(CLO) Không khí tại làng nghề trống Đọi Tam (Duy Tiên, Hà Nam) bắt đầu nhộn nhịp trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Các xưởng làm trống đều hoạt động hết công suất nhằm phục vụ cho lễ hội đầu năm.
Nằm dưới chân núi Đọi, làng nghề Đọi Tam nổi tiếng với nghề làm trống lâu đời, với hơn 1.000 năm lịch sử. Đây cũng là quê hương của hai quả trống Sấm lớn nhất Việt Nam và dàn trống hội phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Không khí tại làng nghề trống Đọi Tam đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Ảnh: Quỳnh Anh
Đến làng nghề những ngày đầu năm, không khí lao động tất bật, nhộn nhịp đã quay trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Tiếng người lao động, tiếng của máy bào, máy xẻ, tiếng trống rộn ràng vọng ra từ những hộ gia đình làm trống.
Nhằm phục vụ cho các lễ hội đầu năm mới, nhiều xưởng sản xuất tại làng nghề trống Đọi Tam phải chạy hết công suất phục vụ cho hàng loạt đơn hàng sản xuất.
Nhằm phục vụ cho các lễ hội vui xuân, làng nghề phải hoạt động hết công suất. Ảnh: Quỳnh Anh
Theo nhiều người thợ làm trống tại đây, nghề làm trống túc tắc quanh năm nhưng khoảng thời gian trước Tết và sau Tết là dịp làng nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất. Đây là mùa bận rộn hơn cả bởi các lễ hội hầu hết được tổ chức vào dịp này.
“Trước Tết, gia đình tôi đã sản xuất một lượng hàng lớn nhưng đều đã bán hết. Khắp nơi cũng gọi điện hỏi nhưng xưởng tôi đã hết hàng, giờ xưởng phải bắt tay vào làm luôn để kịp cung ứng ra thị trường”, anh Trung, chủ xưởng sản xuất trống tại Đọi Tam cho biết.
Nghề làm trống túc tắc quanh năm nhưng khoảng thời gian trước Tết và sau Tết là mùa bận rộn hơn cả. Ảnh: Quỳnh Anh
Được biết, nguyên liệu để làm trống gồm gỗ mít và da trâu. Gỗ được thu mua từ nhiều nơi chủ yếu là Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Còn da trâu nhập từ các lò mổ.
Chia sẻ về bí quyết thành công của nghề trống Đọi Tam, anh Trung cho hay để có được chiếc trống tốt thì quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu.
“Gỗ phải là loại gỗ mít già, có độ cong theo đúng yêu cầu từng loại trống. Da trâu được nạo sạch mặt, sau đó căng, phơi rồi sấy và cắt thành mặt trống để dai, không mục, mủn”, anh Trung cho hay.
Nguyên liệu chính để làm trống gồm gỗ mít và da trâu. Ảnh: Quỳnh Anh
Anh Hoàng, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề cho biết, để hoàn thành một chiếc trống, người dân làng Đọi Tam phải trải qua 3 công đoạn chính: Làm da, làm tang và bưng trống.
“Da trâu sẽ được cạo lớp phôi cho mỏng rồi đem phơi khô. Tang trống được làm bằng gỗ mít khô, xẻ cong. Mỗi cây gỗ được chia làm nhiều dăm. Người thợ làm trống sẽ làm cho các dăm gắn kết lại với nhau bằng keo sữa, tạo thành trống kín, khít, tròn. Dăm trống không được phép nối vì sẽ ảnh hưởng tới âm thanh” anh Hoàng nói.
Để hoàn thành một chiếc trống, người dân làng Đọi Tam phải trải qua 3 công đoạn chính: Làm da, làm tang và bưng trống. Ảnh: Quỳnh Anh
Đặc biệt, bưng trống là công đoạn quan trọng nhất, quyết định tiếng trống theo mục đích của người làm trống. Để có được tiếng trống như ý phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người làm, vì mỗi loại trống có yêu cầu về âm thanh khác nhau như độ vang, rền và độ đanh.
Trống được bán ra thị trường dao động ở nhiều mức giá tùy thuộc vào kích cỡ và chất liệu. Cũng theo anh Hoàng, chiếc trống đắt hay rẻ thì phụ thuộc vào tang gỗ. Cùng là chất liệu từ gỗ mít nhưng rẻ nhất là tang rác (cỏ gỗ mít) màu trắng. Còn loại giá cao là 100% là lõi mít không có sâu và mắt có màu vàng và đậm hơn. Giá bán loại này cao hơn nhiều lần, có thể gấp 3 đến 4 lần bình thường.
Bưng trống là công đoạn quan trọng nhất, quyết định tiếng trống theo mục đích của người làm trống. Ảnh: Quỳnh Anh
Với bản tính năng động, nhạy bén, người thợ làng nghề trống Đọi Tam luôn luôn tìm tòi và sáng tạo, các sản phẩm luôn đáp ứng được thị hiếu, thẩm mỹ của người sử dụng. Đó chính là sự đa dạng hoá các sản phẩm, sáng tạo nhiều chủng loại, kiểu dáng trống mới.
Vì vậy, nghề làm trống nơi đây không chỉ là nghề kiếm sống của một bộ phận người lao động mà còn lưu giữ và truyền bá nét đẹp văn hoá truyền thống của làng trống Đọi Tam đến với người dân trên cả nước khi trống Đọi Tam trên khắp các vùng miền.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 2/4, tại Hội sở chính, Quân chủng Hải quan đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát động chương trình “HiGreen Trường Sa” với mục tiêu trong một triệu cây xanh tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam
(CLO) Khởi công xây dựng từ năm 2014 với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng sau thời gian dài không được sử dụng, bỏ hoang lãng phí; nhiều hạng mục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã có dấu hiệu xuống cấp.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.