Làng mật mía xứ Thanh tất bật đón Tết

Chủ nhật, 03/02/2019 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi tiết trời heo may, mía bắt đầu cho thu hoạch cũng là lúc mùa ép mật ở làng Đồng Chạ, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu. Nổi tiếng bởi độ thơm ngon và màu sắc đẹp, mật mía Đồng Chạ được người dân xứ Thanh và các tỉnh lân cận tìm mua mỗi dịp giáp Tết.

Độc đáo làng nghề mật mía

Tìm về Đồng Chạ những ngày cuối năm, ngay từ đầu làng, tiếng máy kéo xen lẫn tiếng cười nói rộn rã của người dân đi thu hoạch mía khiến ta quên đi cái giá rét của tiết trời giáp Tết. Tiến sâu vào làng, ta có thể nhận ra mùi hương thoang thoảng của mật mía. Thứ mùi hương khiến ta tưởng tượng ra ngay bát mật mía sóng sánh, thơm ngọt bên cạnh đĩa bánh chưng, bánh gai hay đĩa chè lam ngày Tết.

Mía làm mật chủ yếu được trồng trên đất đồi nên rất xanh tốt, cây chắc và ngọt lịm nên độ đường rất cao

Mía làm mật chủ yếu được trồng trên đất đồi nên rất xanh tốt, cây chắc và ngọt lịm nên độ đường rất cao

Đồng Chạ là nơi có những cánh đồng mía luôn xanh tốt, thân chắc, mềm và ngọt lịm. Cũng nhờ thế mà nghề làm mật mía có từ những năm 60 của thế kỷ trước được gìn giữ cho đến ngày nay. Để chế biến được một lít mật là cả quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức. Sau khi làm sạch mía, công đoạn vất vả nhất là ép mía. Theo người dân Đồng Chạ kể, nhiều năm trước khi chưa có sự trợ giúp của máy móc, việc ép mía rất cực nhọc. Ngoài dùng sức người, bà con còn phải dùng trâu, bò để kéo trục quay ép mía lấy nước. Từ khi bà con bỏ vốn đầu tư máy ép mía về sản xuất, công việc này đỡ vất vả hơn nhiều, năng suất cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Khoảng chục năm trở lại đây người dân đã dùng máy ép mía công nghiệp vừa năng suất vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Khoảng chục năm trở lại đây người dân đã dùng máy ép mía công nghiệp vừa năng suất vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Việc nấu từ nước ép mía thành mật cũng là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật cao và kinh nghiệm lâu năm. Để có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon, bà con nơi đây phải chuẩn bị lò, củi để nấu. Quan trọng nhất là giữ lửa lò luôn ổn định, không quá to, cũng không quá nhỏ.

Để tận mắt chứng kiến quá trình nấu mật hết sức công phu đó, chúng tôi ghé thăm gia đình anh Văn ở trong thôn, anh cùng mấy người thợ đang chuẩn bị cho ra mẻ mật đầu tiên trong ngày. Tay vừa đảo mật vừa vớt bọt mía trên chảo mật sôi sùng sục, anh cho biết, ba tiếng thì cho ra một mẻ mật, mật được múc ra lọc khi còn nóng để loại bỏ những cặn bụi, để nguội rồi mới đóng vào thùng. Bã mía sau khi được ép lấy nước thì được đem phơi khô và tận dụng làm nguyên liệu đốt nấu mật vì vậy mật thành phẩm hoàn toàn sạch, không hóa chất bảo quản.

Việc nấu thành phẩm là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon

Việc nấu thành phẩm là một quá trình phức tạp yêu cầu người nấu phải có kỹ thuật, kinh nghiệm mới có thể cho ra những mẻ mật thơm ngon

Anh Văn bật mí: “Trong khi nấu quan trọng nhất là lúc vớt bọt. Phải trông mà vớt bọt để mật không bị trào ra lẫn vào mật như vậy mật sẽ bị bẩn, chất lượng sẽ không đạt, để tránh mật bị đen, khi mật đã kết, đặc thì đảo mật sao cho đều tay cho đến khi mật chuyển sang màu đỏ au. Công đoạn này là vất vả và công phu nhất, ở các lò nấu mật hơn nhau chính là ở công đoạn này”.

Nguy cơ mai một làng nghề truyền thống

Ngoài công đoạn ép mía, mật mía chủ yếu được sản xuất thủ công nên tốn nhiều công sức, lại sản xuất theo thời vụ, nên người dân ở đây không đầu tư quy mô lớn. Theo ông Đinh Văn Ly, người có hơn 20 năm kinh nghiệm nấu mật mía cho biết, trung bình một yến mía quay ép rồi cô đặc được khoảng 1,2kg mật. Để thu hoạch và vận chuyển được hàng trăm tấn mía, mỗi hộ sản xuất phải thuê 4-5 công nhân. Trong khi giá mật mía tại lò hiện nay chỉ đạt hơn 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi vụ người dân cũng chỉ thu được 30 – 40 triệu đồng. Chưa kể việc năm nay, người dân nơi đây sản xuất muộn hơn năm trước do mưa gió liên tục khiến mía bị chậm thu hoạch.

Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian và phức tạp nhất. Người nấu phải đảo liên tục và đều tay.

Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian và phức tạp nhất. Người nấu phải đảo liên tục và đều tay.

Nhiều năm trở lại đây, số hộ dân nấu mật mía ngày càng giảm, ông Đinh Văn Ly cho biết: “Ngày trước làng có 14 - 15 lò, bây giờ giảm còn 7 - 8 lò. Do vất vả, thời tiết nắng mưa thất thường, việc phơi bã làm nguyên liệu đốt gặp nhiều khó khăn nên các hộ cũng bỏ nghề nhiều, không còn sản xuất nữa. Lớp già bỏ nghề hết rồi, giờ còn lớp trẻ họ làm thôi. Làm đến Tết là dừng. Qua tết chủ yếu làm đường bán cho các vùng sản xuất bánh. Nói chung bây giờ làm mía không ăn thua, vất vả lắm”.

Mật mía được đóng can và bán cho khách hàng

Mật mía được đóng can và bán cho khách hàng

Câu chuyện của ông Ly cũng là nỗi lo chung của người dân Đồng Chạ. Để mang lại thu nhập cho người dân mà vẫn giữ gìn được nghề truyền thống của cha ông để lại là một bài toán khó. Để không mất đi một làng nghề truyền thống, góp phần tô điểm vào nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, cần có những giải pháp chiến lược, bài bản hơn nhằm gìn giữ và phát triển “làng mật mía xứ Thanh”.

Nguyễn Mạnh – Phú Thắng

Tin khác

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

Đồng Nai: Điều chỉnh giá đất tăng hơn gấp đôi

(CLO) Từ 25/3/2019, Đồng Nai sẽ đồng loạt tăng hệ số điều chỉnh giá đất lên mức cao so với năm 2018, trong đó nhiều khu vực có hệ số giá đất được điều chỉnh tăng hơn gấp đôi.

Địa phương
Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Quảng Bình: Bí thư Thị ủy Ba Đồn được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

(CLO) Ngày 26/3, Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị lần thứ 18 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng quý I-2019; đồng thời bầu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020.

Địa phương
Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

Những sai phạm tại Chùa Ba Vàng là rõ ràng

(CLO) Ngày 26/3, UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về sự việc tại chùa Ba Vàng.

Địa phương
Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

Xử lý nghiêm đối tượng viết status bôi nhọ cảnh sát giao thông trên mạng xã hội

(CLO) Cơ quan công an TP. Huế đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng lên mạng xã hội Facebook viết status không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Cảnh sát Giao thông.

Địa phương
Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

Cà Mau: Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nặng 60kg về môi trường tự nhiên

(CLO) Một cá thể rùa biển quý hiếm có trọng lượng khoảng 60 kg vừa được thả về môi trường tự nhiên tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Địa phương