ/tuần,… thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1 giờ/tuần. Hiện người Việt thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là… sách giáo khoa, đồng nghĩa mỗi người mỗi năm chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách mỗi năm - tỷ lệ rất thấp trên thế giới. Đơn cử như Malaysia là một nước gần Việt Nam, nhưng mỗi người dân trung bình được thụ hưởng 12 cuốn sách mỗi năm, gấp 4 lần Việt Nam.
Còn theo số liệu do Cục Xuất bản Việt Nam thống kê 3 năm sau đó, năm 2019, con số này còn… tụt xuống một nửa. Cụ thể, thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?” do Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam và Báo Tuổi Trẻ tổ chức tháng 4/2019, bình quân mỗi năm Việt Nam xuất bản khoảng 400 triệu bản sách. Điều đáng nói là trong số này có trên 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo kiến thức cho 2,2 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước. Như vậy, chỉ còn khoảng 100 triệu bản sách chia trên 90 triệu dân. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm một người Việt đọc chừng 1 quyển sách.
Một khảo sát khác năm 2019 cũng cho thấy: Việt Nam chỉ có 30% số người được khảo sát có đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách.
Chưa hết, một khảo sát của Báo Dân trí cho biết một thực tế: 80% bạn trẻ không đụng đến sách trong suốt một năm và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 20-30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngoài sách chuyên môn.
Một phụ huynh đã làm cuộc khảo sát nhỏ với các bạn bè trên Facebook của con mình và khi được hỏi dùng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách.
Trong một sự kiện về sách, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng từng chia sẻ rằng công chức Nhà nước đang còn rất lười đọc, ngay cả đọc văn bản liên quan tới công việc của mình. “Nếu công chức dành thời gian để đọc, trước tiên là đọc văn bản rồi đọc sách, thì công việc của họ sẽ có được kết quả tốt hơn nhiều” - Phó Thủ tướng nói.
Những con số đó phần nào có thể là câu trả lời cho câu hỏi mà bấy lâu chúng ta băn khoăn, trăn trở: Người Việt có thích đọc sách?
2. CEO Alpha Books Nguyễn Cảnh Bình cần mẫn thực hiện dự án “1 triệu cuốn sách”, với tham vọng đem được 1 triệu cuốn sách về nông thôn, thiết lập được khoảng 500 - 1.000 câu lạc bộ đọc sách trên cả nước; Thiếu thốn, bị hoài nghi, chế giễu và có lúc nản lòng, nhưng hàng chục năm qua, người đàn ông tên Nguyễn Quang Thạch vẫn miệt mài với hành trình chương trình “Sách hóa nông thôn”; mang trong mình trọng bệnh nhưng vẫn đầy tâm huyết với công việc của một thủ thư, làm tốt việc trông coi sách, phân loại, hướng dẫn tra cứu thông tin, kéo bằng được người đọc đến với thư viện; Hoàng Quý Bình (cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội) - sáng lập D Free Book (DFB) năm 2017 là thư viện cộng đồng không thu phí, không đặt cọc và không giới hạn đối tượng cùng chương trình “Tủ sách cho em” đã trao tặng hơn 6.000 cuốn sách, cùng bút viết, đồ dùng học tập cho tám điểm trường ở các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái... Đó là một số trong số vô vàn những con người đã, đang thầm lặng thắp lửa tình yêu với sách đến với cộng đồng…
Ngày sách Việt Nam 21/4, được tổ chức lần đầu tiên năm 2014, mới đây được chuyển thành “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” là nỗ lực, quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, đồng thời khuyến khích phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Từ hiệu ứng của Ngày sách Việt Nam, rất nhiều dự án khuyến khích người trẻ đọc sách đã được mở ra…
Kể ra một vài ví dụ để thấy dù còn ít ỏi, dù còn là thiểu số, thì ít nhiều, nhờ những con người ấy, dự án ấy, đã có thêm những độc giả biết đến thế nào là đọc sách, có thêm những độc giả bỗng nhận ra mình dường như đã cảm nhận được sự cuốn hút từ những trang sách… Như vậy, cũng tạm gọi là những thành công bước đầu, để thấy, lan tỏa tình yêu sách, văn hóa đọc với độc giả Việt, dù muộn màng, vẫn là điều có thể làm và làm hiệu quả, quan trọng, vẫn chỉ là cách làm.
3. “Để làm sách có thể chỉ cần một cá nhân, nhưng để có một xã hội đọc sách thì cần nhiều hơn vậy… Nhưng việc này chỉ có thể làm được nếu có sự chung tay, nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xuất bản xem đó như là việc chung, là trách nhiệm của mình”- ý kiến của độc giả Nguyễn Tuấn Quỳnh trên báo Tuổi trẻ ngày 23/9 có lẽ sẽ là một ý kiến nhận được sự đồng tình của nhiều người và đáng để các cá nhân, tổ chức liên quan cần suy nghẫm.
Suy ngẫm bởi trong công cuộc làm sách hôm nay, để trụ lại trong một thị trường với quá nhiều áp lực như hiện nay, hoàn toàn là điều không dễ dàng. Câu chuyện nhà sách Cá Chép - điểm dừng chân quen thuộc của những người yêu sách, là không gian văn hóa đọc được yêu mến, gắn liền với biết bao kỷ niệm của nhiều gia đình và các bạn trẻ - sau 5 năm xây dựng và phát triển, đã đưa ra thông báo khép lại hành trình tại Thủ đô của mình kể từ tháng 8/2022, sẽ trở thành kỷ niệm 1 thời của Hà Nội… là một ví dụ…
Với một cá nhân, một tác giả, đó là trách nhiệm để tạo ra một cuốn sách hay, một sản phẩm đáng đọc; còn để tác phẩm hay đến được với đông đảo người đọc, nó còn cần lắm sự chung tay của các nhà xuất bản, của các cơ quan quản lý… Trong đó, lãnh trách nhiệm nặng nề nhất, có lẽ là ngành xuất bản và báo chí truyền thông. Đặc biệt các cơ quan truyền thông báo chí, phải là những nơi cần quảng bá, lan tỏa nhiều hơn hết những thông điệp, giá trị tinh thần của văn hóa đọc, của những cuốn sách hay…
Lan tỏa văn hóa đọc - đó thực sự là một công cuộc đòi hỏi nhiều trách nhiệm, nhiều nỗ lực, nhiều thời gian nhưng không thể buông tay, không thể chần chừ. Bởi nói như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Ham đọc sách để chấn hứng văn hóa đọc của người dân Việt Nam, để mỗi người dân Việt Nam đều học cả đời, đọc sách cả đời... Chấn hưng văn hóa đọc cũng chính là chấn hưng cái gốc của một dân tộc”.
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 9, thuộc Dự án "Mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông".
(CLO) Ngày 7/4, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP HCM – PC08) lập biên bản xử phạt 5 trường hợp người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
Tối 7/4/2025 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ hội Đền Tiên La tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ chính thức khai mạc vào 20h tại Tòa tiền tế Đền Tiên La, xã Đoan Hùng.
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Ngày 6/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo khoảng 10 quả rocket được phóng từ thành phố Deir al-Balah, miền trung Dải Gaza, nhắm vào các thành phố ven biển Ashkelon và Ashdod ở miền nam Israel.
(CLO) Một báo cáo mới của Liên hợp quốc công bố hôm nay cảnh báo làn sóng cắt giảm viện trợ y tế toàn cầu đang đe dọa nghiêm trọng đến những tiến bộ đạt được trong hai thập kỷ qua về giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ.
(CLO) Cả mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu lẫn sản lượng xe lắp ráp trong nước tháng 3/2025 đều tăng tốc mạnh mẽ so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái.
(CLO) Hôm 6/4, lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi tham vọng tổng thống sau khi bị kết tội tham ô và bị cấm đảm nhiệm chức vụ công.
Sáng 07/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Sáu (Từ ngày 31/3/2025 đến ngày 07/4/2025). Hệ thống ghi nhận 548 người dự thi, với 23.459 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 542. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Trần Minh Tuấn, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Sáu.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Tại lễ hội phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hơn 50 nghệ nhân từ Chi hội Phở Vân Cù đã chuẩn bị khoảng 6.000 bát phở, mang đến cơ hội thưởng thức phở chính gốc cho hàng nghìn du khách thập phương.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.