(CLO) Tồn tại hơn 80 năm, làng nghề đúc lò (làm bếp lò) bằng đất sét ở xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang hiện chỉ còn vài hộ hoạt động, im lìm so với cảnh nhộn nhịp khói lửa như trước.
Nghề “dậy khi gà chưa gáy, nghỉ khi đèn đã soi”
Khoảng 4h sáng, ông Đặng Thái Bình (53 tuổi) cùng một số hộ dân xung quanh thức dậy để tranh thủ chuẩn bị nguyên liệu cho những chiếc lò đúc đầu tiên trong ngày.
Ông Bình chia sẻ, bản thân ông đã làm nghề này hơn 20 năm - thâm niên “nhỏ nhất” trong số các hộ còn theo nghề đúc lò.
Người thợ đúc lò hành nghề không giống như nhiều nghề khác. Mặc cho cơ giới hóa giúp cuộc sống thay đổi, họ vẫn giữ vững truyền thống làm thủ công, không có sự can thiệp của máy móc.
Người thợ chuẩn bị nguyên liệu trực tiếp bằng tay.
Vì thế, có thể nói công việc này dù trải qua gần 1 thập kỷ, người thợ vẫn phải chịu cảnh cực nhọc để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Để làm ra một chiếc lò hoàn thiện, ông Bình cho biết phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và sức khỏe bền bỉ.
Trước hết, nguyên liệu đất sét và cát sẽ được các thương lái tại Kiên Giang chuyển đến cho các hộ dân tại đây. Một đợt chở, ông Bình sẽ nhận đất sét từ 6 ghe, mỗi ghe nặn được khoảng 50 lò.
Ông Bình kiểm tra nguyên liệu trước khi nặn lò đúc.
Sau đó, thợ làm đất chuẩn bị nguyên liệu chế tạo lò đúc và các sản phẩm khác. Bằng bàn tay điêu luyện, “làm nhiều rồi quen”, những chiếc bếp lò truyền thống sẽ được tạo hình, qua chiếc khuôn xi măng, thợ sẽ nặn hình lò và để trong khuôn 3 đến 4 ngày mới bắt đầu mở khuôn.
Mỗi chiếc lò đều được người thợ nặn trực tiếp bằng tay, để cảm nhận độ dẻo của đất.
Tiếp đó, những chiếc lò được đem đi phơi nắng trong vài giờ rồi người thợ bắt đầu giai đoạn gắn miệng lò và chỉnh sửa lò lại lần cuối để thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Chiếc lò sau khi nặn từ khuôn, sẽ được người thợ cắt gọt và đánh bóng.
Khi hoàn tất việc tạo hình một chiếc lò hoàn chỉnh, người thợ đem những chiếc lò phơi nắng một lần nữa trước khi bỏ vào lò nung. Phải sau khi phơi đủ nắng những chiếc lò mới được nung lên nhằm đảm bảo chất lượng.
Nếu gặp nắng ở mức độ cao, người thợ phải che màng để giảm nhiệt tiếp xúc nhằm đảm bảo việc phơi phải đều cho sản phẩm.
Mỗi chiếc lò phải được đưa vào lò nung, bằng cách lấp trấu và rơm bên trên, khi nào thấy lửa cháy trên bề mặt thì ngưng, chờ cho nguội khoảng 3-4 ngày. Thời gian này người thợ canh lửa rất kỹ vì giai đoạn này rất quan trọng cũng là giai đoạn có thể xem khó nhất khi làm lò.
Công đoạn nung lò được xem là quan trọng nhất.
“Hai nỗi sợ của người làm lò đúc là trời mưa và lò nung. Nung quá lửa, lò sẽ bị nứt còn nếu không đủ lửa lò sẽ không lên màu đẹp. Còn trời mưa bất chợt, chúng tôi phải nhanh chân che chắn ngay nếu không sẽ hỏng. Nhiều lúc đang ăn cơm trong nhà cũng phải bỏ ngang để chạy ra. Một khi đã hỏng thì phải bỏ, mà bỏ thì lỗ vốn”, ông Bình tâm sự.
Lò đúc tại đây chia làm nhiều loại, tùy thuộc vào kích cỡ có giá dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng.
Trung bình, cơ sở của ông Bình tạo ra khoảng 70 sản phẩm, khoảng 2000 cái/tháng. Cơ sở của ông Bình có 3 nhân công, tính thêm vợ chồng ông làm 5 người, làm hì hục từ sáng đến tối muộn.
“Nghề này không có nghỉ trưa cố định, làm tới khi nào mệt thì thôi. Trời tối thì đi vào mở đèn cho sáng rồi làm tiếp, có khi 4 giờ sáng làm tới 7, 8h tối mới nghỉ. Nghề này cực lắm, chỉ đủ sống qua ngày thôi nhưng không làm thì biết làm nghề gì kiếm sống. Ông bà truyền nghề lâu rồi, đó giờ xung quanh đây cũng sống bằng nghề đúc lò”, ông Bình nói.
Người thợ tranh thủ ngồi nghỉ trước khi tiếp tục công việc.
Trong khoảng thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, gia đình ông và nhiều hộ dân khác đều phải tạm ngưng làm việc. May mắn, sau khi hoạt động trở lại, giờ đây lượng hàng hóa xuất ra cũng đã hồi phục được như trước, mặc dù lượng tàu thuyền tấp vào không quá đông. Các hộ dân cũng chỉ hi vọng thời gian gần Tết, các thương lái sẽ đến mua nhiều hơn.
“Yêu nghề nhưng không biết truyền cho ai”
Được truyền nghề từ thời ông cha, ông Bình và vợ luôn ý thức phải giữ vững lửa nghề. Nhưng “đau đầu” ở chỗ, nghề này quá vất vả khiến ông luôn trăn trở không biết… truyền cho ai.
Những chiếc lò đúc thành phẩm.
“Xã hội giờ phát triển, tụi nhỏ cũng không thích làm công việc nặng nhọc mà ba cọc ba đồng thế này nữa. Chúng tôi cũng không thể ép, cứ cố gắng giữ nghề tới khi nào hết sức thì thôi”, ông Bình chia sẻ.
Trò chuyện với bà Sáu (72 tuổi) - người có thâm niên làm nghề lâu nhất còn lại ở khu vực này cho biết, hiện nay có khoảng 5 - 6 hộ dân còn làm nghề lò đúc, đa phần đã nghỉ bớt do không trụ được qua dịch, cũng như không có người truyền nối.
Bà Sáu là một trong những người lớn tuổi hiếm hoi còn theo nghề.
Hàng ngày, bà Sáu tiếp nhận công việc làm vỉ nướng than bằng đất sét để giao cho các cơ sở làm lò nướng, bởi công việc này tương đối đỡ vất vả hơn, cho phép sức khỏe của bà thực hiện.
Gia đình bà Sáu thuộc diện khó khăn, bà phải nuôi hết thảy 3 người già trong nhà, trong đó, em gái của bà hiện đang bị tâm thần, không còn tỉnh táo. Riêng con bà đang làm ăn xa, do không đủ sức khỏe theo nghề nên công việc này chỉ còn bà Sáu và một số nhân công làm việc. Dù đã lớn tuổi, bà Sáu vẫn chưa từng nghĩ sẽ bỏ nghề mà vẫn duy trì với phương châm “làm được tới đâu thì hay tới đó”.
Hoàn cảnh khó khăn của bà Sáu, khi phải lao động ở tuổi 72, nuôi 3 thành viên trong gia đình.
Có thể nói, không chỉ chịu nắng, mưa, cường độ làm việc cao, người thợ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng hạn như công đoạn nung lò, lửa nóng hừng hực, khói bốc lên cao, nếu ai không quen thì liền bị cay mắt, ho sặc sụa.
Chỉ có ai thành thạo mới có thể chịu đựng khói lửa ở lò nung.
Song, động lực và tự hào của người dân miền Tây chính là sản phẩm được xuất hiện trên thị trường. Tồn tại qua nhiều thế hệ, thời hoàng kim, những chiếc lò và các sản phẩm đúc bằng đất sét của làng nghề này đã từng có mặt khắp các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí là các tỉnh miền Trung.
Sản phẩm lò đúc ngày càng được ưa chuộng bởi độ bền.
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng bếp lò của người dân ngày càng ít, để tồn tại, làng nghề phải thích ứng trong việc đa dạng sản phẩm làm từ đất sét theo nhu cầu của khách hàng.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.