Kon Tum: Ngọn lửa giữa trưa thiêu rụi nhà rông làng Kon Jong
(CLO) Sau khi bật lửa, đốt giấy và hút thuốc bên trong nhà rông, 3 thiếu niên bỏ ra ngoài. Khoảng 5 phút sau quay lại thì thấy nhà rông đã bốc cháy.
Theo dõi báo trên:
Làng thêu có tuổi đời hàng trăm năm
Theo thông tin được ghi trên bản sắc phong, làng thêu Đông Cứu thờ ông Lê Công Hành, một vị Tiến sĩ thời Vua Lê Thần Tông (1637), làm ông tổ nghề thêu. Tương truyền rằng, sau một lần sang phương Bắc, ông đã học được kỹ thuật thêu bên đó rồi mang về truyền lại cho dân, trong đó có dân làng Đông Cứu.
Khác với các làng lân cận trên địa bàn huyện làm về thêu ren, thêu tranh, thêu cờ, thêu áo dài,... Làng Đông Cứu là làng thêu duy nhất ở miền Bắc chuyên thêu long bào cho vua chúa. Tuy nhiên, để có thể duy trì làng nghề, bên cạnh việc thêu và phục dựng long bào thì người dân làng Đông Cứu còn sản xuất các sản phẩm thêu phục vụ lễ hội, đặc biệt là trang phục hầu đồng.
Được biết, cách đây hàng chục năm về trước, người dân làng Đông Cứu chủ yếu làm lâm nghiệp, nhưng do sản lượng thấp, đời sống người dân vẫn trong cảnh khó khăn, thiếu thốn, dần dần, họ chuyển sang tập trung làm nghề thêu truyền thống. Tính đến hiện nay, làng Đông Cứu có đến 80% hộ làm nghề thêu và cũng nhờ đó mà đời sống người dân được cải thiện, kinh tế cũng phát triển hơn.
Những trăn trở về sự kế thừa
Nghề thêu làng Đông Cứu có một lịch sử lâu đời, kéo dài hàng trăm năm, bắt nguồn từ thời kỳ phong kiến khi các sản phẩm thêu được sử dụng phổ biến trong cung đình và các đền chùa. Nghề thêu ở đây đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, duy trì và phát triển qua thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của nghề, các nghệ nhân tại làng vẫn không khỏi lo lắng về việc kế thừa nghề truyền thống khi những giá trị ấy đang dần bị mai một.
Đứng trước nỗi lo về các giá trị cũ đang dần biến mất, chị Đàm Thị Phà chủ xưởng may Đốc Phà tại làng Đông Cứu có những chia sẻ: “Tại Đông Cứu, nhân sự nghề thêu thường là những người thợ lâu năm, mặc dù đã làm trong nghề 20 năm thế nhưng chị thấy giờ người không còn mấy ai còn theo nghề, một phần vì nhân công rẻ và yêu cầu nghề cao. Thêu một chiếc long bào rơi vào tầm nửa năm mà lợi nhuận không nhiều. Nhiều lý do từ vấn đề thu nhập đến đòi hỏi từ nghề nên không còn nhiều thợ tỉ mỉ tìm tòi, nghề thêu cũng bị mai một và cũng dần mất cái giá trị của nghề”.
Được biết, những thợ tại làng Đông Cứu đều là những người làm lâu năm, có tay nghề và đã gắn bó với nghề lâu dài. Thêu một chiếc long bào tùy vào nhu cầu của bên yêu cầu phục chế, với những bộ long bào cho ngai nhỏ thời gian phục chế rơi vào 5-6 tháng, còn phục chế những bộ long bào cho ngai to thêu tay phải mất đến một năm để hoàn thiện.
Nghề thêu tưởng chừng đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng thực tế lại rất vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khả năng tập trung cao độ. Cho đến nay, mặc dù cũng có nhiều xưởng ở các xã lân cận cũng làm về thêu long bào, thế nhưng cũng chỉ là các bản phục chế làm bằng máy hoặc được sản xuất từ các xưởng gia công rẻ.
Làng nghề Đông Cứu không chỉ phục chế những bộ long bào bắt mắt mà còn thêu “khăn chầu, áo ngự”. Văn hoá hầu đồng không còn xa lạ với các giá trị văn hoá truyền thống, tuy nhiên tại làng Đông Cứu, khăn áo hầu đồng cũng gặp không ít thách thức. Hiện nay các xưởng gia công mọc lên đồ sộ, nên làng nghề phải cạnh tranh cao điều này cũng ảnh hưởng tới nghề.
Chia sẻ với PV, chị Phà cho biết: “Giờ việc bị copy hay cướp khách là chuyện quá bình thường. Mình cứ giao mẫu nào ra là người ta copy lại mẫu đấy, thế nhưng hàng chợ vẫn là hàng chợ. Khách hàng người ta biết người ta nhìn ngay ra hàng nào với hàng nào. Ngoài ra, giờ buôn bán khó khăn vì còn phải cạnh tranh với làng nghề khác, giờ thiên hạ nó cũng bắt chước làm nhiều mà còn phá giá thị trường chứ không như ngày xưa. Kèm theo việc công nghệ phát triển, bọn trẻ nó lấy hàng nhập về nó bán, lấy hàng lại của các nơi".
Chia sẻ thêm về những khó khăn mà xưởng may Đốc Phà nói riêng và các xưởng may tại làng Đông Cứu nói chung, chị Phà cũng cho biết rằng hiện nay nghề đang dần bị mai một. Một phần là lớp trẻ không am hiểu tìm tòi về nghề thêu long bào, thiếu kiến thức dẫn tới việc phục chế long bào hay thêu khăn chầu áo ngự thiếu cái hồn cái chất, một phần là giờ máy móc phát triển nên bị phụ thuộc vào máy móc không nâng cao được tay nghề.
Ông Nguyễn Thế Du, chủ cơ sở thêu Du Biển, đồng thời là Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống Đông Cứu chia sẻ thêm về những khó khăn: “Khác với thế hệ cũ, giờ lớp trẻ đi theo hướng thiên về số lượng, quan trọng lợi nhuận nên chất lượng sản phẩm kém, kèm theo đó là việc bán hàng phá giá ảnh hưởng không ít đến giá trị của nghề”.
Giữ lửa nghề giữa thách thức thời gian
Để trở thành một làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng như ngày nay, làng Đông Cứu đã trải qua một quá trình dài nỗ lực, bền bỉ xây dựng thương hiệu và phát huy sự sáng tạo, kế thừa từ nhiều thế hệ. Hiện nay, làng thêu Đông Cứu đang hội tụ những nghệ nhân tài ba, đầy tâm huyết, sẵn sàng truyền dạy nghề cho tất cả mọi người, để giữ gìn và phát triển nghề thêu truyền thống. Những nghệ nhân cán cốt của làng thì vẫn luôn gìn giữ những kĩ thuật thêu lối cổ, giữ được nét cổ truyền trong từng đường kim chứ không chạy theo thị hiếu hay lợi nhuận, kèm theo đó là ưu tiên chất lượng hơn số lượng.
Với tư cách là Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống Đông Cứu, ông Du cho biết: “Hiện nay làng thêu Đông Cứu đang cố gắng trong việc kết hợp giữa truyền thống với hiện đại để bắt kịp thời đại công nghệ và xã hội đang phát triển. Trong làng cũng có số lượng lớn các xưởng may đầu tư máy thêu vi tính, phần nào hỗ trợ nhiều hơn cho các nghệ nhân trong việc thêu tay. Với việc áp dụng công nghệ thêu vi tính còn giúp cho giá cả của sản phẩm phù hợp hơn với thị trường, và nhu cầu của người mua bởi vì thêu tay giá cả thường cao và khách hàng sẽ khó chấp nhận".
Quyết tâm giữ vững các giá trị truyền thống để làng nghề không bị mai một, làng thêu Đông Cứu cũng chủ động trong việc thành lập nên Hội nghề thêu truyền thống làng Đông Cứu, đồng thời được sự quan tâm và hỗ trợ của huyện xã nơi đây cũng mở các lớp nâng cao tay nghề cho những thợ thêu trẻ. Các cụ cao niên và các nghệ nhân cũng tổ chức lớp dạy bảo thế hệ trẻ nhằm gìn giữ bảo tồn phát huy nghề tổ, ngoài ra cũng duy trì giỗ tổ nghề vào ngày 12/6 âm lịch hàng năm.
Bài và ảnh: Thu Huyền, Thuỳ Linh
(CLO) Sau khi bật lửa, đốt giấy và hút thuốc bên trong nhà rông, 3 thiếu niên bỏ ra ngoài. Khoảng 5 phút sau quay lại thì thấy nhà rông đã bốc cháy.
(CLO) Honor Magic V3 chinh phục người dùng với thiết kế siêu mỏng 9,22mm, hiệu năng mạnh mẽ và trải nghiệm gập đỉnh cao, đặt tiêu chuẩn mới cho điện thoại gập hiện đại.
(CLO) UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn về chủ trương công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18.
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (Mã: CII) dự kiến quay số trúng thưởng cho cổ đông tham dự ĐHĐCĐ sắp tới. Lượng nợ vay vẫn đang cao gấp đôi vốn chủ, CII vẫn dự định huy động thêm 4.500 tỷ đồng trái phiếu.
(CLO) Oppo A5 Pro mới với chip Dimensity 7300, pin 6.000 mAh, màn hình AMOLED 6,7 inch, camera 50 MP và sạc nhanh 80W sẽ ra mắt tại Trung Quốc vào 27/12.
(CLO) Google đề xuất chia tách công cụ tìm kiếm mặc định giữa iPhone và iPad nhằm giải quyết tranh chấp chống độc quyền với Apple, liên quan đến thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD.
(CLO) Một người phụ nữ vô tội đang đứng trên tàu thì bị thiêu sống trong một vụ tấn công kinh hoàng. Thế nhưng, đã không có phản ứng của những người xung quanh: không ai giúp đỡ, thay vào đó, họ chỉ chăm chú quay phim. Cảnh sát đi ngang qua người phụ nữ đang bốc cháy cũng không có bất kỳ hành động cứu giúp nào.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã mở đầu Năm Thánh "Hy vọng" mang tính lịch sử của Giáo hội Công giáo và kêu gọi cải thiện thế giới, khi ngài dẫn đầu những người Công giáo La Mã trên toàn thế giới đón Giáng sinh vào đêm thứ Ba (24/12).
(CLO) Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Giáng sinh sang Nga theo giá trị hàng năm lên tới 4 triệu đô la vào tháng 11/2024.
(CLO) Chính phủ Nga đã phê duyệt danh sách các khu vực sẽ bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn hoạt động khai thác tiền điện tử bắt đầu từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/3/2031, TASS đưa tin vào thứ Ba (24/12), trích dẫn một tài liệu của chính phủ.
(CLO) Mùa Giáng sinh là cơ hội để nhiều người kiếm thêm thu nhập nhờ nghề đóng giả ông già Noel. Đây là công việc thời vụ được phổ biến vào tháng cuối năm, mang lại khoản thu nhập không nhỏ, đặc biệt là với các bạn trẻ.
(CLO) Tối 24/12, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về các nhà thờ nổi tiếng ở Hà Nội để đón Giáng sinh.
(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác đoàn tàu La Reine (hoàng hậu) phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt - Trại Mát để mang đến trải nghiệm mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách đi tàu.
(CLO) Chiều 24/12, tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức, Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường đã thông tin đến báo chí về việc Vịnh Hạ Long có nguy cơ bị loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới đang làm xôn xao mạng xã hội từ hôm qua đến nay.
(CLO) Theo báo cáo mới nhất, nạn đói ở Sudan đã bao trùm 5 khu vực và dự kiến sẽ lan rộng ra thêm 5 khu vực nữa vào tháng 5. Trong khi đó, các hoạt động quân sự đang cản trở việc cung cấp viện trợ nhân đạo, khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng.
(CLO) Ngày 25/12, theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh vừa phát hiện, xử lý nhóm đối tượng sử dụng ma túy trong căn hộ chung cư cao cấp tại TP Hạ Long.
(CLO) Chiều 24/12, tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức, Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường đã thông tin đến báo chí về việc Vịnh Hạ Long có nguy cơ bị loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới đang làm xôn xao mạng xã hội từ hôm qua đến nay.
(CLO) Chuỗi hoà nhạc “Happiness Concert” dự kiến sẽ diễn thường niên vào dịp Tết dương lịch và năm nay là số đầu tiên.
(CLO) Trước thềm Giáng sinh, giới trẻ tại Hà Nội tìm đến các địa điểm như: Nhà thờ, trung tâm thương mại, quán cafe được bày trí lộng lẫy, lung linh sắc màu để check-in tạo nên không gian ấn tượng, đầy ấm áp.
(CLO) 3 di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa gồm: Đền Đức Thánh Trung; đền Đức Thánh Hạ; đình Thái Bình vừa được xếp hạng cấp thành phố.
(CLO) Hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm sẽ được giới thiệu đến công chúng Thủ đô vào cuối tuần này.
(CLO) Trước những thông tin Vịnh Hạ Long bị UNESCO xem xét loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có những phản hồi về thông tin này, khẳng định thông tin trên là không chính xác.
Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Trà Cung đình Huế đã tạo dựng được vị thế ở trong nước và quốc tế. Với phương châm “Lấy khách hàng làm trung tâm - Uy tín, chất lượng, hiệu quả là ưu tiên hàng đầu” những năm qua, thương hiệu này đã có uy tín cao đối với người tiêu dùng.
(CLO) Những ngày nay, người dân làng So (xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại tất bật sản xuất miến để kịp cho các đơn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Màn pháo hoa rực rỡ chào đón năm mới cùng chương trình nghệ thuật sẽ diễn ra tối 31/12, tại quảng trường ga đi cáp treo núi Bà Đen.