Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
Theo dõi báo trên:
Cố đô Việt Nam - Kinh thành Huế không chỉ nổi tiếng với những điểm đến đã làm nên linh hồn của mảnh đất này như Đại Nội, chùa cổ Thiên Mụ, sông Hương… cùng nhiều đền, đài, lăng tẩm của các vị vua mà nơi đây còn là quê hương của nhiều làng nghề độc đáo, nơi lưu giữ tinh hoa dân tộc Việt hàng trăm năm nay. Và một trong những làng nghề truyền thống được nhiều người dân bản địa cũng như khách du lịch truyền tai nhau nhất định phải ghé thăm khi đến với xứ Huế mộng mơ chính là làng nón Phú Cam.
Ngôi làng hiện nằm bên bờ Nam của sông An Cựu, thuộc phường Phước Vĩnh, ngay tại trung tâm thành phố Huế, vì vậy du khách có thể di chuyển đến nơi đây một cách thuận tiện và dễ dàng thông qua rất nhiều loại hình phương tiện.
Bên cạnh những làng nghề làm nón khác như: Kim Long, Dạ Lê, Đốc Sơ, Sịa, làng Phú Cam cũng là một làng nghề truyền thống lâu đời của xứ Huế. Hiện tại, làng nghề truyền thống này không những mang đậm giá trị văn hóa mà còn tạo việc làm, mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
Theo như lời các cụ cao niên trong làng truyền lại, làng nón Phú Cam được thành lập từ khoảng thế kỷ XVII. Cùng với sự du nhập của văn hóa phương Tây, có một công đoàn giáo đã đến Phú Cam sinh sống. Một vị linh mục người Pháp tên là Langlois được điều về làm việc ở Huế đã lập nên giáo xứ, quy tụ những người dân theo đạo thành một khu vực riêng, cùng với những người thợ lành nghề di dân từ nơi khác đến đã tạo nên làng nghề làm nón này. Từ đó đến nay, dù trải qua nhiều biến động của lịch sử, làng nón Phú Cam vẫn bền bỉ tồn tại và tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cố đô Huế bằng hình ảnh tà áo dài gắn liền với chiếc nón lá bài thơ.
Có thể nói, thông qua những chiếc nón được sản xuất lại làng Phú Cam, vẻ đẹp Huế hiện lên vừa dịu dàng, thơ mộng lại vừa gần gũi. Những chiếc nón của làng nghề không đơn thuần chỉ là sản phẩm thủ công phục vụ đời sống, tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc mà còn đong đầy tình yêu, niềm tự hào của người dân cố đô, khắc hoạ trọn vẹn nét đẹp của Huế đầy cổ kính mà thanh lịch.
Những loại nón truyền thống nổi tiếng ở làng Phú Cam có thể kể đến như: nón lá, nón bài thơ, nón quai thao, nón rơm và nón cụt. Mỗi loại nón lại mang một vẻ đẹp riêng, sở hữu một nét đặc trưng riêng nhưng đều thể hiện được tay nghề khéo léo của những người thợ thủ công truyền thống tại nơi đây.
Là một làng nghề truyền thống có tiếng nên Phú Cam thu hút rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước. Họ đến nơi đây để tìm hiểu và chiêm ngưỡng quy trình tạo nên những chiếc nón trứ danh, đồng thời cũng để hiểu sâu hơn về một trong những nghề truyền thống công phu, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng mảnh đất cố đô.
Bạn Trần Thúy Hằng, một khách du lịch đến từ Yên Bái hào hứng chia sẻ: “Mình là một người yêu thích tìm hiểu những di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, đặc biệt là những nơi tạo ra những món đồ thủ công như trang sức, nón lá. Mình muốn đến đây để có một vài bức ảnh đẹp, đồng thời mua nón về tặng mẹ. Làng nón Phú Cam thực sự là một địa điểm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi đến thăm Huế’’.
Tìm hiểu về quy trình làm nón tại làng nghề mới thấy được nghề này đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, khéo léo. Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân, họ đã tạo nên những chiếc nón lá trông thật giản dị, nhẹ nhàng, nhưng cũng rất đẹp, rất ấn tượng.
Ở làng nón Phú Cam, người ta sử dụng 16 chiếc vành kích thước to nhỏ khác nhau để làm nón. Công đoạn đầu tiên là vót tre, chuốt vành, xây khung làm sao cho thật tròn trịa và cân xứng. Dáng nón đẹp hay không phụ thuộc vào khung nón, do vậy, các nghệ nhân phải giữ được kỹ thuật tạo dáng mái, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành phải đảm bảo được sự chuẩn xác đến từng chi tiết.
Với phần lá để làm nón, người nghệ nhân sẽ chọn những chiếc lá có màu trắng xanh, đặc biệt là không quá già. Một chiếc nón sẽ sử dụng từ 8 đến 9 lá. Khi đã chọn được lá đúng tuổi, lá sẽ được ủ và sấy cẩn thận cho đến khi khô nhưng sắc vẫn phải tươi xanh mịn màng chứ không được thâm đen hay vàng đi. Lá đã được chọn và sấy xong sẽ mang đi ủi trên chảo gang, sau đó, người nghệ nhân lấy nùi vải tẩm dầu nóng để vuốt lá cho láng mịn và bắt mắt. Cuối cùng là bước chằm nón, người nghệ nhân khéo léo chằm những sợi chỉ cước trong suốt trên những tấm lá, sau đó gắn chặt vào bộ vành và khung nón.
Phần họa tiết được vẽ ẩn giữa hai lớp lá của nón, đó thường là các hoa văn mang đặc trưng xứ Huế như sông Hương, núi Ngự, chùa Linh Mộ, Đại Nội, cầu Trường Tiền… hay những câu thơ, câu hát về Huế. Cầm trên tay chiếc nón lá, trong mắt du khách sẽ hiện lên một cố đô Huế thu nhỏ đầy cổ kính, mang đậm các giá trị văn hóa của mảnh đất này.
Quai nón Phú Cam được tạo nên từ những dải gấm lụa trắng, gấm đen tuyền hoặc màu tím, màu xanh thẫm, hồng rực hoặc xanh ánh trăng. Mỗi một màu sắc mang một nét đẹp riêng, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của người dùng cũng như điểm tô thêm cho vẻ đẹp của những chiếc nón bài thơ.
Vào thời kỳ hoàng kim, nghề chính của người dân địa phương là chằm nón. Đi từ đầu làng đến cuối làng, từ già đến trẻ, đâu đâu cũng thấy người ngồi làm nón. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, do sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, làng nón Phú Cam không còn được phồn thịnh như xưa. Tuy vậy, khi đến nơi đây, du khách vẫn có thể khám phá toàn bộ quy trình và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Đặc biệt, du khách còn có thể tạo nên những sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình để về làm kỷ niệm.
Bà Phạm Mai Thảo, một nghệ nhân làm nón trong làng chia sẻ: “Dù gặp nhiều khó khăn khi lưu giữ cái nghề của cha ông truyền lại, nhưng tôi vẫn cố gắng duy trì để nghề này không bị thất truyền. Nghề làm nón đã gắn bó cả với cả cuộc đời và linh hồn tôi, tôi yêu từng chiếc nón lá mà mình đã tạo ra. Còn duy trì được nghề là tôi không phụ lòng mong mỏi của nhiều thế hệ gia đình tôi".
Chiếc nón bài thơ được xem là một bộ phận của nền văn hóa Huế. Vì vậy, nghề làm nón ở mảnh đất cố đô không chỉ là một nghề thủ công thuần túy, mà nó còn chính là một hoạt động nghệ thuật. Người tạo ra chiếc nón lá chính là người nghệ sĩ. Những chiếc nón đã trở thành sản phẩm nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa văn hóa, góp phần quảng bá rộng hơn nét đẹp của Huế đến với đông đảo du khách.
Có thể nói, do những thay đổi trong cuộc sống hiện tại, nón lá không phải là món đồ được nhiều bạn trẻ ưa chuộng nhưng nó vẫn được đông đảo người dân sử dụng trong các hoạt động thường ngày. Hình ảnh nón lá gắn liền với văn hóa của vùng trồng lúa nước, chiếc nón lá đã cùng nhiều thế hệ đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ngày nay, nón lá làng Phú Cam tiếp tục làm cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, làm tốt vai trò quảng bá nghệ thuật truyền thống để du khách cũng như các đối tác bán hàng biết đến nhiều hơn, nâng cao giá trị vật chất, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân nơi đây.
Nếu có dịp, du khách hãy đến Huế và khám phá làng nghề truyền thống làm nón đầy thú vị và giàu truyền thống này, để tạo nên những trải nghiệm khó quên trong không gian làng quê yên bình đầy chất thơ tại mảnh đất cố đô.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Theo Condé Nast Traveller, TP.HCM là điểm đến tuyệt vời nhất để ghé thăm trong năm 2025.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chèo thuyền kayak trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch "Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa".
(CLO) Nền tảng du lịch Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm nhất, mang đến nhiều lựa chọn cho những ai đang tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ trong dịp Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2025.
(CLO) Trước thềm Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10, UBND TP.Đà Lạt cảnh báo du khách về tình trạng lừa đảo qua các trang mạng giả mạo khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn. Đây là thủ đoạn nhắm vào những người đang tìm kiếm chỗ lưu trú dịp lễ hội lớn nhất của thành phố này.
(CLO) Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là "Tây Bắc đệ nhất động".